Kỹ Năng

6 Kỹ Năng Quan Trọng Đối Với Kỹ Sư Công Nghiệp

Công việc của một kỹ sư công nghiệp đòi hỏi những kỹ năng hoàn toàn riêng biệt. Bất kể những trình độ chuyên môn hiện có của bạn như thế nào, việc biết những kỹ năng quan trọng nhất đối với kỹ sư công nghiệp có thể phát triển lợi thế của bạn trong lĩnh vực này. Khám phá những tố chất và chứng chỉ cụ thể mà bạn cần cho công việc kỹ sư công nghiệp thành công có thể là một bước vô cùng hữu ích và bạn có thể đạt được nó thông qua những nghiên cứu tìm hiểu.

💥Thế nào là một kỹ sư công nghiệp?

Kỹ sư công nghiệp thiết kế, sáng tạo, kiểm tra và đánh giá rất nhiều phương thức quản lý quy trình sản xuất công nghiệp. Nhiệm vụ chính của họ là khám phá những phương thức mới khiến cho quy trình sản xuất hiệu quả hơn và họ làm vậy bằng cách thực hiện những hệ thống tích hợp tất cả các thành phần sản xuất của một sản phẩm hoặc dịch vụ, như công nhân, máy móc, nguyên liệu thô, năng lượng và thông tin. Một số nhiệm vụ phổ biến nhất của kỹ sư công nghiệp là:

  • Phân tích những thành phần khác nhau của quy trình sản xuất, như lịch trình, tiến độ và thông số kỹ thuật, với mục đích nắm rõ tất cả các phương pháp và hoạt động liên quan
  • Tạo hệ thống điều khiển quản lý để cải thiện phân tích chi phí và lập kế hoạch tài chính hiệu quả
  • Giảm chi phí và các các vấn đề sản xuất bằng cách thực hiện quy trình kiểm soát chất lượng
  • Khám phá những phương pháp mới để nâng cao hiệu quả của quy trình sản xuất và cung cấp dịch vụ
💥Những kỹ năng mà kỹ sư công nghiệp cần có là gì?

Những kỹ năng của kỹ sư công nghiệp là một hệ thống những khả năng đặc biệt cho phép những kỹ sư công nghiệp thể hiện vai trò của mình một cách thành công. Được giao một vai trò hết sức phức tạp, một kỹ sư công nghiệp thành công yêu cầu sự kết hợp giữa những kỹ năng mềm và kỹ năng cứng. Bên cạnh hiểu biết chuyên ngành công nghiệp, họ cần những kỹ năng để có thể thiết kế những hệ thống và tiến trình cụ thể, thực hiện chúng và đánh giá tác động của chúng.

💥6 Kỹ năng của kỹ sư công nghiệp để đề cập trong bản lý lịch nghề nghiệp của bạn

1. Giải quyết vấn đề

Một kỹ sư công nghiệp với vai trò chính nhằm thúc đẩy hệ thống và tiến trình sản xuất hiệu quả hơn, việc có khả năng giải quyết vấn đề thuần thục là một trong những kỹ năng quan trọng nhất đối với công việc này. Khả năng này có nghĩa là những kỹ sư công nghiệp thành công có thể phát hiện những vấn đề khác nhau, phân tích bản chất và nguyên nhân của chúng, thiết kế những phương pháp để giải quyết chúng và thực hiện những phương pháp đó. Quy trình này đòi hỏi một tập hợp các kỹ năng phụ riêng biệt, chẳng hạn như tư duy phê phán và khả năng tập trung.

2. Giao tiếp

Vì hầu hết những quy trình công nghiệp có sự tham gia của rất nhiều công nhân và các bộ phận khác nhau, những kỹ sư công nghiệp cần kỹ năng giao tiếp chữ viết và lời nói xuất sắc để thành công phối hợp và thực hiện kế hoạch và các quy trình của họ. Thành công thể hiện chức trách yêu cầu khả năng duy trì giao tiếp cùng lúc với các bộ phận khác nhau và thuyết phục công nhân và quản lý rằng phương pháp bạn muốn thực hiện có thể cải thiện hiệu quả công nghiệp. Sự quản lý thành công các mối quan hệ với mọi người tham gia quy trình phát triển và sản xuất thường đem lại kết quả sản phẩm cao hơn.

3. Kế hoạch dự án

Kỹ năng lên kế hoạch dự án cực kỳ cần thiết với các kỹ sư công nghiệp, vì họ cần phối hợp nhân sự và máy móc cùng một phương pháp đảm bảo dự án được hoàn thành đúng thời gian và đáp ứng tiêu chuẩn. Mỗi một dự án đều yêu cầu lượng công nhân và thiết bị công nghệ tối ưu nhất, với những kỹ sư công nghiệp cần quyết định số lượng mà không tổn hao quá nhiều hoặc quá ít tài nguyên của công ty. Điều này bao hàm cả việc sắp xếp nhân công dựa trên những kiến thức chuyên môn và sự phù hợp của họ và tạo ra lập trình nghiêm ngặt đối với việc sử dụng máy móc.

