💬 Có rất nhiều câu chuyện thú vị chỉ có ở nơi làm việc. Cơ quan là nơi chúng ta được làm quen và nâng cao kinh nghiệm, dành tặng nhiều bài học cho chính bản thân lẫn mọi người xung quanh. Nhưng liệu rằng chuyện gì sẽ xảy ra nếu cách nói chuyện ở nơi làm việc thay đổi? Văn hóa doanh nghiệp sẽ có những thích ứng thế nào với những thách thức này?
Giám đốc điều hành hay tự nhủ rằng mình cần quan tâm đến – thế hệ Z (từ giữa những năm 90 đến giữa năm 2000) ở nơi làm việc. Trong khi gen Y là thế hệ được xem là những người thính nhảy việc hoặc hơi lười biếng, “Những đứa trẻ” Gen Z được mài giũa như những chuyên gia “tuy nhỏ nhưng có vỏ”, nghiêm túc, chăm chỉ, bởi chúng biết chính xác những dự tính trong tương lai. Theo quan điểm của bạn, những nhận thức này liệu có quan trọng? Có lẽ quá sớm để thốt lên rằng điều này là đúng hay sai, nhưng nó chắc chắn ẩn chứa một ý nghĩa quan trọng nhất định.
Bất kể những điều này diễn ra như thế nào, không thể phủ nhận rằng Gen Z sẽ mang đến làn sóng mới, thách thức mới và nâng cao cơ hội nơi làm việc. Theo sau đây là 5 điều chúng ta nên biết về Gen Z:
⭐ Gen Z am hiểu công nghệ hơn
Gen Z là thế hệ dẫn đầu lớn lên trong một thế giới bão hòa với công nghệ — từ máy tính đến điện thoại thông minh, cho đến rất nhiều ứng dụng. Do đó, tuổi thơ gắn liền với kỹ thuật số đã giúp họ vượt lên trên cả những người cùng độ tuổi trong thế hệ trước. Theo một nghiên cứu gần đây của công ty tư vấn toàn cầu Accenture, các thành viên của Thế hệ Z đã quen với việc sử dụng iPhone, và xem Android, Facebook và Xbox là công cụ công nghệ tiêu chuẩn, họ sử dụng công nghệ thành thạo hơn so với những người ở thế hệ Gen Y.
Seth Geiser, giám đốc điều hành của Accenture’s Customer & Marketing Insights cho biết: “Sự xuất hiện của Thế hệ Z trong vai trò là người tiêu dùng và lực lượng lao động đang trở nên phổ biến hơn, nhưng thói quen tiêu dùng và cách sử dụng phương tiện truyền thông độc đáo của họ đã ảnh hưởng đến các công ty và thương hiệu”. “Để kết nối với đối tượng này, các công ty sẽ cần phải thích ứng. Tất cả mọi người từ các nhà tiếp thị đến các nhà lãnh đạo doanh nghiệp phải hiểu được tính cách và xu hướng thực sự của thế hệ này ”.
⭐Thế hệ Z và sự phát triển của mạng xã hội
Trong khi các thành viên của Thế hệ X kết nối với nhau thông qua các nhóm do công ty tài trợ như AOL Instant Messenger, thì Thế hệ Z đã tự mình kết bạn hoặc hủy kết bạn trực tuyến. Điều này khiến nhiều người tự hỏi họ sẽ cư xử như thế nào ở nơi làm việc.
Robert Hatta, tác giả cuốn Hướng dẫn sử dụng Facebook dành cho người trên 50 tuổi, cho biết: “Mạng xã hội được giới trẻ xem như “người nuôi duong74” vì chúng đã lớn lên cùng với công nghệ thông tin”. Nghĩa là “Giới trẻ sẽ lớn lên, đi làm và mong muốn được kết nối 24/7.”
Và điều này hoàn toàn đúng. Theo một nghiên cứu gần đây của Intel, Thế hệ Z dành khoảng 18 giờ sạc pin mỗi tuần — tức là nhiều hơn khoảng 3,5 giờ so với Gen Y mỗi tuần.
⭐ Thế hệ Z xem mình là doanh nhân
Một nghiên cứu gần đây của Gallup cho thấy những người trẻ tuổi coi khởi nghiệp là một lựa chọn nghề nghiệp hấp dẫn: 76% người thuộc thế hệ Z tin rằng một người có thể bắt đầu việc kinh doanh cho riêng mình và vẫn kiếm được nhiều tiền; 82% người thì muốn điều hành công ty của riêng họ trong tương lai.
John Zogby, chủ tịch của JZ Analytics, một công ty nghiên cứu ở New Jersey, cho biết: “Ở nhiều khía cạnh, họ là những người chống lại thế hệ X”. ” Thế hệ Z có số lượng đông đảo và chiếm ưu thế nhiều so với thế hệ X, vì vậy, họ phải làm điều gì đó khác biệt khi nói đến công việc.”
