Hanne là giám đốc quản lý nội dung tại Indeed.
Khi theo học Thạc sĩ ngành Quản trị Kinh doanh (MBA), bạn sẽ có cơ hội được học tại trường hoặc tham gia chương trình mà bạn quan tâm với một CV hoàn thiện và chất lượng. Để ứng tuyển làm MBA cần phải vượt qua nhiều vòng, và một chiếc CV sẽ mang lại cho bạn cơ hội nổi bật trước tất cả ứng viên khác.
💥CV Thạc sĩ Quản trị kinh doanh là gì?
CV là một thứ bắt buộc khi xin việc vị trí MBA. CV thể hiện những thành tựu nghề nghiệp và chứng minh sự thành công cũng như khả năng lãnh đạo của bạn. Về cơ bản, nó đóng vai trò như một “bản xem trước” về cách ứng xử của bạn trong lĩnh vực kinh doanh, giúp người đánh giá xác định khả năng cạnh tranh của bạn đối với chương trình của họ. CV là một phần quan trọng trong quá trình ứng tuyển xin việc vì nó cung cấp cho nhà tuyển dụng những thông tin rõ ràng về các kỹ năng, kinh nghiệm làm việc và nền tảng giáo dục của bạn.
💥Một CV BMA sẽ bao gồm:
- Thông tin liên lạc
- Hồ sơ chuyên nghiệp, mục tiêu CV hoặc mục tiêu nghề nghiệp
- Kinh nghiệm làm việc
- Trình độ học vấn
- Kỹ năng
- Giải thưởng và thành tích
💥CV xin việc MBA khác với những CV xin việc khác như thế nào?
CV MBA đề cao trình độ của bạn khi ứng vào một chương trình giáo dục kinh doanh. Còn CV xin việc thông thường đề cao trình độ và kinh nghiệm của bạn cho công việc cụ thể đó. Khi ứng tuyển vào chương trình MBA, bạn sẽ mất phí tham gia, nhưng đối với các công việc khác, công ty sẽ trả lương cho bạn. Hai loại CV không chỉ được sử dụng theo mục đích khác nhau mà còn chứa những thông tin khác nhau. Ví dụ: CV MBA thường bao gồm ít thuật ngữ trong ngành hơn và tập trung vào những kinh nghiệm và kỹ năng như kỹ năng lãnh đạo và kỹ năng làm việc nhóm. Nó cũng tiết lộ tính cách của bạn với những sở thích độc đáo hay dự án tình nguyện đầy thử thách. Điều đó cho mọi người biết trong cuộc sống, bạn là con người như thế nào.
💥Những lời khuyên tốt nhất để viết một CV ứng tuyển chương trình BMA sao cho hiệu quả
1. Trình độ học vấn
Ở phần học vấn giáo dục, hãy viết các thông tin như tên trường đại học, bằng cấp và chuyên ngành và điểm trung bình. Đồng thời liệt kê các danh hiệu, thành tích học tập nào mà bạn có.
2. Kinh nghiệm làm việc
Làm nổi bật chuyên môn về lĩnh vực kinh doanh thông qua những kinh nghiệm làm việc trước đây. Bạn chỉ cần viết tên công ty, chức danh, nhiệm vụ của bạn và nêu rõ khoảng thời gian bạn đã làm việc ở đó.
3. Kỹ năng
Lập danh sách các kỹ năng cứng và kỹ năng mềm của bạn vì chúng liên quan đến quản trị kinh doanh. Ví dụ: cán bộ tuyển sinh có thể muốn nhìn thấy một phương pháp làm việc hay kỹ năng giao tiếp tốt trong CV MBA của bạn. Tập trung sự chú ý của người tuyển sinh đến các “kỹ năng quyền lực” như lãnh đạo, làm việc nhóm và tư duy phản biện.
4. Sử dụng một định dạng dễ đọc
Làm CV của bạn dễ đọc hơn có thể tăng khả năng trúng tuyển khi hội đồng tuyển sinh thấy những thành tích và kinh nghiệm chủ yếu của bạn. Để cải thiện khả năng này, hãy chia CV thành các phần và sử dụng các gạch đầu dòng khi bạn muốn thêm nhiệm vụ công việc hay đánh dấu một thành tích cụ thể.
