📚 Kiến thức lý thuyết là một chuyện, nhưng đưa kiến thức đó vào thực hành lại là chuyện khác. Một đống sách self-help chưa đọc bừa bộn ở cạnh giường hoặc quần áo vắt chéo trên máy tập bổ trợ là những manh mối rõ ràng cho việc – “Đường tới địa ngục được lát bằng thiện tâm.”
👉 Biết được điều gì tốt nhất cho chúng ta không phải quá khó. Nếu bạn tập thể dục thường xuyên và có một chế độ ăn uống cân bằng, bạn sẽ khỏe mạnh hơn. Đó là lý thuyết, nhưng nó sẽ không hiệu quả nếu không được kết hợp với sự khôn ngoan, cam kết, giá trị bản thân, hành động và tính khả thi.
💪 Người ta nói “Tri thức là sức mạnh”, nhưng chỉ khi học đi đôi với hành, bạn mới có thể khai thác được tiềm năng đó. Bản thân chính là điểm khởi đầu tốt nhất. Cách duy nhất để phát huy hết tiềm năng của bạn là sử dụng những gì bạn biết về bản thân.
Vì vậy, đây là bảy mẹo giúp bạn đưa lý thuyết vào trong hành động.
💡 KIỂM TRA TƯ DUY
Kiến thức là một công cụ hữu ích, nhưng tính hiệu quả của nó trong thực hành còn tùy thuộc vào cách nó được áp dụng. Bạn cần phải phân biệt và ngữ cảnh hóa kiến thức để nó hỗ trợ bạn tốt.
Cũng giống như thông tin khi lợi ích của thông tin có giá trị hạn chế, kiến thức đôi khi có thể kìm hãm bạn bằng cách hạn chế trực giác và nhận thức thông thường của bạn. Bộ não con người phát triển tối ưu có thể làm mờ khả năng phán đoán và hợp lý hóa hành vi dẫn tới những hậu quả tồi tệ. Nhiều thập kỷ củng cố đã tạo ra niềm tin in sâu vào ý thức đến mức bạn không mảy may nghi ngờ.
Bản ngã, được gắn với hiện trạng, nhằm mục đích giữ cho những “điều chắc chắn” này ở đúng vị trí để tránh những quan điểm và lựa chọn mới. Bản ngã sợ hãi sự thay đổi – thậm chí thay đổi là để tốt hơn – vì vùng an toàn của nó dựa trên sự quen thuộc, dù nó có thể đang lụi tàn đến đâu.
💡 GIÁ TRỊ BẢN THÂN
Trong sâu thẳm, bạn biết điều gì tốt nhất cho bản thân. Nhưng bạn xác định giá trị bản thân mình ở ngưỡng nào? Ở mức độ mà hành động của bạn phù hợp với những gì bạn biết là tốt chính là cái ngưỡng bạn đề cao giá trị bản thân.
Cho dù bạn mất cân bằng với công việc hay lối sống, thì giá trị của bản thân sẽ là chiếc la bàn giúp bạn trở lại đúng hướng — nhưng chỉ khi bạn để nó tự do.
Một cách thường xuyên, những cảm giác tiêu cực cũ về sự không xứng đáng sẽ ngăn cản việc chăm sóc bản thân và đầu tư vào hạnh phúc của chính bạn. Nếu giá trị của bạn được đề cao đủ, bạn có thể thoát khỏi những tín ngưỡng này, đưa ra những lựa chọn tốt hơn và hành động dựa trên kiến thức thay vì lầm tưởng.
💡 TÌM KIẾM MỘT CHUYÊN GIA KHAI VẤN
Vai trò của một chuyên gia khai vấn không phải là để làm cho bạn cảm thấy tốt hơn. Mà để giúp bạn nhìn rõ hơn. Hầu hết các đột phá trong một trị liệu là kết quả của việc thân chủ có thể nhìn thấu suy nghĩ của họ về vấn đề nào — hoàn toàn phi logic và thiếu sót nghiêm trọng. Những suy nghĩ tích cực và giải pháp tiềm năng thường bị loại bỏ vì những giả định không có thách thức của chính bạn chắn ngang bạn đến với một con đường tốt hơn.
