Dành cho những người yêu việc học ngôn ngữ, khám phá là điều giúp chúng ta cải thiện kỹ năng của mình. Đối với các học giả, chính sự tò mò đó khiến họ tập trung vào giải mã những chữ viết cổ từ các nền văn minh cổ đại. Nhưng một số mã khóa khó giải hơn những mã khác. Dưới đây là sáu loại chữ viết mà ngay cả những chuyên gia vẫn chưa tìm ra!
💥LINEAR A
Câu chuyện của Linear A được liên kết với câu chuyện của Linear B, và hai loại chữ viết này được kết nối với hai nền văn hóa cổ đại: người Minoans và người Mycenaeans.
Người Minoans là những người đầu tiên phát triển nền văn minh ở Hy Lạp, trên đảo Crete, nhưng họ biến mất khá đột ngột vào năm 1450 trước Công nguyên. Tại sao và như thế nào vẫn còn là một bí ẩn, nhưng một số người cho là do một vụ phun trào núi lửa và sóng thần kế tiếp theo đã phá hủy cơ sở hạ tầng và hạm đội của người Minoans, dẫn đến sự đổ vỡ về thương mại đã gây ra sự sụp đổ của họ. Một thứ vẫn còn sót lại sau sự biến mất của nền văn minh của họ là hệ thống chữ viết của họ, đã được lưu giữ trên các phiến đất sét. Khi một nhà khảo cổ học nổi tiếng người Anh, Sir Arthur Evans, phát hiện ra những phiến đất vào cuối thế kỷ 19, ông gọi đó là chữ viết người Minoan là “Linear A” vì nó được viết theo kiểu thẳng đứng.
Chính xác vào khoảng thời gian sự biến mất của người Minoans vào giữa thế kỷ 15 trước Công nguyên, nền văn minh người Mycenaeans đã xuất hiện trên khắp Aegean bắt đầu từ Crete, trên đất liền Hy Lạp. Như người Minoans, người Mycenaeans cũng lưu giữ những bản ghi chữ viết lên những phiến đất sét. Bằng chứng cho thấy họ trực tiếp bắt chước phương pháp người Minoan, thậm chí dùng hầu hết các kí hiệu giống nhau. Do gần giống nhau, nên những chữ viết trên phiến đất của người Mycenaean được đặt cho cái tên là “Linear B.”
💥Một thần đồng với tư duy đột phá
Linear B đã được giải mã thành công cách đây 50 năm bởi Michael Ventris, một người kiến trúc sư và người đam mê ngôn ngữ nghiệp dư người Anh. Ventris là một thần đồng về ngôn ngữ: ông ta tự học tiếng Ba Lan khi mới 6 tuổi, học tiếng Thụy ĐIển chỉ sau hai tuần ở Thụy Điển, và còn có thể đọc và viết bằng tiếng Hy Lạp và tiếng Latin. Ventris bắt đầu quan tâm đến Linear B sau khi tham dự một bài giảng về chủ đề này của Evans. Cho đến lúc đó, hầu hết các học giả tin rằng Linear B là một ngôn ngữ riêng biệt, nhưng Ventris lại nghĩ ngược lại: anh ấy tin rằng Linear B là tiếng Hy Lạp được viết bằng một chữ viết khác. Dựa trên giả định rằng đó là một dạng chữ viết từ sớm của tiếng Hy Lạp, ông ta đã có thể giải mã Linear B sau khi phát hiện ra rằng những từ được lặp lại nhiều nhất là tên của các khu định cư Cretan như Knossos.
Sau phát hiện của Ventris, các học giả khác đã áp dụng kiến thức Linear B cho Linear A, nhưng có một vấn đề chính: Linear A không phải một chữ viết Hy Lạp khác, mà là một ngôn ngữ hoàn toàn khác. Do đó, nền văn minh đánh cá nguyên thủy trên đảo Crete tiếp tục gây khó khăn cho các học giả.