Ngoài ra, hãy chọn cỡ chữ dễ đọc từ 10 đến 12. Sử dụng các phông chữ tiêu chuẩn như Ariel, Times hoặc Calibri để CV của bạn trông dễ đọc hơn và tạo nhiều không gian thoáng.
5. Kinh nghiệm và thành tích
Trình bày kinh nghiệm và thành tích của bạn một cách chi tiết cụ thể. Tốt nhất bạn nên ghi cụ thể các chi tiết bằng số, chẳng hạn như quy mô và phạm vi của một dự án, số lượng người bạn quản lý hoặc thông tin ngân sách. Sử dụng các con số và số liệu sẽ cho người tuyển sinh có cái nhìn sâu sắc hơn về trải nghiệm của bạn. Ví dụ: bạn có thể viết, “Các kế hoạch đầu tư đã được đánh giá và dữ liệu bán hàng cho hơn 30 công ty truyền thông, tỷ lệ hài lòng của khách hàng tăng 20%.”
6. Bắt đầu với phần quan trọng nhất
Hãy để những phần bạn cho là quan trọng nhất lên phần đầu của CV. Ví dụ nếu bạn đang viết về kinh nghiệm làm việc bằng các gạch đầu dòng, hãy đưa các chi tiết có liên quan nhất lên đầu danh sách, vì điều này có thể giúp nhân viên tuyển sinh xem xét sơ yếu lý lịch của bạn hiệu quả hơn.
7. Nhấn mạnh khả năng lãnh đạo
Các chương trình MBA tìm kiếm những ứng viên có tiềm năng tác động đến thế giới kinh doanh thông qua khả năng lãnh đạo và thực hành kinh doanh tốt. Sử dụng CV để thể hiện những phẩm chất trên, chứng tỏ bạn có thể thuyết phục người khác tham gia vào một dự án quan trọng của bạn. Hãy đảm bảo khả năng lãnh đạo của bạn đã mang lại những lợi ích như thế nào cho các doanh nghiệp mà bạn đã làm việc.
8. Xem các yêu cầu công việc
Xem lại các yêu cầu của đơn đăng ký chương trình MBA khi viết CV để có thể chỉnh sửa nội dung cho chương trình hoặc trường học mà bạn đang đăng ký. Ví dụ, một số trường có thể yêu cầu chứng chỉ hoặc kinh nghiệm lãnh đạo cụ thể. Bên cạnh đó, việc xem lại đơn đăng ký có thể giúp bạn tiết kiệm thời gian quý báu và đảm bảo rằng bạn đang gửi đơn đăng ký đầy đủ với những thông tin cần thiết.
9. Kiểm tra lại
Để giảm thiểu lỗi chính tả và lỗi đánh máy, hãy đọc kỹ lại một lượt CV của bạn trước khi gửi. Có thể nhờ bạn bè hoặc đồng nghiệp đọc lại CV để chỉnh sửa các lỗi ngữ pháp và nâng cao độ trôi chảy của CV.
