(Phần 2)
📌Hãy sử dụng phương tiện giao thông công cộng.
Nếu, giống như một số người Mỹ, bạn sống ở một nơi mà có phương tiện giao thông công cộng về cơ bản là không tồn tại thì bạn có thể bỏ qua phần này.
Tuy nhiên, nếu bạn đang sống ở một nơi với hệ thống giao thông công cộng lớn thì tôi khuyến khích bạn hãy sử dụng nó. Trong khi sử dụng giao thông công cộng ít chủ động hơn là đi bộ hay đạp xe, nhưng tính ra vẫn là năng động hơn việc đi xe riêng.
Để bắt đầu, bạn cần phải đi bộ đến trạm dừng (hoặc đôi khi là chạy thật nhanh). Và khi bạn đã lên xe, bạn cần phải để ý điểm dừng của mình và xuống xe mà không có bất kỳ sự trì hoãn nào. Bạn có thể phải đứng nếu không còn chỗ ngồi nào.
Không chỉ điều này khiến việc đi lại trở nên năng động hơn, mà nó còn giúp bạn trở nên hứng thú hơn với thành phố của bạn và với những người sống ở đó (khác với việc phóng xe vèo vèo trên đường, điều mà khiến bạn bị cô lập với cuộc sống xung quanh)
📌Địa điểm đi bộ.
Hãy lưu ý rằng mục này không phải có tên là “hãy đi bộ”. Trong khi tôi khá thích những cuộc tảo bộ mà không có mục đích cụ thể và thường chỉ để suy nghĩ hay giải trí, thì bạn có thể sử dụng chuyến đi bộ của mình để hoàn thành một công việc vặt nào đó.
Chắc chắn rằng điều này không thể khả thi nếu bạn sống ở một nơi nào đó không an toàn cho người đi bộ và ở xa so với hàng quán mà bạn cần đến, Nhưng nếu bạn sống ở một nơi có thể đi bộ, vậy thì hãy thử ngay đi!
Hãy chú ý rằng điều này có thể yêu cầu bạn thay đổi định nghĩa của mình về việc “có thể đi bộ được”. Tôi biết một vài người cho rằng việc đi bộ quá 10 phút có thể quá nhiều. Nhưng nhìn chung, nếu bạn có thể đi đến đó trong ít hơn 20 hoặc 30 phút thì nó không thực sự xa đến như thế.
Khi bạn đi bộ để làm việc vặt hay đi đến sự kiện thì bạn sẽ nhận được hai lợi ích. Một là bạn sẽ đến được nơi cần đến và hai là bạn sẽ có thể giảm nhẹ đi quá trình tập luyện thể thao. (phụ thuộc vào tốc độ đi bộ của bạn)
📌Nơi đạp xe.
Nếu vị trí đi bộ đã khiến bạn trở nên hứng thú hơn về những hình thức phương tiện công cộng thì việc đạp xe sẽ khiến mọi thứ đạt đến một tầm cao mới.
Những điểm đến mà không thể đi bộ đến sẽ trở nên thật dễ dàng khi đạp xe. Hơn nữa, bạn có thể gắn thêm giỏ xe hoặc túi đựng ở trên xe của bạn để tăng cường số thứ bạn có thể mang theo so với việc đi bộ.
Không cần phải nói, việc đạp xe là một dạng phương tiện giao thông công cộng vô cùng hiệu quả. Như Jeff Speck đã giải thích trong Walkable city rằng: việc sử dụng cùng một mức năng lượng dùng cho việc đi bộ để đạp xe thì sẽ giúp bạn đi xa hơn gấp 3 lần. Và không giống như đi xe ô tô, bạn không cần phải trả thêm bất kỳ phí xăng xe nào.
Và đối với nơi đi bộ, việc sử dụng xe đạp của bạn cho việc di chuyển sẽ khiến cơ thể thon gọn hơn. Một vài lợi ích về sức khỏe bao gồm: giảm stress, tăng cường sức mạnh của cột sống, và cải thiện cân nặng.
Thêm vào đó, không biết tôi đã đề cập đến việc đạp xe vui như thế nào chưa nhỉ?
📌Hãy loại bỏ những ám ảnh của bạn về sự tiện lợi.
Nếu tôi có thể kết luận bài viết này chỉ trong vài dòng thì nó sẽ như thế này: “Để có thể trở nên năng động hơn trong cuộc sống bình thường, hãy ngừng việc đặt sự tiện lợi là ưu tiên”
Sống ở một đất nước khác, tôi nhận ra một trong những định nghĩa về đặc điểm của người Mỹ chính là sự tiện lợi. Chúng tôi có cửa hàng mà ở đó có thể mua tất cả mọi thứ từ đồ chơi cho đến giấy vệ sinh, hệ thống giao thông được xây dựng cho việc đi lại nhanh chóng của phương tiện giao thông và thang cuốn giúp chúng tôi thoát khỏi việc đi bộ.
Trong khi việc tiện lợi không hẳn là một điều xấu (tôi chắc chắn rằng tôi rất nhớ việc mua tất cả mọi thứ chỉ với một lần dừng lại khi còn ở nước ngoài), thì một cuộc sống tiện lợi hiếm khi là một cuộc sống khoẻ mạnh nhất. Để có thể trở nên năng động hơn trong cuộc sống hằng ngày, bạn phải chịu đựng một vài sự không thoải mái hay không tiện lợi.
Ít ra thì nó chỉ là ban đầu. Nhưng một khi bạn nhận ra một cuộc sống năng động có thể thu hút hơn, quan trọng hơn và vui hơn, những ám ảnh của bạn về việc tiện lợi sẽ bắt đầu mờ nhạt đi.
__________________________________________
- Tác giả: Ransom Patterson.
- Dịch giả: Phạm Hồng Anh
- Link phần 1: TẠI ĐÂY
- Link gốc: TẠI ĐÂY
- Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Dịch giả: Phạm Hồng Anh – Nguồn: iVolunteer Vietnam”.
Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/4870
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
iVolunteer Vietnam mạng xã hội chia sẻ, tổng hợp các thông tin cơ hội tình nguyện, học bổng, khoá học online hữu ích dành cho sinh viên & giới trẻ Việt Nam. Với các thông tin được cộng đồng chia sẻ, chúng mình thường KHÔNG có liên hệ trực tiếp với ban tổ chức hay đầu mối liên lạc của chương trình! Bạn vui lòng xem thêm thông tin tên đơn vị tổ chức chương trình (tìm qua facebook hoặc google) & nội dung chi tiết đính kèm, email/SĐT liên hệ (nếu có) ở link bài đăng trên fanpage và website https://ivolunteer.vn để tìm hiểu rõ hơn.
Lượt xem: 11