“Cái giá của bất kỳ thứ gì là khoảng thời gian trong đời mà bạn đánh đổi cho chúng” ~ Henry David Thoreau.
Chúng ta đánh đổi nhiều thứ trong cuộc sống.
Chúng ta đánh đổi thời gian, năng lượng, sự chuyên tâm và số tiền mà khó khăn lắm chúng ta mới kiếm được.
Nhiều người trong chúng ta thay đổi liên tục trong cuộc sống mà không bao giờ chịu dừng lại để đánh giá xem những thay đổi đó đưa chúng ta đến đâu. Liệu rằng chúng có thực sự giúp ích hay đang cản trở chúng ta? Liệu rằng những đánh đổi hằng ngày đó có mang đến cho chúng ta một cuộc sống tốt đẹp hơn hay khoảng thời gian chất lượng hơn với những người mà chúng ta thương yêu nhất? Bạn có đang đón nhận những thay đổi đó một cách cởi mở, tràn đầy năng lượng và say mê hay chúng chỉ đang làm cho bạn cảm thấy mệt mỏi, mất tập trung và thất vọng?
Những đánh đổi chúng ta thực hiện trong cuộc sống ảnh hưởng đến chúng ta về cả thể chất, tinh thần và cảm xúc.
Sự đánh đổi Thời Gian, Năng Lượng và Nhiệt Huyết của tôi cho Địa Vị và “một góc văn phòng”
Giống như mọi người, tôi dành một phần cuộc đời của mình để theo đuổi “công việc trong mơ”. Khi có được chuyên môn bạn sẽ có – tiền nhiều, trách nhiệm cao, chức danh hấp dẫn và những lời ngợi khen.
Nhưng một điều thú vị đã xảy ra, mỗi lần tăng lương mới sẽ luôn có người kiếm được nhiều tiền hơn. Mỗi lần thay đổi, các chức danh nhanh chóng trở thành điều bình thường và cũ đi. Nhiều trách nhiệm hơn thường đi kèm với những cơn đau đầu và những vấn đề chính trường (điều mà tôi có khả năng chịu đựng thấp). Tôi không cảm nhận được bản thân mình có thể phát triển lâu dài. Tôi luôn có cảm giác như mình đang va vào một cái lồng giam bằng kính.
Tôi nhận ra những cảm giác này và muốn hiểu chúng, vì vậy, tôi bắt đầu soi xét và suy ngẫm. . Tôi nhận ra rằng, tôi cảm giác ấy vì tôi đã thuyết phục bản thân theo đuổi những điều tôi cho rằng tôi nên theo đuổi hơn là những điều tôi thật sự muốn theo đuổi. Một sự khác biệt đơn giản nhưng mạnh mẽ.
Áp lực và sự hối hả ở công ty hay quy tắc ‘kết nối theo cách của bạn để vươn tới đỉnh cao’ ‘ là một hướng đi tốt, nhưng có lẽ hướng đi này phù hợp với những người khác hơn là tôi. Điều này chưa bao giờ thực sự phù hợp với bản thân tôi. Tôi càng cố gán mình vào với doanh nghiệp chặt bao nhiêu thì tôi càng nhận ra tôi không hợp. Hơn nữa, tôi cần những điều mới mẻ. Mô hình này không hề phù hợp với tôi.
Vì vậy, đây là phần mà tôi sẽ nói với bạn rằng tôi đã quyết định theo đuổi ước mơ và sống theo ‘dự án đam mê’ của mình. Cũng không hẳn là chính xác lắm.
Tôi đã đưa ra quyết định thành lập công ty một thành viên, của riêng tôi. Tôi sẽ không còn phải đợi nhiều năm để có được “chức vụ giám đốc”; Bây giờ tôi đã làm giám đốc của công ty riêng. Rất may, tôi có một bộ kĩ năng và kinh nghiệm mà những người khác thấy có giá trị và tôi đã có thể kiếm sống nhờ vào chúng (gần mười năm khi tôi viết bài này).
Trong giai đoạn này, không phải mọi thứ đều màu hồng . Có nhiều lúc khó khăn, tôi nghĩ mình nên thay đổi kế hoạch. Ngược lại, tôi cũng nhận được những điều quý giá với công việc, khách hàng và mức tiền lương cạnh tranh.
Đây có phải là công việc mơ ước của tôi không? Không. Có nhiều cách thú vị khác để kiếm sống (Ví dụ: viết bài toàn thời gian). Và bạn nên biết rằng bạn phải tự tìm công việc cho mình, tập trung trí óc và sẽ luôn có rủi ro , nên chắc chắn công việc này sẽ không dành cho tất cả mọi người. Bạn cần phải ‘mặt dày’ để làm những công việc này.
Tuy nhiên, công việc này cho tôi sự tự do và linh hoạt, điều mà tôi thật sự đánh giá cao (ví dụ như, tôi có thể nghỉ ngơi và đi du lịch trong thời gian dài). Thêm một lý do nữa khiến tôi đón nhận công việc này, đó là tôi không cần phải đến văn phòng và chấm công từ ngày này qua ngày khác. Tôi có thể làm việc ở nhà, ở quán cà phê hoặc ở một nơi nào khác. Công việc của tôi được đo lường bằng sản phẩm cuối cùng, chứ không phải tần suất mọi người nhìn thấy tôi trong văn phòng.
Sự tự do và linh hoạt đặc biệt quan trọng đối với tôi. Hơn cả chức danh công việc và một chỗ ngồi làm việc trong văn phòng.
