Hãy nghĩ đến cuộc phỏng vấn gần nhất của bạn – có lẽ là một số câu hỏi đã được hỏi, hoặc cách mà bạn trả lời chúng. Đã bao nhiêu lần mà người phỏng vấn đề cập đến một kỹ năng mà bạn chỉ cảm thấy hơi quen thuộc hay một vai trò cụ thể mà bạn chưa từng thực hiện quá thành thạo? Bạn đã nói gì? Tôi đã không nói dối, bạn cũng có thể nói lên chính mình; tôi có thể hoàn thành nó vào một ngày nào đó, hoặc tôi có thể lấp đầy những khoảng trống trong kinh nghiệm của mình bằng việc học hỏi trong quá trình làm việc.
Nhưng liệu điều đó có giúp cuộc phỏng vấn của bạn tốt hơn, hay làm nó tệ đi – ngay cả khi bạn đã có công việc làm. Hai nhà tư vấn hướng nghiệp, một đến từ quan điểm của người phỏng vấn và một đến từ quan điểm của nhà tuyển dụng, sẽ làm sáng tỏ lý do vì sao bạn có thể đang tự phá hoại cuộc phỏng vấn bằng cách thổi phồng sự thật.
Mike Monahan, bên phía nhà tuyển dụng, là cổ đông sáng lập của People Element và là đồng tác giả của ba quyển sách, bao gồm “Nơi Nào Có Thay Đổi, Nơi Đó Có Cơ Hội” (Where There’s Change There’s Opportunity). Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn hiệu suất chăm sóc sức khỏe, bao gồm chứng nhận từ Liên đoàn Huấn luyện Quốc tế, Mike đã viết một quyển sách về rèn luyện hành vi trong buổi phỏng vấn một cách đúng nghĩa, nhằm dạy cho tất cả các cấp quản lý “cách để nhận thức được khả năng thực sự của một người đối với một công việc nào đó”.
Agnė Radaviciute, cung cấp cái nhìn sâu sắc và tiềm ẩn về khía cạnh phỏng vấn, cô đã tập trung vào việc xây dựng các mối quan hệ, từng là một nhà huấn luyện về quản lý sản phầm và nguồn lực nội bộ cho các nhu cầu huấn luyện trong nhiệm kỳ năm năm của cô ấy tại IBM. Với cương vị là một trong những nhà đồng sáng lập của Verte(x), một tổ chức dành cho tất cả phụ nữ tập trung vào mạng lưới và cố vấn, Agnė đã tiên phong trong việc cung cấp và lập trình của tổ chức với tư cách là người điều hành một vòng tròn khép kín, và là người huấn luyện những nhà điều hành khác.
📌 Chúng ta tự phá hoại buổi phỏng vấn như thế nào?
Cả hai nhà huấn luyện đều nhất trí xác định rằng, theo Mike, “khi một người nộp đơn vào làm một công việc nghĩa là họ muốn công việc đó”. “Đôi khi mọi người chỉ tập trung vào việc nhận được lời đề nghị,” Agnė nói thêm, và họ sẵn lòng “bán cho bạn một câu chuyện” để đạt được điều đó, ngay cả khi một số yếu tố trong kinh nghiệm của họ không hoàn toàn là sự thật. Tuy nhiên nhưng lỗi giao tiếp này không hẳn là cố ý có ác tâm mà đôi khi chính người phỏng vấn cũng không nhận ra rằng việc này đang xảy ra.
“Tôi đã đi đến kết luận rằng, chỉ có một tỷ lệ nhỏ người có vấn đề về phần nào đó, và họ chỉ đơn giản là nói dối,” Mike nói, về những mặt như CV xin việc, bằng cấp, gia cảnh và kinh nghiệm. Anh ấy ước lượng rằng có dưới 10% những người nói dối một cách rõ ràng và quá đáng. Thay vào đó, anh ấy cho rằng “mọi người đang tự đánh lừa bản thân – trong chính suy nghĩ của họ, họ không nói dối với nhà tuyển dụng vì họ tin rằng mình có khả năng học hỏi được điều đó”.
Về lý do vì sao người ta sử dụng những trò lừa bịp để gạt bỏ sự thật khi phỏng vấn, điều đó khó giải thích hơn. “Điều đó rất dễ để suy xét,” Agnė trầm tư nói, “nhưng mỗi người đều có những lý do riêng của họ.” Trong khi một số người giỏi trong việc bán bản thân, “những người khác thì đấu tranh để đeo lên một chiếc mặt nạ hoàn hảo,” và sự thiếu hòa hợp, thiếu nhất quán của họ đối với những người phỏng vấn chỉ đem lại cảm giác phảng phất sự giả tạo mà thôi.