⭐ Gen Z sáng suốt trong việc lựa chọn nghề nghiệp
Không giống như các thành viên của Gen Z, Gen Y không được ai hướng dẫn rằng họ phải có cho mình định hướng nghề nghiệp cụ thể. Đây có thể là lý do tại sao một số người thuộc Thế hệ Z đang dành thời gian để suy nghĩ về những gì họ muốn trong sự nghiệp của mình. Theo một nghiên cứu gần đây của Ernst & Young, 34% Gen Z cho biết họ không chắc liệu mình có ở lại công việc đầu tiên của mình lâu hơn hai năm hay không, nhiều người thậm chí có khả năng đảm nhận những công việc ít được biết đến hơn như những công việc chăm sóc trẻ sơ sinh.
Jim Link, đối tác quản lý của tổ chức Ernst & Young về đào tạo tài năng cho biết: “Thế hệ Z không quá nuông chiều bản thân khi còn trẻ, họ làm vậy vì sự nghiệp của họ sau này. “ Khi bắt đầu, Gen Z có thể sẽ cần được hướng dẫn và huấn luyện,vì quá trình này giúp họ hiểu xu hướng khởi nghiệp ban đầu có thể giúp ích hoặc cản trở công việc của họ như thế nào.”
⭐ Gen Z tìm kiếm sự ổn định trong công việc
Tiếp nối các phần trước, ý kiến này cho rằng này các thành viên của Gen Z đang tìm kiếm những công việc mang lại sự ổn định hơn so với thế hệ gen Y. Theo Khảo sát thực tập sinh năm 2015 của Vault, chỉ 7% Gen Z cho rằng tìm được việc ở mức đầu vào là hấp dẫn vì chúng mang lại ít cơ hội phát triển. Các xu hướng cho rằng cả người chủ lẫn người lao động nên nhấn mạnh cơ hội phát triển nghề nghiệp khi đưa ra các gói lương thưởng.
Kate O’Sullivan thuộc gen Z, là thành viên diễn đàn và người sáng lập GenZGuru.com viết rằng: “Sau khi chứng kiến các thế hệ cũ phải vật lộn qua nhiều năm sa thải và cắt giảm nhân sự, chúng tôi không có khả năng nhảy việc ngay từ lần đầu tiên – ngay cả khi đó là cơ hội trả lương cao – bởi vì chúng tôi nhận ra rằng có những thứ khác cũng mang lại hạnh phúc và thành công”, “Khi Thế hệ Z bắt đầu tham gia vào lực lượng lao động, họ sẽ tìm cách gia nhập các công ty có danh tiếng – nơi cung cấp cơ hội để nâng cao trình độ và đào tạo, so với các thế hệ trước – những người có xu hướng xem trọng mức lương khi trước khi nhận lời mời làm việc cho 1 công ty.”
⭐ Nhân viên thế hệ Z sẽ tìm kiếm cơ hội được tư vấn
Theo một nghiên cứu gần đây của Ernst & Young, chỉ 40% Gen Z’ers cho biết họ đã “chuẩn bị đầy đủ” cho sự nghiệp của họ sau khi tốt nghiệp đại học. Nghiên cứu tương tự cũng cho thấy những người cố vấn đóng một vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn và hỗ trợ những nhân viên trẻ tuổi. 66% những người được khảo sát cho biết họ đôi khi hoặc thường cảm thấy thoải mái hơn khi thảo luận về những thách thức nghề nghiệp của họ với một người cố vấn lớn tuổi hơn là với cha mẹ của họ.
“Người cố vấn cho gen Z có thể là bất kỳ ai: đồng nghiệp trong công ty, người được họ tôn trọng (chẳng hạn như cha mẹ) và thậm chí là những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội” – theo O’Sullivan.
“Họ đưa ra lời khuyên nghề nghiệp không phải vì lòng vị tha hay thương cảm mà vì họ thật sự muốn giúp đỡ – vì họ thích.”
Khi Thế hệ Z gia nhập lực lượng lao động, họ sẽ mang nhiều điều mới mẻ so với những giá trị đã thấy ở các thế hệ trước. Ví dụ, họ có nhiều khả năng tìm kiếm sự ổn định và cơ hội được lắng nghe nhận xét từ chuyên gia thay vì được trả lương cao hoặc nhận những vị trí ít có cơ hội phát triển sau này. Do đó, các nhà tuyển dụng nên có xu hướng nhấn mạnh việc phát triển chuyên môn hơn khi thu hút nhân tài về làm cho công ty của mình.
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích!
- Theo: opportunity.desk
- Người dịch: Trần Hoàng Thy
- Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là: “Người dịch: Trần Hoàng Thy – Nguồn iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/7319
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
iVolunteer Vietnam mạng xã hội chia sẻ, tổng hợp các thông tin cơ hội tình nguyện, học bổng, khoá học online hữu ích dành cho sinh viên & giới trẻ Việt Nam. Với các thông tin được cộng đồng chia sẻ, chúng mình thường KHÔNG có liên hệ trực tiếp với ban tổ chức hay đầu mối liên lạc của chương trình! Bạn vui lòng xem thêm thông tin tên đơn vị tổ chức chương trình (tìm qua facebook hoặc google) & nội dung chi tiết đính kèm, email/SĐT liên hệ (nếu có) ở link bài đăng trên fanpage và website https://ivolunteer.vn để tìm hiểu rõ hơn.
Lượt xem: 35