💥Đáng ngại về các mảnh vỡ
Vậy, điều gì khiến Linear A khó phá vỡ như vậy? Thứ nhất, có rất nhiều kí hiệu trong Linear A mà cách phát âm và mục đích của nó vẫn là một dấu chấm hỏi. Tám mươi phần trăm trong số những kí hiệu được tìm thấy trong Linear A không tìm thấy trong Linear B. Những mẫu bất thường và hiếm gặp này làm xáo trộn các nỗ lực dịch thuật. Thứ hai, Linear A dường như sử dụng các dấu tốc ký (những ký hiệu đại diện cho toàn bộ từ hoặc cụm từ) thêm nữa là các ký hiệu âm tiết. Những dấu tốc ký này có thể có nhiều ý nghĩa khác nhau phụ thuộc vào ngữ cảnh, giống như chữ viết tiếng Quan thoại. Để làm mọi thứ trở nên rối rắm hơn nữa, các từ trong Linear A đã được giải mã một cách không khớp với bất kì một ngôn ngữ nào cả về cách phát âm lẫn hình thái.
Trở ngại thứ ba, và có lẽ lớn nhất, đó là sự ít ỏi về ví dụ của Linear A. Chỉ 1,500 mảnh vỡ được biết đến, và hầu hết đều thiếu sót, chỉ với một vài ký tự, hoặc đã bị phá hủy. Đơn giản là không có đủ dữ liệu để áp dụng loại kỹ thuật toán học (tuyệt vời) mà Ventris sử dụng để mở khóa Linear B. Khi giáo sư Emmet Bennet (nhà cổ điển và nhà ngữ văn người Mỹ) đã tập hợp nhiều ví dụ của Linear B, số lượng gấp mười lần các mảnh vỡ có sẵn để nghiên cứu so với Linear A.
Có hy vọng nào cho việc giải mã Linear A không? Điều đó phụ thuộc nhiều vào việc đào bới hơn là vào trí óc. Đã đến lúc quay trở lại Crete và bắt đầu đào tìm thêm các mảnh vỡ của Linear A để chúng ta có thể giải đáp bí ẩn!
💥CHỮ TƯỢNG HÌNH CRETAN
100 năm trước khi Linear A xuất hiện (theo như các hiện vật khảo cổ học), người Minoan đã phát triển chữ tượng hình Cretan – hệ thống chữ viết tượng hình đầu tiên ở Châu Âu. Trong khi Linear A nổi bật với hình dạng thẳng đứng, thì các chữ tượng hình Cretan sử dụng các hình tượng trưng như mèo, bàn tay, tàu, và vũ khí với các ký hiệu trừu tượng hơn bổ sung cho chúng. Linear A cũng chủ yếu được khắc lên các phiến đất sét trong khi phần lớn các văn bản bằng chữ tượng hình Cretan được tìm thầy trên những vật thể nhỏ như những viên đá con dấu.
Hai hệ thống chữ viết khác nhau khả năng cao là bổ sung cho nhau. Linear A trên những phiến đất sét thường được sử dụng làm hồ sơ kế toán với danh sách các con số và đồ vật, các khoản liên quan đến bối cảnh hành chính hoặc quan liêu. Những viên đá con dấu với các chữ tượng hình được sử dụng để đóng dấu các văn bản của chúng lên những bề mặt khác, có thể như là ghi nhãn tên của chủ sở hữu trên hàng hóa.
Khó khăn trong việc giải mã nảy sinh từ sự ít ỏi của những mảnh vỡ – giống như những phiến đất Linear A của Minoans, có số lượng rất ít. Ngay cả khi các chữ tượng hình được so sánh với các kí hiệu Linear A và Linear B, không có gì về bản chất có thể phỏng đoán được từ chúng ngoại trừ vài thuật ngữ kế toán và địa danh có thể có. Ngôn ngữ này có thể không phải là tiếng Hy Lạp theo dạng Linear B và cũng không có gì chắc chắn về việc liệu các chữ tượng hình này có là hiện thân cho cùng một ngôn ngữ với người chị em cùng niên đại của nó, Linear A. Nếu có lời giải cho bí ẩn của các chữ tượng hình Cretan, nó vẫn bị chôn vùi trong một số ngôi đền hay lăng mộ nào đó chưa được khai phá.