📌 Có bao giờ việc nói dối trong một buổi phỏng vấn là có ích hay không?
Agnė đã khẳng định là không, việc nói dối trong một buổi phỏng vấn, ngay cả khi đó là kỹ năng mà bạn nghĩ mình có thể học được, là một sai lầm lớn. “Điều tốt nhất mà bạn có thể làm trong một buổi phỏng vấn đó là hãy thành thật, cởi mở và trung thực, không chỉ vì lợi ích của công ty mà còn vì lợi ích của chính bản thân bạn,” cô ấy đặt vấn đề. Bằng cách gượng ép, chôn vùi bản thân vào một vị trí không thật sự phù hợp với mình, ngay cả khi bạn cảm thấy tuyệt vọng bởi một công việc nào đó, “bạn có thể đã tự biến mình trở thành một kẻ phá hoại” trong quãng đường dài hạn về sau.
Một kinh nghiệm tương tự cũng được chia sẻ bởi Mike, anh tin rằng cho dù một lời nói dối nhỏ trong buổi phỏng vấn cũng đủ cho thấy mức độ thiếu tôn trọng của ứng viên đối với công việc họ đang tìm kiếm và đối với chính bản thân họ. “Bạn sẽ không muốn thuê những người không có sự chính trực làm việc cho mình,” anh ấy nói rõ, “Không có bất cứ lời biện minh nào cho việc này, và cũng không có ai muốn thuê những người như thế.”
📌 Nhà tuyển dụng có thể thấy rằng tôi đang nói dối không?
Câu trả lời ngắn gọn là: có, bạn không thể đạt được nhiều như những gì bạn muốn một cách trơn tru.
Agnė nói rằng những dấu hiệu của sự không trung thực đối với một nhà tuyển dụng bao gồm việc nói ngắn gọn về một lỗi, khái quát một cách chung chung và trả lời với rất nhiều từ đệm nhằm lấp đầy sự im lặng khi nói chuyện, nhưng không có nội dung hay ngữ cảnh bổ sung. Dù câu trả lời của bạn có ngắn hay dài, “đang phản chiếu, hay nói có với mọi thứ” cái họ cho một nhà tuyển dụng tiềm năng thấy là khi họ đang mong chờ những gì bạn muốn nghe, họ không suy nghĩ về những gì họ thực sự muốn nói.
Bạn có lẽ nghĩ rằng mình đang chăm chút cho buổi phỏng vấn bằng việc trở nên lịch sự và lấy lòng mọi người, nhưng nếu niềm đam mê của bạn dành cho cơ hội này không đến, “họ có thể nói rằng nó chỉ là một điểm dừng trên cuộc hành trình của bạn, nhưng nó không thực sự là nơi mà bạn muốn bước xuống chuyến tàu”.
Mike lưu ý rằng trong quá trình phỏng vấn, có rất nhiều cách để loại bỏ những người không thực sự phù hợp với vị trí này. Hãy suy nghĩ giống như những cuộc phỏng vấn nhóm hay phỏng vấn hành vi, chúng có thể giúp tìm ra lỗi của những người ba hoa, thích phóng đại mọi việc đã vượt qua những vòng phỏng vấn trước.
Thêm vào đó, Mike thường nói với những người phỏng vấn rằng những câu hỏi chuyên môn sẽ là công cụ hữu ích để tạo những lỗ hổng trong những câu trả lời vô vị của những ứng viên được phỏng vấn. Bạn có thể nghe thấy điều này xuất hiện khi một người phỏng vấn hỏi bạn hãy cho họ biết về thời gian bạn làm một việc này hay việc khác. Mike đặt ra vấn đề khi một người đưa ra “một câu trả lời dứt khoát cho những điều mà họ rõ ràng không có một câu trả lời dứt khoát thực sự”, đó là một báo động đỏ mà một người phỏng vấn cần lưu ý.
📌 Thay vào đó, tôi nên làm gì?
Đặc biệt trong thời điểm nền kinh tế đang suy thoái, rất khó tránh khỏi tình trạng tranh giành phỏng vấn, hãy cố gắng nói bất cứ điều gì bạn tin rằng người phỏng vấn muốn nghe, tất cả dưới danh nghĩa của một doanh nghiệp tiềm năng. Nhưng nếu với cái giá phải trả là niềm hạnh phúc và phẩm giá của bạn trong tương lai, việc cố gắng trở thành một người không phải bản thân bạn không bao giờ là câu trả lời.