4. Quản lý chất lượng

Với nhiệm vụ chính của các kỹ sư công nghiệp là thúc đẩy tiến trình hiệu quả hơn, họ trước tiên cần có khả năng xác định những phần cần khắc phục, cải thiện. Điều này yêu cầu họ quản lý sự vận hành điều khiển chất lượng và tiếp tục tìm kiếm yếu tố của tiến trình phát triển và sản xuất phụ thuộc vào tiêu chuẩn. Là một phần của quy trình kiểm soát chất lượng, họ cũng phải quản lý các mối quan hệ với các nhà cung cấp và đảm bảo tất cả các thành phần thô đều đạt tiêu chuẩn chất lượng nhất định.

5. Tư duy phê phán

Những kỹ sư công nghiệp thường cần phải sử dụng logic và lý luận để xác định những lợi thế và bất lợi của từng phương pháp đề xuất. Tư duy phê phán cũng giúp họ giải quyết những vấn đề phức tạp và những phương pháp thực hiện sửa đổi hay giảm bớt chúng bằng cách sử dụng tối ưu lượng tài nguyên công ty. Với khoảng thời gian và tài nguyên hạn chế lãng phí, họ cũng phải suy nghĩ cân đo khi ưu tiên một hành động hơn một hành động khác.

6. Quản lý

Công việc của kỹ sư công nghiệp tham gia quản lý nhân sự và tài nguyên. Họ cần xác định những công nhân phù hợp nhất với từng nhiệm vụ, truyền động lực cho họ duy trì tiêu chuẩn chuyên ngành cao và trực tiếp chỉ đạo công việc của họ. Đối với việc quản lý tài nguyên, họ cần đảm bảo rằng tất cả thiết bị, cơ sở vật chất và nguyên liệu thô phù hợp và được sử dụng hợp lý.

💥4 chứng chỉ yêu cầu của kỹ sư công nghiệp

Cân nhắc đạt được những chứng chỉ sau để cải thiện triển vọng công việc với vai trò kỹ sư công nghiệp:

1. Chứng chỉ 6 sigma đai đen

Đạt được chứng chỉ này thể hiện rằng bạn có khả năng để dẫn dắt đội nhóm, nắm rõ được những chức năng của các mối quan hệ, những vai trò khác nhau và những trách nhiệm cụ thể. Yêu cầu đầu vào của chứng chỉ là có ít nhất hai năm đào tạo và huấn luyện sau trung học phổ thông và ít nhất hai năm kinh nghiệm làm việc liên quan. Bài kiểm tra bao gồm 150 câu hỏi và tối đa trong vòng 4 giờ và cần đổi mới mỗi 3 năm một lần.

2. Chứng nhận chuyên gia quản lý dự án(PMP)

Đạt được chứng nhận chuyên gia quản lý dự án cho những nhà tuyển dụng tiềm năng hiện tại thấy rằng bạn đặc biệt thành thạo trong việc quản lý dự án. Chứng chỉ này có những yêu cầu kinh nghiệm và giáo dục nhất định, như bằng tốt nghiệp bốn năm, ít nhất 36 tháng kinh nghiệm dẫn dắt dự án và 35 giờ huấn luyện quản lý dự án. Bài kiểm tra chứng chỉ đánh giá khả năng ứng viên chứng minh sự hiểu biết quản lý dự án trong các giai đoạn khác nhau của một dự án, chẳng hạn như ngay từ giai đoạn bắt đầu, lập kế hoạch, thực hiện, giám sát, kiểm soát và kết thúc.

3. Chứng chỉ kỹ sư sản xuất (CMfgE)

Chứng chỉ này cực kỳ thích hợp nếu bạn muốn cải thiện trình độ của mình với vai trò là một kỹ sư công nghiệp chuyên sâu về quy trình sản xuất, chế tạo. Theo đuổi chứng chỉ này đòi hỏi ít nhất tám năm kinh nghiệm và giáo dục tổng hợp liên quan đến sản xuất chế tạo, với ít nhất 4 năm trong số 8 năm đó phải có kinh nghiệm làm việc trực tiếp. Bài kiểm tra của chứng chỉ này tối đa trong vòng bốn tiếng và đề mở. Thí sinh tham gia nhận được khoảng 180 câu hỏi đa lựa chọn từ tài liệu đọc được đề xuất trước đó. Thí sinh với số điểm ít nhất đạt 60% được coi là thành công.

4. Chứng nhận chất lượng kỹ sư (CQE) 

Chứng nhận này thể hiện rằng bạn nắm rõ những quy tắc chính của việc kiểm soát chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Thí sinh cần có ít nhất hai năm kinh nghiệm làm việc là bài kiểm tra bao gồm 175 câu hỏi đa lựa chọn, đạt điểm 160 trở lên sẽ được ghi nhận. Chứng nhận yêu cầu đổi năm mỗi 3 năm một lần.

_________________________________________

Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích!

  • Theo: indeed
  • Người dịch: Nguyễn Thị Thu Hà
  • Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Nguyễn Thị Thu Hà – Nguồn iVolunteer Vietnam”

 

 

Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/10435

Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