Cái tôi của bạn sẽ thở phào nhẹ nhõm: không cần thay đổi, thử thách trí tuệ vốn có, không cần nắm lấy cơ hội, thậm chí không cần giải quyết một vấn đề kinh điển. Nó quá khó. Trên thực tế, điều đó là không thể, vì vậy bạn hoàn toàn có thể dậm chân tại chỗ: bị mắc kẹt, trở thành tù nhân của suy nghĩ và tín ngưỡng của chính bạn — tín ngưỡng mà bạn lấy đó là cái cớ để không làm gì cả.
Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu tín ngưỡng không đúng hoặc ít nhất là, không còn đúng nữa? Điều gì sẽ xảy ra nếu có một quan điểm khác về vấn đề này? Bạn cần phải phá vỡ vòng luẩn quẩn ngăn cản bạn làm những gì tốt nhất cho bạn. Nhưng cố gắng nhìn một kiểu mẫu hiện có từ một góc nhìn mới có thể giống như cố gắng tự làm nhột bản thân.
Vai trò của huấn luyện viên chuyển đổi – về bản chất – là phá vỡ các hành động phản xạ tiêu cực trong suy nghĩ của bạn, giúp bạn phá vỡ vòng luẩn quẩn ngăn cản bạn làm những gì tốt nhất và đưa tri thức vào hành động.
“Tôi không thể làm điều đó.”
“Tại sao không?”
“Ừ thì, bởi vì…”
“Điều đó có đúng không?”
“Tất nhiên.”
“Dựa trên cái gì?”
Dừng lại chút…
Sự ngưng đọng là tia sáng có thể mở ra một cánh cửa dẫn đến sự đột phá. Nó có nghĩa là một điều gì đó chắc chắn đang được đặt câu hỏi và một viễn cảnh mới sẽ trở nên khả thi. Chỉ thông qua sự gián đoạn mới có thể phá vỡ những khuôn mẫu suy nghĩ lâu đời. Tảng băng tan dần và cánh cửa được mở ra.
“Có, tại sao không? Tôi ít nhất có thể thử điều này. Chẳng có gì tồi tệ hơn bây giờ. Tôi còn gì để mất đâu?”
Đây là cách bạn có thể biến chứng tê liệt và trì hoãn thành mục đích, tiến lên phía trước bằng cách tự trao quyền, cam kết và biến kiến thức thành hành động tích cực. Trong vài tuần, làm việc với một người thầy với tư cách là đối tác tư duy của bạn có thể tạo điều kiện cho những thay đổi lớn và những chuyển biến địa chấn trong cuộc sống của bạn.
💡 NGƯNG CHẦN CHỪ
Sự chần chừ có thể biến đổi từ khó chịu nhẹ đến tê liệt trầm trọng. Động cơ thúc đẩy sự trì hoãn là sợ hãi về điều chưa biết: “Nếu tôi chọn cái này, điều gì sẽ xảy ra…?”
Một yếu tố khác góp phần là nhận thức nhu cầu kiểm soát — cụ thể là kiểm soát tương lai, bao gồm cả cảm xúc và hành động của người khác. Việc trì hoãn khi ra quyết định dựa trên việc không có khả năng dự đoán hoặc kiểm soát tương lai cũng là điều phi lý. Nhưng khi đó, con người không có lý trí.
Sau đó, là nỗi sợ hãi và sự hối hận: “Nếu tôi làm sai, tôi sẽ thấy tệ lắm luôn. Tôi sẽ tự trách mình. ”
Điều này luôn dựa trên kinh nghiệm và thêm vào một vòng luẩn quẩn của những cảm xúc tiêu cực:
Kỳ vọng => Thất vọng => Phán xét => Tự đánh giá
Có một giải pháp: Hãy tự hỏi bản thân xem điều tồi tệ nhất có thể xảy ra là gì. Cảm nhận các cơ quan chính của bạn — tâm trí, trái tim và tấm lòng — và làm điều gì đó.
💡 TIN TƯỞNG BẢN THÂN
Nếu bạn là một trong những người có xu hướng dựa vào những quyết định trước đó dẫn đến kết quả kém hoàn hảo, hãy lấy một tờ giấy và bắt đầu viết danh sách những quyết định có kết quả tích cực. Bạn có thể ngạc nhiên khi danh sách ngày càng dài ra.