Tôi thực sự đánh giá cao mức độ thách thức trí tuệ của công việc này. Thỉnh thoảng, tôi được làm việc với những người tuyệt vời, được học hỏi nhiều thứ và có những thay đổi ý nghĩa.
Đôi khi trong lúc làm việc sẽ có sự khác biệt về cái mà khách hàng mong đợi và sản phẩm dự án , nhưng khi tôi toàn tâm toàn ý bắt tay vào làm, những gì tôi kiếm được rất khá (theo tiêu chuẩn của hầu hết mọi người). Khoản tiền này đủ để trả cho những cuộc phiêu lưu và những chuyến du lịch, như vậy là đủ đối với tôi đồng thời cũng là mức giá hợp lý cho những người tôi làm việc cùng.
Nói rõ hơn thì không có gì là sai khi làm việc cho người khác. Trên thực tế, cho dù bạn làm việc cho một tổ chức công ty (nhân viên) hay tự kinh doanh (như tôi), thì tất cả chúng ta đều đang phục vụ cho người khác. Tất cả chúng ta không phải được sinh ra là để làm doanh nhân hoặc tự kinh doanh , điều đó không sao cả. Hãy tìm sự phù hợp của riêng bạn và nắm lấy nó, như tôi đã nói. Có nhiều cách để chúng ta kiếm sống.
Quan điểm của tôi là tôi nhận thức rõ được những đánh đổi của bản thân và tôi vui khi thực hiện chúng. Nếu nhận thức và niềm vui của tôi thay đổi, tôi sẽ làm một kế hoạch mới
Những Bài Học Lớn Hơn
Trong khi ví dụ của tôi liên quan đến việc thành lập công ty một thành viên để giúp tôi sống một cuộc đời theo cách tôi muốn. Điều này có thể ngược lại với việc bạn đang ở đâu và bạn cần gì.
Những sự đánh đổi của bạn trước đây có thể phù hợp với việc hiện tại bạn tìm kiếm công việc ở một công ty, nơi bạn nhận tiền lương và tiền trợ cấp trong khi có vài người đang tìm kiếm sự nghiệp riêng. Điều đó không sao cả, hãy đánh đổi khi bạn đã hoàn toàn sẵn sàng.
Điều mà tôi ủng hộ là chúng ta có nhận thức về những điều chúng ta đánh đổi trong cuộc sống. Bạn cần nhận thức được bạn đang sử dụng nguồn năng lượng, thời gian và nỗ lực của mình ở đâu, cho việc gì. Về cơ bản, cần biết được mục đích, vì sao mình phải cống hiến bản thân như vậy.
Đây là một góc nhìn mới mà qua đó chúng ta có thể nhìn nhận một cách khách quan mọi thứ chúng ta làm.
Vâng, đôi khi chúng ta sẽ phải thực hiện những đánh đổi, đặt cược có thể không phải là lựa chọn đầu tiên. Nhưng chúng ta có thể làm điều đó có chủ ý. Hãy nhận ra rằng, sẽ luôn có một mục tiêu tốt đẹp hơn hoặc lâu dài hơn trong cuộc chơi.
Công tâm mà nói, bạn có thể nhận ra rằng bạn đang thực hiện những cú đánh đổi không mong muốn, mất nhiều hơn là được. Và rồi sau đó bạn sẽ nhận ra bạn cần có hành động mới, phù hợp hơn.
Những câu hỏi bạn có thể tự vấn
Bạn có thể xác định những đánh đổi nào là nên và không nên bằng những câu hỏi đơn giản nhưng mang tính phân loại sau:
- Các đánh đổi bạn đang thực hiện có xứng đáng với năng lượng/ thời gian/ nỗ lực/ tiền bạn mà bạn bỏ ra không? Bạn có nhận được lợi ích gì từ khoản đầu tư này không?
- Những đánh đổi này có giúp bạn gần hơn với mục tiêu của mình không?
- Những đánh đổi này có mang lại lợi ích gì cho các mối quan hệ của bạn không? Bạn có sẵn sàng để giúp đỡ cho những người bạn yêu quý nhất không?
- Bạn có cảm thấy hứng khởi, tràn đầy năng lượng khi thực hiện những đánh đổi đó không?
- Những đánh đổi đó có phù hợp với quy tắc đạo đức của bạn không?
- Những việc bạn đang làm có thực sự mang lại một cuộc sống tốt đẹp hơn không?
Nếu câu trả lời là không, có lẽ bạn đừng nên thực hiện chúng.
Hãy nhận thức, đánh giá những đánh đổi, giao dịch mà bạn thực hiện trong cuộc sống. Thực hiện chúng một cách có chọn lọc. Dành cho chúng sự quan tâm đầy đủ và xử lý chúng một cách tốt nhất mà bạn có thể.
——————————————————————————
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích!
- Bài viết gốc: TẠI ĐÂY
- Người dịch: Tiên Khánh Tuyền
- Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Tiên Khánh Tuyền – Nguồn iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/8787
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
iVolunteer Vietnam mạng xã hội chia sẻ, tổng hợp các thông tin cơ hội tình nguyện, học bổng, khoá học online hữu ích dành cho sinh viên & giới trẻ Việt Nam. Với các thông tin được cộng đồng chia sẻ, chúng mình thường KHÔNG có liên hệ trực tiếp với ban tổ chức hay đầu mối liên lạc của chương trình! Bạn vui lòng xem thêm thông tin tên đơn vị tổ chức chương trình (tìm qua facebook hoặc google) & nội dung chi tiết đính kèm, email/SĐT liên hệ (nếu có) ở link bài đăng trên fanpage và website https://ivolunteer.vn để tìm hiểu rõ hơn.
Lượt xem: 23