“Chế độ sinh tồn chỉ có thể cứu sống bạn, nó không phải là cách bạn sống. ” ~ Michele Rosenthal
Tuổi thơ là khoảng thời gian đáng trân trọng nhất đối mỗi con người. Tuy nhiên, không ai đến tuổi trưởng thành mà không bị tổn thương. Tất cả chúng ta đều trải qua những sự cố với bạn bè, gia đình hoặc những điều khác khiến chúng ta cảm thấy bị tổn thương
Tôi sinh ra trong một gia đình có 3 anh chị em, và bố mẹ tôi phải làm việc chăm chỉ để có một nguồn tài chính ổn định. Ở đâu đó, tôi cảm thấy bị bỏ rơi. Không phải họ cố ý, nhưng tôi thường bị cản trở, thậm chí choáng ngợp, bởi cảm giác bị hiểu lầm, cô đơn, không đủ tốt, và nói chung là không xứng đáng.
Mãi đến sau này, khi mà những cảm xúc bao nhiêu năm bị kìm nén mới bùng lên như một ngọn núi lửa. Tôi mệt mỏi với những cơn sốt, đau nhức cơ thể rồi cả chứng mất ngủ. Chúng khiến tôi dường như suy sụp hoàn toàn. Và cũng lúc đó, tôi nhận ra rằng cơ thể đang cố gắng nói chuyện với tôi. Nó đã cho tôi những dấu hiệu cảnh báo từ khi còn nhỏ.
Tôi đã từng khóc rất nhiều do quá nhạy cảm. Tôi thường xuyên bị ốm. Tôi hét lên hoặc chỉ im lặng vào phòng của. Dù thế nào, họ cũng bảo tôi đừng phản ứng như vậy. Nó trở thành một vòng luẩn quẩn của cảm giác choáng ngợp và sau đó ghét bản thân mình vì đã không cư xử theo cách bình thường.
Trở lại với sự suy sụp của tôi ở tuổi trưởng thành, nằm trên sàn nhà khóc nức nở, tôi quyết định nghỉ việc và theo đuổi ngành tâm lý học. Nó không phải là điều dễ dàng, nhưng nó có thể giúp tôi tìm ra câu trả lời cho bản thân mình.
Hóa ra, tôi không phản ứng thái quá hay nhạy cảm chút nào. Tôi đang ở chế độ sinh tồn, cơ thể và tâm trí của tôi coi mọi thứ như một mối đe dọa. Chúng cảnh giác với tâm trạng và phản ứng của người khác. Vì vậy, tôi không biết làm thế nào để thư giãn, và rồi dần kiệt quệ theo năm tháng.
Cơ thể chúng ta được thiết kế để đối phó với các mối đe dọa và sau đó chuyển trở lại chế độ thư giãn. Tuy nhiên, khi tâm trí của chúng ta không thể xử lý, điều chỉnh hoặc chịu đựng những cảm xúc lớn, nó sẽ chuyển sang chế độ “luôn đề phòng” để bảo vệ chúng ta. Tuy nhiên,chúng ta không biết cách để tắt đó đi và cuối cùng là phải sống trong lo lắng.
Điều quan trọng là chúng ta sống trong trạng thái này đã quá lâu đến nỗi nó dần cảm thấy bình thường và thoải mái. Sau đó, chúng ta khao khát sự kịch tính và thu hút bạn bè và đối tác kích hoạt chúng ta, chỉ để đi vào vòng xoáy, điều này khiến chúng ta luôn cảm thấy xúc động.
Nhưng có một lối thoát. Cần nỗ lực phục hồi tâm trí và cơ thể của chúng ta để hoạt động một cách tối ưu và sống một cuộc sống trọn vẹn hơn, nhưng điều này hoàn toàn có thể xảy ra.
Cuộc sống mỗi người chỉ một và chúng ta phải tìm ra điều gì phù hợp nhất với mình. Tuy nhiên, đây là một vài điều đã hiệu quả với tôi. Tôi chân thành hy vọng rằng họ có thể giúp ích cho bạn.
1. Nhắc nhở bản thân rằng bạn có thể xử lý bất cứ điều gì xảy ra
Khi ở chế độ sinh tồn, con người ta có những ý nghĩ không đâu và dự báo những kết quả tồi tệ nhất có thể xảy ra như những cách để giữ an toàn cho bản thân. Hãy dừng nghĩ về chúng bằng cách là chấp nhận rằng mình không thể kiểm soát mọi thứ vì không thể đảm bảo rằng không có gì làm tổn thương chúng ta.
Chỉ cần giải quyết những gì trong khả năng của mình và nhắc nhở bản thân rằng ngay cả khi mọi thứ không diễn ra như bạn dự tính, bạn có thể xử lý nó và bạn sẽ an toàn.
2. Phục hồi bộ não thông qua nhận thức
Hãy tự hỏi bản thân xem suy nghĩ của bạn đang tạo ra cảm xúc hay cảm xúc đang tạo ra suy nghĩ của bạn.
Ví dụ: nếu một người bạn không trả lời tin nhắn, bạn nghĩ rằng mình đã nói điều gì đó khiến họ khó chịu hay là có điều gì đó không ổn với họ và điều đó khơi gợi cảm xúc trong bạn. Nếu bạn nghĩ rằng họ chỉ bận rộn, bạn sẽ cảm thấy khác. Vì vậy, hãy tập nhận thức về những câu chuyện của bạn để bạn không rơi vào trạng thái hoảng sợ trước những suy nghĩ có thể không phải là sự thật.
3. Lắng nghe cơ thể của bạn
Cơ thể luôn kiểm tra để biết bạn đang thực sự cảm thấy như thế nào. Có căng thẳng ở đâu đó không, tim đập nhanh hơn không? Khi bạn tò mò về các cảm giác thể chất của mình, bạn sẽ bắt đầu nhận ra khi nào bị xúc động bởi phản ứng với một mối đe dọa được nhận thức. Điều này cho phép bạn chủ động làm dịu hệ thống thần kinh của mình — có thể bằng cách hít thở sâu, vuốt ve chú cún con hay là hòa mình vào thiên nhiên.
4. Hãy rộng lượng với chính mình
Đó không phải là một hành trình dễ dàng, và bạn phải có lòng trắc ẩn đối với bản thân. Bạn đã cố gắng hết sức để tồn tại, và bây giờ là lúc bạn phải tỉnh táo để phát triển.
——————————–
Xin cảm ơn những chia sẻ vô cùng bổ ích của tác giả!
- Bài viết gốc: www.indeed.com
- Người dịch: Tạ Hoàng Tuấn Hưng
- Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “ Người dịch: Tạ Hoàng Tuấn Hưng – Nguồn iVolunteer Vietnam “
Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/10557
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
iVolunteer Vietnam mạng xã hội chia sẻ, tổng hợp các thông tin cơ hội tình nguyện, học bổng, khoá học online hữu ích dành cho sinh viên & giới trẻ Việt Nam. Với các thông tin được cộng đồng chia sẻ, chúng mình thường KHÔNG có liên hệ trực tiếp với ban tổ chức hay đầu mối liên lạc của chương trình! Bạn vui lòng xem thêm thông tin tên đơn vị tổ chức chương trình (tìm qua facebook hoặc google) & nội dung chi tiết đính kèm, email/SĐT liên hệ (nếu có) ở link bài đăng trên fanpage và website https://ivolunteer.vn để tìm hiểu rõ hơn.