💥CÁC KÝ HIỆU VINCA
Chế độ chính thống hiện nay nói rằng chữ được phát minh ra ở miền nam Mesopotamia ca. 3500 – 3000 Trước Công nguyên. Thuyết này thỉnh thoảng vẫn bị nghi ngờ bởi sự tồn tại của cái mà các học giả gọi là proto-writing hiện diện trong các ký hiệu Vinca. Nền văn hóa Vinca (có nghĩa là “mẹ”) phát triển mạnh mẽ ở Đông Âu từ năm 5500 đến 4500 trước Công nguyên. Chữ viết ban đầu được hiểu là biểu tượng, nhưng những khám phá sâu hơn về các ký hiệu tương tự trong khu vực đã khiến các học giả đánh giá lại những hiện vật này có khả năng mang tính ngôn ngữ.
Chúng bắt nguồn từ nền văn minh Thung lũng Danube, phát triển mạnh ở Balkan và là một trong những nền văn minh lâu đời nhất được biết đến ở Châu Âu. Bí quyết của Vinca gồm có kéo sợi và dệt, chế biến da và sản xuất quần áo, chế tác gỗ, đất sét và đá, công cụ bằng đồng, kiến trúc và đồ nội thất tiên tiến trong khi phần lớn châu Âu vẫn đang sống trong thời kỳ đồ đá. Trên hết, họ đã phát minh ra bánh xe, được cho là phát minh công nghệ quan trọng nhất trong lịch sử loài người, sánh ngang với động cơ hơi nước và máy tính. Nền văn hóa có lẽ khá theo chế độ mẫu hệ và hoàn toàn là quân bình trong trật tự xã hội của nó.
💥Mẹ đẻ của tiếng Minoans?
Cho đến nay, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy khoảng 700 kí hiệu Vinca, một con số tương tự với các chữ tượng hình cổ của Ai Cập hiện được xếp vào danh mục. Những ngôn ngữ viết được cho là của họ vẫn còn gây nhiều khó khăn. Các học giả đã tranh luận một cách rất sôi nổi xem liệu nó có phải kế vị của các hình dạng hình học thông thường hay là một hệ thống chữ viết hoàn chỉnh. Một số người so sánh các ký hiệu Vinca với Linear A, và Harald Haarman, một học giả người Đức, tin rằng sự giống nhau giữa chúng về phương diện lịch sử có liên quan đến sự đổ bộ của những kẻ xâm lược đến từ Bắc Âu, những kẻ đã buộc người Danubia phải thay đổi trật tự xã hội và chính trị của họ từ một nền văn hóa mẫu hệ sang nền văn hóa phụ hệ, dẫn đến một số người trốn đến Crete, nơi họ thiết lập lại họ để phát triển hơn nữa truyền thống cũ của mình.
Các mô hình khoa học nổi tiếng khó bị lật đổ, nhưng nếu các ký hiệu Vinca thực sự là một hệ thống chữ viết, thì nó sẽ trở thành ngôn ngữ viết lâu đời nhất từng được tìm thấy.
💥RONGORONGO
Đảo Phục Sinh (hay còn gọi là Rapa Nui) nổi tiếng với những bức tượng moai. Đó cũng là nơi lưu giữ một văn tự đã chết nhưng vẫn chưa được giải mã, Rongorongo. Chữ viết lần đầu tiên được nhắc đến bởi một người phương tây vào năm 1866 – nhà truyền giáo Eugène
Eyraud. Một vài năm sau, những hiện vật chứa chữ viết được tìm thấy trên đường rời khỏi Đảo Phục sinh và nỗ lực giải mã chúng bắt đầu.