Chấp nhận rằng, đôi khi do những biến số hoàn toàn nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn, mọi thứ không diễn ra chính xác như kế hoạch. Tuy nhiên, khi nhìn lại những hành động trong quá khứ của mình dựa trên kiến thức của mình, bạn sẽ ngạc nhiên và thấy thú vị về mức độ thành công của mình.
Vì vậy, hãy tự vỗ về bản thân, ghi nhận những thành tích trong quá khứ và tin tưởng vào khả năng biến kiến thức thành hành động.
💡 CẢI THIỆN KỸ NĂNG QUẢN LÝ THỜI GIAN
Quản lý thời gian thật nhàm chán. Nó vô vị và lặp đi lặp lại. Nó dành cho người khác, không phải bạn. Bạn là người sáng tạo. Bạn đang sống trong hiện tại. Tệ nhất là quản lý thời gian đang kiểm soát và hạn chế bạn. Bạn cần không gian để thể hiện bản thân theo cách độc đáo của riêng bạn.
Mặt khác, bạn ghét việc dồn mọi thứ đến phút cuối cùng — một điều gì đó xuất hiện, sau đó khiến bạn vội vàng và thấy không lường được trước. Điều này tạo ra căng thẳng và bạn phải mất mười phút để trình bày trước khi thực sự bắt đầu.
Nghĩ lại thì, biết rằng những nhiệm vụ quản trị tẻ nhạt đó vẫn chưa được thực hiện, nó sẽ khiến bạn bị treo lơ lửng như một đám mây và làm giảm đi niềm vui mà bạn nhận được từ những thứ mà bạn thực sự thích thú. Quản lý thời gian có kiểm soát không? Hoặc nó có thể làm bạn thấy thoải mái?
💡 LÀM VIỆC VỚI MỘT ĐỐI TÁC CÓ TRÁCH NHIỆM
Cho dù đó là chánh niệm hay phòng gym, cam kết với hạnh phúc của chính bạn có thể khó khăn, và thực sự tuân theo cam kết đó thậm chí còn khó khăn hơn.
Có một đối tác có trách nhiệm là cách cách tuyệt vời để kiểm soát tiến độ. Thậm chí có thể giới thiệu một số sự cạnh tranh lành mạnh. Điều quan trọng là hoàn thành công việc. Bạn không chỉ đạt được các mục tiêu về sức khỏe mà còn nâng cao giá trị bản thân, do đó tăng cơ hội thành công với hoạt động tiếp theo mà bạn chọn.
📌 KẾT LUẬN
Bằng cách nhận thức được kiến thức của bạn, cho dù kiến thức đó có được từ quá trình đào tạo chính thức, công việc hay kinh nghiệm sống, bạn sẽ có lợi hơn để sử dụng nó trong từng ngữ cảnh.
Bạn có thể sử dụng những gì bạn biết, không chỉ để ra quyết định và hành động tuyệt đối mà còn để cân nhắc xác suất kết quả. Với sự tự tin của nhận thức này, bạn sẽ thấy việc đưa kiến thức vào hành động sẽ mang lại sức mạnh, thú vị và bổ ích.
———————————————————————————-
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích
Tác giả: Gray Hughes
Bài viết gốc: TẠI ĐÂY
Người dịch: Linh Kiều
Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Người dịch: Linh Kiều – Nguồn: iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/6747
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
iVolunteer Vietnam mạng xã hội chia sẻ, tổng hợp các thông tin cơ hội tình nguyện, học bổng, khoá học online hữu ích dành cho sinh viên & giới trẻ Việt Nam. Với các thông tin được cộng đồng chia sẻ, chúng mình thường KHÔNG có liên hệ trực tiếp với ban tổ chức hay đầu mối liên lạc của chương trình! Bạn vui lòng xem thêm thông tin tên đơn vị tổ chức chương trình (tìm qua facebook hoặc google) & nội dung chi tiết đính kèm, email/SĐT liên hệ (nếu có) ở link bài đăng trên fanpage và website https://ivolunteer.vn để tìm hiểu rõ hơn.
Lượt xem: 16