“Ngay cả khi tôi đã ở trong những hoàn cảnh mà tôi sẽ nói với người phỏng vấn một cách rõ ràng,” Agnė giải thích, “nếu đây là điều bạn đang tìm kiếm, nó không phải là tôi. Thường thì mọi người nghĩ rằng họ phải thích hoặc muốn làm mọi thứ, nhưng thực tế không ai như vậy cả.”
Mặt khác, Mike nói rằng thứ chung quy cuối cùng lại chính là năng khiếu; “một số người có năng khiếu trong một số lĩnh vực nhất định,” vấn đề chỉ là liệu bạn có nhận ra năng khiếu và điểm yếu của riêng mình hay không. Anh ấy nhấn mạnh rằng những nhà tuyển dụng đang tìm kiếm những ứng viên mà họ có thể nhận thấy “sự đồng cảm cơ bản.”
“Cuộc sống vốn khó khăn đối với đa số mọi người,” anh ấy nói tiếp, và việc “thế giới nhân sự đang tuyển người quản lý, bạn cần phải có một người giỏi, trung thực, tử tế cùng với việc sở hữu một loạt những kỹ năng phù hợp hoặc có khả năng phù hợp.” Cuối cùng, khi đã đánh dấu mọi ô yêu cầu là một mục tiêu cao cả, ở cấp độ giữa mỗi cá nhân, nếu ứng viên không cho thấy họ có thể hòa hợp với những người khác, “họ không xứng đáng với công việc đó.’’
Anh ấy tiếp tục rằng thường để kết thúc một cuộc hội thoại, và giữ một cơ hội tiềm năng lại trên bàn, sẽ tốt hơn nếu bạn đề cập đến sự thiếu kinh nghiệm của mình, nhưng đưa ra một giải pháp khả thi. “Đây là tất cả những gì bạn cần biết về tôi – tôi là một người thích học hỏi, tôi sẽ làm việc chăm chỉ cho đến khi tôi đạt được mục tiêu,” Mike mô tả, “và đó không phải một lời nói dối.”
Đối với Agnė, việc xây dựng sự tự tin là điều quan trọng nhất đối với một ứng viên phỏng vấn, một người như vậy sẽ không bao giờ cần phải thổi phồng sự thật. “Khi bạn càng tự tin vào sức mạnh của mình, bạn càng thoải mái khi thừa nhận rằng bản thân không giỏi một việc nào đó”; nhưng để làm được việc đó, Agnė giải thích, chúng ta phải “làm việc để hiểu được mong muốn của bản thân”. Nếu như có một kỹ năng nào đó mà bạn không giỏi, bạn cần phải thừa nhận nó mà không bị ảnh hưởng bởi nỗi sợ bị từ chối. Nhưng nếu có một kỹ năng nào đó mà bạn vượt trội, “bạn nên tự hào về nó, bạn nên thoải mái nói về nói, và nó là thứ sẽ tỏa sáng trong những cuộc thảo luận.”
Tuy nhiên, có những lúc trong sự nghiệp của một người, rất khó để khoanh vùng những khả năng riêng biệt mà họ có, đặc biệt đối với những người chỉ mới gia nhập vào thị trường việc làm, hoặc mới bước chân vào một lĩnh vực hoàn toàn mới. Kinh nghiệm của Mike đó là đối với phần lớn những người thuộc nhóm này, “rất nhiều người không biết rằng họ đang không biết những gì.”
Nhằm chinh phục những mục tiêu khó khăn của việc tự tin vào bản thân một cách trực tiếp, Agnė kết luận rằng “một chút thời gian của bạn, sự tự khám phá, kinh nghiệm, sự tự tin”, bởi vì cuối cùng “bạn càng hiểu bản thân mình, bạn càng có khả năng đối diện sự thật.”
———————————————————————–
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích!
- Nguồn: theladders.com
- Người dịch: Nguyễn Cao Tường Minh
- Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Nguyễn Cao Tường Minh – Nguồn iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/9047
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
iVolunteer Vietnam mạng xã hội chia sẻ, tổng hợp các thông tin cơ hội tình nguyện, học bổng, khoá học online hữu ích dành cho sinh viên & giới trẻ Việt Nam. Với các thông tin được cộng đồng chia sẻ, chúng mình thường KHÔNG có liên hệ trực tiếp với ban tổ chức hay đầu mối liên lạc của chương trình! Bạn vui lòng xem thêm thông tin tên đơn vị tổ chức chương trình (tìm qua facebook hoặc google) & nội dung chi tiết đính kèm, email/SĐT liên hệ (nếu có) ở link bài đăng trên fanpage và website https://ivolunteer.vn để tìm hiểu rõ hơn.