💥Mẫu CV khi ứng tuyển chương trình MBA
Khi viết CV ứng tuyển vào chương trình MBA, điều quan trọng là bạn phải sử dụng một định dạng nhất định. Điều đó giúp đảm bảo một CV gọn gàng và khoa học để hội đồng tuyển sinh dễ đọc hơn. Sử dụng mẫu sau để định dạng đúng CV đăng ký MBA của bạn:
[Họ và tên] [Địa chỉ quê quán] [Mã thành phố], [Số điện thoại]
[Địa chỉ email]
Kinh nghiệm làm việc
- [Tên công ty] [Địa chỉ], [Chức danh]
[Ngày làm việc]
- Nhiệm vụ công việc
- Nhiệm vụ công việc
- Nhiệm vụ công việc
- Nhiệm vụ công việc
- Nhiệm vụ công việc
- [Tên công ty] [Thành phố], [tiểu bang] [Chức danh]
[Ngày làm việc]
- Nhiệm vụ công việc
- Nhiệm vụ công việc
- Nhiệm vụ công việc
- Nhiệm vụ công việc
- Nhiệm vụ công việc
Học vấn
- [Tên trường đại học] [Địa chỉ],[ thời gian học]
- [Bằng cấp và chuyên ngành]
- [Thành tích đáng chú ý, giải thưởng hoặc hoạt động ngoại khóa]
- [Thành tích đáng chú ý, giải thưởng hoặc hoạt động ngoại khóa]
- [Thành tích đáng chú ý, giải thưởng hoặc hoạt động ngoại khóa]
Kỹ năng
- [Kỹ năng liên quan đến quản trị kinh doanh]
- [Kỹ năng liên quan đến quản trị kinh doanh]
- [Kỹ năng liên quan đến quản trị kinh doanh]
Tải xuống mẫu-> tải lên Google Tài liệu. Vào Tệp> Mở> chọn đúng tệp đã tải xuống.
💥Ví dụ
Một khi bạn hiểu rõ định dạng của CV MBA, bạn có thể tự viết cho riêng mình. Hãy làm nổi bật CV để trở thành một ứng cử viên chất lượng cho chương trình. Tham khảo ví dụ sau:
Sarah Long
1234 Đường tình yêu Sarasota, FL 12345123-456-7890
sarahlong@email.com
Kinh nghiệm làm việc
Lockhart Media Inc.Chi Chicago, giám đốc điều hành Sales
2019-nay
- Liên tục đạt được doanh số mục tiêu hàng tháng và tăng doanh thu bán hàng lên 10%
- Tổ chức hội thảo đào tạo bán hàng hàng tháng cho hơn 50 nhân viên hai lần một năm
- Lên kế hoạch và triển khai chương trình đào tạo online cho đội ngũ bán hàng giúp tăng tỷ lệ năng suất lên 12%
Smith Technologies Inc.Chi Chicago, cộng tác viên phát triển IMarket
2017-2019
- Đề ra các chiến lược tiếp thị phát triển giúp tăng doanh thu bán hàng lên 15%
- Thiết lập và duy trì mối quan hệ với khách hàng
- Xử lý các hoạt động thị trường bao gồm đánh giá thị phần, lập chiến lược và định vị sản phẩm
Học vấn
- Đại học Alabama Birmingham, AL 2004-2008
- Cử nhân ngành Quản trị kinh doanh
- Lọt top 5% đứng đầu lớp trong cả 4 năm
- Thành lập Câu lạc bộ Quản lý Doanh nghiệp; tổ chức và lãnh đạo các cuộc họp hàng tuần của câu lạc bộ
- Nhận giải thưởng về Kỹ năng quản lý xuất sắc (2007)
Kỹ năng
- Có kỹ năng về chương trình Microsoft Office
- Phân tích dữ liệu
- Kỹ năng quản lý thời gian
- Kỹ năng tổ chức
- Kỹ năng giải quyết vấn đề
- Kỹ năng giao tiếp
____________________________________
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích!
- Theo: indeed
- Người dịch: Châm Phạm
- Khi chia sẻ cần phải trích nguồn là “Người dịch: Châm Phạm – Nguồn iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/8379
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
iVolunteer Vietnam mạng xã hội chia sẻ, tổng hợp các thông tin cơ hội tình nguyện, học bổng, khoá học online hữu ích dành cho sinh viên & giới trẻ Việt Nam. Với các thông tin được cộng đồng chia sẻ, chúng mình thường KHÔNG có liên hệ trực tiếp với ban tổ chức hay đầu mối liên lạc của chương trình! Bạn vui lòng xem thêm thông tin tên đơn vị tổ chức chương trình (tìm qua facebook hoặc google) & nội dung chi tiết đính kèm, email/SĐT liên hệ (nếu có) ở link bài đăng trên fanpage và website https://ivolunteer.vn để tìm hiểu rõ hơn.
Lượt xem: 30