Chữ viết ban đầu được tìm thấy là chạm khắc trên những viên đá và một vài đồ dùng bằng gỗ. Eugène Eyraud đã bắt gặp những phiến gỗ trong nhà những cư dân trên đảo, nhưng những người dân không quan tâm đến những hiện vật và không thể giải thích chúng. Truyền miệng cũng đề cập đến những lá chuối được khắc chữ viết Rongorongo, nhưng những phương tiện dễ hư hỏng chưa bao giờ được các nhà khảo cổ học tìm thấy.
Rongorongo được viết theo lối đường cày, nghĩa là chữ viết xen kẽ nhau từ trái sang phải và từ phải sang trái theo hàng ngang. Rongorongo gồm 120 ký hiệu và nó có khả năng thế thân cho Rapanui Cổ, nhưng không có gì chắc chắn rằng Rongorongo không phải là một công cụ hỗ trợ trí nhớ cho một câu chuyện truyền miệng hoặc thậm chí là làm màu thuần túy.
Đảo Phục sinh hiện nay chính thức là một phần của Chile và hầu hết cư dân trên đảo nói tiếng Tây Ban Nha và với một tỷ lệ nhỏ nói tiếng Rapa Nui. Cả hai ngôn ngữ hiện đều sử dụng chữ cái Latin.
💥BẢN THẢO VOYNICH
Vào đầu thế kỷ 20, Wilfrid Voynich, một nhà buôn đồ cổ đến từ New York, đã ghé qua Làng Mondragone ở Ý để tìm kiếm những cuốn sách. Ở đây, ông tìm thấy rất nhiều văn bản lịch sử từ trường học đạo dòng Tên. Một trong những chiếc hòm chứa các bản thảo từ thế kỷ 17 thuộc về Athanasius Kircher, một học giả và nhà thông thái người Đức theo đạo dòng Tên. Một trong các bản thảo trông có vẻ khác thường và Voynich đã mua lại nó, mong muốn giải mã nó. Alas, ông ta chết trước khi giải mã bí ẩn của bản thảo. Ngày nay, cuốn sách có thể tìm thấy ở Thư viện Sách Hiếm và Bảo thảo Beinecke tại Đại học Yale.
Bản thảo có hơn 200 trang và 170,000 kí tự với rất nhiều hình ảnh chi tiết. Người ta cho rằng phần lớn văn bản bàn về các vấn đề thực vật và thảo dược. Nó chứa những bức vẽ thực vật có rễ cây, lá và hoa, bao gồm các biểu đồ Hoàng đạo và các hình minh họa về các hiện tượng quang học.
Loại chủ đề và hình ảnh đại diện đa dạng này có thể liên quan đến tín ngưỡng thời Trung cổ về bệnh tật và sự chữa lành. Vào thời trung cổ, việc trị bệnh đòi hỏi dấu hiệu hoàng đạo của một người. Phần cuối của cuốn sách bao gồm các công thức nấu ăn, dường như chỉ ra các bước nấu ăn cho các loại thảo mộc thu thập được.
💥Bí mật giả kim hay một trò lừa bịp?
Những bản thảo không thể giải mã được. Có phải người viết (và người chữa bệnh?) đang cố che giấu những khám phá của mình với các đối thủ cạnh tranh? Hoặc có lẽ từ Tòa án Dị giáo? Rốt cuộc, nội dung có vẻ là giả kim, và thuật giả kim đã bị chính quyền Cơ đốc cấm.
Ban đầu, Voynich nghĩ rằng ông ta đã tìm thấy tác giả gốc. Trong khi ông ta đang bận bịu với việc làm các bản sao từ bản gốc, một vật phẩm vô hình trước đó đã xuất hiện. Những từ được cạo trên giấy da nổi lên dưới tia cực tím và cái tên được đánh vần là Jacobus de Tepenecz, một chuyên gia về thực vật y học. Các chế phẩm của Jacobus nổi tiếng ở châu Âu và vào năm 1608, ông được Hoàng đế Rudolph II triệu tập đến Praha, Hoàng đế ắc căn bệnh trầm cảm và u sầu và tin rằng chiết xuất thảo mộc của Jacobus trộn với rượu sẽ giúp ích cho ông.
