“Chăm sóc cho bản thân không phải là sự buông thả bản thân, nó là sự bảo vệ bản thân, và đó là một hành động chiến tranh chính trị.” ~ Audre Lorde
Khi bạn nghe từ “năng suất”, bạn có thể nghĩ đến điều gì đó tích cực: hoàn thành nhiệm vụ , làm cho ngôi nhà của bạn sạch sẽ hoặc thực hiện sở thích của bạn.
Năng suất là điều mà tất cả chúng ta đều hướng tới, chắc hẳn là như vậy? Vào những ngày làm việc và ngay cả những ngày nghỉ, chúng tôi cố gắng làm một điều gì đó.
Chăm chỉ và hối hả được coi là điều đáng ngưỡng mộ và luôn là điều cần phải hướng tới.
Nếu chúng ta thiếu nó, chúng ta sẽ tự đánh bại chính mình, và thậm chí đôi khi kéo mình ra khỏi ghế để ép mình vào năng suất.. Chúng ta đặt ra những kỳ vọng cao đến điên cuồng cho bản thân sau đó lại quay ra ghét bỏ chính mình khi không thực hiện được chúng.
Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta thu nhỏ lại, dù chỉ một chút? Có vẻ như chúng ta sẽ sụp đổ, không đóng góp được gì cho xã hội hay cuộc sống của chính mình. Năng suất độc hại nghiền nát chúng ta, không tiến lên phía trước. Guồng quay hối hả của công việc đã cả trở việc được nghỉ ngơi và tận hưởng cuộc sống.
Tôi không nói rằng tất cả năng suất và sự hối hả đều xấu, nhưng chúng đang dần lấy đi mọi thời gian của chúng ta cho những nhu cầu khác của cuộc sống
Tôi cảm thấy có lỗi với chính mình. Khi tôi nhận được công việc đầu tiên sau khi tốt nghiệp đại học, tôi đã làm việc cho một công ty khởi nghiệp công nghệ mà tôi yêu thích. Tôi đã được giao rất nhiều trách nhiệm ở tuổi hai mươi ba, vì vậy tôi đã làm việc mọi lúc mọi nơi để chứng minh thực lực của bản thân.
Văn hóa “làm chăm chỉ, chơi hết mình” đã được thúc đẩy trong công việc của tôi. Chúng tôi có một bàn bóng bàn, hoa quả ăn nhẹ và những chiếc ghế bọc đậu để ngủ trưa. Ai cần một căn hộ khi bạn đã có mọi thứ tại nơi làm việc? Bằng chứng là tôi có một cô đồng nghiệp, cô ta đã ngủ lại văn phòng cả tuần liền mà không về nhà, thật điên rồ.
Tôi hiện tại đang điều hành một blog, chơi khúc côn cầu, tình nguyện tại trung tâm thiền, tham dự các cuộc họp “12 bước” và cố gắng hẹn hò. Công việc không bao giờ dừng lại. Tôi đã nghỉ ngơi khi nào? Câu trả lời là không có.
Cuối cùng thì mọi chuyện cũng đến với tôi khi vào một buổi tối mùa đông buồn tẻ, tôi ngồi trong văn phòng bác sĩ trị liệu thổn thức về việc tôi không muốn sống nữa. Tôi đã quá áp lực với công việc mà không nghỉ một chút nào.
Tôi bị đưa vào bệnh viện tâm thần, và cả cuộc đời tôi như sụp đổ. Tôi đã bị giam lỏng suốt hai tuần để nhìn nhận lại cuộc đời mình.
“Liệu đây có phải là những gì tôi muốn cho bản thân mình?” Tôi đã nghĩ. “Tôi có thể tiếp tục như thế này không?” Câu trả lời là không. Chắc tôi không thể nào tiếp tục, tôi đã quá mệt mỏi. Và không còn sự lựa chọn nào khác, tôi phải từ bỏ công việc của mình và chữa trị bệnh.
Trong một năm, tôi đã không làm việc. Thật là không giống tôi của trước đây một chút nào. Tôi đã có thời gian để nhận ra những thứ nào là tốt, là không tốt với bản thân mình. Công việc trước đây đã bào mòn tôi, tôi chỉ biết chạy theo nó để bản thân mình trở thành người giỏi nhất.
Tôi đang có được sự nghỉ ngơi. Tôi biết mình được đặc ân trong việc này bởi vì không phải ai cũng có cơ hội để làm một điều như vậy. Một số không có lựa chọn nào khác ngoài làm việc hơn 40 giờ một tuần.
Tuy nhiên bây giờ, với một công việc toàn thời gian ở trường đại học, tôi vẫn dành ra không gian để nghỉ ngơi. Tôi biết nó quan trọng như thế nào đối với sức khỏe của mình.
Tôi làm điều này bằng cách cho bản thân một khoảng không gian vào một ngày nhất định trong tuần. Tôi sẽ làm bất cứ điều gì tôi muốn: ngủ trưa, đọc sách, xem tv, nằm trên bãi cỏ, miễn không phải là làm việc.
Tôi không chỉ dành cho mình cả ngày, tôi còn cố gắng tạo ra những khoảnh khắc trong suốt cả tuần để tôi có thể hít thở. Cho dù đó là thức dậy đi dạo hay rời khỏi máy tính làm việc, âu yếm con mèo của bạn cùng phòng trong giây lát, tôi đều tận hưởng chúng.
Cuộc sống không chỉ là tôi có thể làm việc được bao nhiêu. Nghỉ ngơi là điều cần thiết và tôi sẽ cố tận hưởng khoảng thời gian ngắn ngủi mà tôi có.
Cách mà tôi đề xuất để loại bỏ năng suất độc hại là kiểm tra cuộc sống của bạn. Hãy tự hỏi bản thân những câu hỏi sau:
- Bạn có đang đẩy bản thân vượt quá giới hạn của mình không?
- Bạn có quá nhiều việc phải làm không?
- Bạn đang tự đánh bại chính mình?
- Bạn ưu tiên điều gì?
- Có phải bạn cần thêm những phút được nghỉ ngơi?
Hãy nhìn lại cuộc sống của bạn và xem bạn có đang quá gồng mình để làm việc hay không. Với thông tin này, bạn có thể đưa ra các lựa chọn sáng suốt có chủ ý bao gồm cả việc nghỉ ngơi. Nghỉ ngơi là cách thoát khỏi mớ hỗn độn này. Nếu bạn nghỉ ngơi, bạn sẽ có thể làm việc chăm chỉ hơn.
Vấn đề là bản thân chúng ta cần phải sạc lại. Đó là lý do tại sao chúng ta ngủ gần một phần ba cuộc đời của mình; chúng ta cần thời gian nghỉ ngơi.
Cơ thể chúng ta đang gửi cho chúng ta những tín hiệu rằng đó là những gì chúng ta cần làm, nhưng chúng ta thường không lắng nghe và khi nhận ra thì đã quá muộn.
Bạn không phải đợi đến khi nhập viện mới được nghỉ ngơi. Hãy thực hiện nó ngay hôm nay, tôi cá là nó sẽ đáng giá.
——————————–
Xin cảm ơn những chia sẻ vô cùng bổ ích của tác giả!
- Bài viết gốc: www.indeed.com
- Người dịch: Tạ Hoàng Tuấn Hưng
- Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là ” Người dịch: Tạ Hoàng Tuấn Hưng – Nguồn iVolunteer Vietnam “
Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/10507
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
iVolunteer Vietnam mạng xã hội chia sẻ, tổng hợp các thông tin cơ hội tình nguyện, học bổng, khoá học online hữu ích dành cho sinh viên & giới trẻ Việt Nam. Với các thông tin được cộng đồng chia sẻ, chúng mình thường KHÔNG có liên hệ trực tiếp với ban tổ chức hay đầu mối liên lạc của chương trình! Bạn vui lòng xem thêm thông tin tên đơn vị tổ chức chương trình (tìm qua facebook hoặc google) & nội dung chi tiết đính kèm, email/SĐT liên hệ (nếu có) ở link bài đăng trên fanpage và website https://ivolunteer.vn để tìm hiểu rõ hơn.
Lượt xem: 15