Nhưng phong cách của những bức vẽ cho thấy một nguồn gốc khác nhau. Những hình ảnh của thực vật trong bản thảo giống hình ảnh ngụ ngôn hơn là hình ảnh minh họa ngoài đời. Truyền thống thời trung cổ đại diện cho mọi thứ dưới dạng sức mạnh mà chúng có, chứ không phải thực tế quang học của chúng. Tuy nhiên, vào đầu thế kỷ 17, thực vật được thể hiện một cách thực tế hơn. Vì vậy, mặc dù tên của Jacobus được tìm thấy trên trang, ông ấy có lẽ không phải là người viết, có lẽ chỉ là chủ sở hữu.
Hoàng đế Rudolph đã thu thập rất nhiều đồ vật có giá trị liên quan đến thuật giả kim và ma thuật – và điều này dẫn đến những khoản nợ khổng lồ còn lại sau khi ông qua đời. Một trong những chủ nợ của ông ta có thể là Jacobus, người khá có khả năng đã lấy cuốn sách để thanh toán.
Có một giả thuyết thứ hai: rằng toàn bộ cuốn sách là một trò lừa đảo. Bản thảo được viết bằng thứ giấy mịn và các chất màu được sử dụng để tô màu cho các bức vẽ thực sự đắt tiền và có chất lượng tốt, vì màu sắc vẫn còn trông thật trân sau nhiều thế kỷ. Cuốn sách không thể hiện những lỗi rõ ràng trong 200 trang của nó và không có bất kỳ sửa chữa nào. Vì chỉ có Voynich mới có quyền truy cập vào bản thảo này nên nhiều người tin rằng ông chịu trách nhiệm việc tạo ra nó như một phần của một trò lừa bịp phức tạp.
💥Nguồn gốc tiếng Ý
Không một thuyết nào từ trước đến nay được chứng minh là đúng. Nghiên cứu gần đây đã quản lý việc xác định niên đại của bản thảo và chỉ ra nó bắt nguồn từ vùng nào. Nó phải được viết vào khoảng năm 1420 ở vùng Bắc nước Ý. Một trong những bức vẽ trong bản thảo tượng trưng cho một thành phố được bao bọc bởi một lâu đài có vết khía hình chữ v ở bộ phận chìa ra của thành lũy. Những vết khía này chỉ có thể tìm thấy vào khoảng năm 1420 trong kiến trúc miền Bắc nước Ý. Nó sẽ mất vài thập kỷ nữa để phong cách này lan rộng khắp châu Âu.
Vậy bây giờ chúng ta biết niên đại và khu vực, đây là khả năng tốt mà chúng ta sẽ có thể giải mã nó bằng cách tìm thêm các hiện vật và dấu tích văn hóa ở Bắc Ý. Tất nhiên, trừ khi, bản thảo trên thực tế được viết bởi thứ ngôn ngữ bí mật mà tác giả đã chôn giấu.
💥HỆ THỐNG CHỮ VIẾT OLMEC
Chúng ta liên kết các nền văn minh cũ hùng mạnh ở Mesoamerica với người Maya và Aztec, nhưng có một nền văn hóa bí ẩn mà chúng ta có xu hướng quên mất: người Olmecs. Nền văn minh của họ phát triển mạnh từ năm 1200 trước Công nguyên đến năm 400 trước Công nguyên, nhưng di sản của họ, gồm bất kỳ hiện vật dễ hư hỏng hoặc những địa điểm chôn cất, hầu hết bị phân hủy ở các vùng đất thấp nhiệt đới, ẩm ướt ở phía nam trung tâm Mexico. Chỉ còn lại kiến trúc và điêu khắc (cũng như một số hiện vật bằng gỗ quý hiếm), với những tác phẩm điêu khắc đầu người khổng lồ nổi tiếng là một trong những phát hiện khảo cổ quan trọng nhất tại thời đại này. Những chiếc đầu khổng lồ này được cho là biểu tượng cho những người cai trị Olmec.
Xã hội nông nghiệp này là xã hội đầu tiên ở Mesoamerica để tạo ra những thành phố nhỏ, chúng có khả năng làm nên những kỳ công của kỹ thuật công trình đáng kinh ngạc như xây dựng hệ thống dẫn nước. Các vị thần của họ (lên tới ít nhất là tám), các nghi lễ và nghệ thuật đã ảnh hưởng đến nền văn minh Maya và Aztec sau đó. Nền văn minh Olmec vẫn được coi là một trong số ít các văn hóa nguyên sơ ban đầu, phát triển mà không có bất kỳ ảnh hưởng đáng kể nào trước đó.
💥Hệ thống chữ viết lâu đời nhất ở Mỹ
Một nền văn minh tiên tiến như vậy hẳn đã có một hệ thống chữ viết, và những phát hiện gần đây đã chỉ ra một sự hình thành. Vào cuối những năm 1990, Khối Cascajal được tìm thấy ở đông nam Mexico, trung tâm của nền văn minh lâu đời Olmec. Khối này gồm 62 nét chạm khắc, một số trông trừu tượng và những nét còn lại giống như trái dứa, hạt bắp hoặc con cá. Các ký hiệu không giống như là những chữ viết Mesoamerica khác, và chữ viết không theo hàng ngang như những chữ viết Mesoamerica khác mà theo chiều dọc. (Điều này cũng đã được thử thách bởi vài học giả.) Các ký hiệu có thể biểu trưng cho các tước vị vương giả, tên các vị thần và ngày lịch.
Chữ viết này không liên quan đến bất kỳ chữ viết nào từng được tìm thấy và vẫn còn quá sớm để đưa ra tuyên bố chắc chắn về ý nghĩa của nó. Cần có thêm các ví dụ và nghiên cứu vẫn đang tiếp tục phát triển.
💥CHÌM ĐẮM TRONG THỜI GIAN
Chữ viết bao nhiêu tuổi? Có bao nhiêu chữ viết chính thức tồn tại trước khi người Sumer phát minh ra hệ thống chữ hình nêm? Vào năm 2000, New Scientist đã báo cáo gần đây đã tìm thấy những vỏ trứng 60.000 năm tuổi với các ký hiệu chạm khắc có thể là chữ viết proto. Điều gì sẽ xảy ra nếu chữ viết lâu đời hơn nhiều so với những gì chúng ta tưởng tượng? Điều đó sẽ nói lên điều gì về ý thức con người và ý thức về bản thân của chúng ta trong thế giới? Liệu những ký hiệu chạm khắc này có bao giờ được giải mã?
Có lẽ chữ viết lâu đời hơn chúng ta nghĩ, một sự sáng tạo văn hóa gần như cổ xưa như Homo Sapiens, xuất hiện liên tục trong các nền văn hóa khác nhau trong suốt lịch sử thế giới và có nhiều chiêu bài tùy theo nhu cầu và bối cảnh. Có thể là một nỗ lực suy đoán ngông cuồng để nêu ra những thuyết này một cách thiếu suy nghĩ, nhưng chắc chắn là rất thú vị khi tin rằng các nền văn minh gần đây không phức tạp như chúng ta vẫn tưởng và con người nguyên thủy trên thực tế là những người phát triển cao!
—————————————–
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích!
- Theo: Babble
- Người dịch: Lê Quỳnh Trang
- Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Lê Quỳnh Trang – Nguồn iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/10980
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
iVolunteer Vietnam mạng xã hội chia sẻ, tổng hợp các thông tin cơ hội tình nguyện, học bổng, khoá học online hữu ích dành cho sinh viên & giới trẻ Việt Nam. Với các thông tin được cộng đồng chia sẻ, chúng mình thường KHÔNG có liên hệ trực tiếp với ban tổ chức hay đầu mối liên lạc của chương trình! Bạn vui lòng xem thêm thông tin tên đơn vị tổ chức chương trình (tìm qua facebook hoặc google) & nội dung chi tiết đính kèm, email/SĐT liên hệ (nếu có) ở link bài đăng trên fanpage và website https://ivolunteer.vn để tìm hiểu rõ hơn.
Lượt xem: 17