1. Giữ họ thật chặt
Tôi thường được nghe rằng nếu một người đã có ý định nghỉ làm thì sớm muộn gì họ cũng sẽ làm điều đó mà thôi dù bạn có làm thế nào đi nữa. Bạn không thể ngăn cản điều đó, và bạn cũng không nên làm thế- bởi sau cùng, sẽ không có một người nào không-thể-thay-thế. Tôi thì kịch liệt phản đối ý kiến này.
Nghỉ việc luôn luôn căng thẳng. Bạn không thể biết tương lai ra sao. Mỗi người, theo ý chí tự nguyện của họ, nếu mọi thứ ổn thỏa và được sắp đặt, họ thường sẽ không muốn rắc rối. Họ muốn ở trong vùng an toàn (nếu bạn đã tạo một vùng an toàn cho họ). Vì vậy, chắc hẳn phải có những lý do quan trọng mới khiến họ đi đến quyết định này. Điều này luôn đáng giá: có thể bạn sẽ tìm được một thứ gì đó để cải thiện trong vùng công ty của bạn và hãy cố gắng hết sức để đạt được. Những trải nghiệm nói với chúng ta rằng thực tế chẳng có tình huống nào là không giải quyết được cả.
Đôi khi nhân viên nghỉ việc bởi những lý do lạ đời và những vấn đề thực ra rất dễ giải quyết. Tôi từng thuê một anh kĩ sư phần mềm, anh ta có lẽ không thích cách nói chuyện của ông quản lý đối với anh và thế là anh ta nghỉ việc. Tôi cũng từng có những bạn lập trình viên xin nghỉ việc bởi lý do sức khỏe vì làm việc quá nhiều và không biết cách nghỉ ngơi. Tôi cũng đã từng thấy ban trưởng phòng Digital Marketing (tiếp thị kỹ thuật số) bỏ việc bởi họ cho rằng lương của họ quá cao so với chất lượng công việc mà họ đang làm. Nhân viên có người sẽ hơi kì lạ một chút. Cách duy nhất để biết những gì đang diễn ra chính là trực tiếp hỏi họ một cách bình tĩnh và chuẩn bị tâm lý để đón nhận mọi câu trả lời từ họ.
Nếu một người thực sự cốt cán trong một công ty, sự tự tôn của bạn nên đứng sau. Bạn nên cố gắng giữ chân họ bằng mọi cách. Hiếm khi về lương thưởng. Việc trao cho họ một vị trí mới trong công ty hay giao cho họ một vài nhiệm vụ mới lạ hấp dẫn thậm chí còn quan trọng hơn đó.
Vậy thì những công việc cũ của người nhân viên này thì sao? Thật tồi tệ, nhỉ? Ai sẽ đảm nhận phần công việc này? Nhưng hãy thử nghĩ về điều này như sau. Nếu họ nghỉ, bạn vẫn sẽ phải phân chia các nhiệm vụ còn tồn tại của họ, nó cũng giống nhau cả thôi. Nhưng nếu nhân sự mà bạn tin tưởng nắm giữ chìa khóa của sự hiểu biết, truyền thống và văn hóa công ty. Họ sẽ có quyền hành trong số những đồng nghiệp khác và sau sẽ trở thành người lãnh đạo dư luận chủ chốt. Việc giữ họ sẽ là quan trọng. Mất họ như bạn mất một ngón tay hay ngón chân quý giá vậy. Công ty bạn vẫn có thể tiếp tục, nhưng chất lượng lao động sẽ bị giảm sút.
2. Tiếp tục nói chuyện với họ
Mọi người thường hối tiếc điều gì khi nằm trên giường bệnh trực chờ cái chết? Xét theo cái mà tôi thường nghe được, có vẻ việc thất vọng về sếp đâu đó nằm ở cuối danh sách. Hầu hết mọi người đều tiếc nuối vì không có đủ thời gian dành cho gia đình và bạn bè.
Tuy nhiên, thực tế, nghỉ việc cũng chính là một dạng của cái chết. Tất nhiên chúng ta vẫn là đang sống và khỏe mạnh nhưng những sự kết nối đã bị phá vỡ. Bạn không còn có người này trong cuộc sống thường ngày nữa. Họ như “biến mất” đối với bạn.
Nhưng bạn cũng có thể thoát khỏi điều này bằng cách hãy tiếp tục bắt chuyện với họ – người muốn cảm thấy mình cần thiết.
Thậm chí còn tốt hơn nếu bạn bắt đầu trò chuyện với họ trước khi họ nghỉ việc. Thông thường việc thiếu những đánh giá nhìn nhận tích cực từ người quản lý là lý do cốt yếu khiến nhân viên nghỉ việc. Đó là tại sao ở trong một số công ty thành công lớn như Adobe hay Intel, những người giám sát được khuyến khích dành ít nhất 1 giờ đồng hồ mỗi tháng ngồi trò chuyện chủ đề nào đó với cấp dưới của họ, thường là không liên quan đến công việc. Bằng cách này nhân viên có thể có tinh thần tốt hơn và hiểu được lời thề của họ.
Nếu cấp dưới nhận thấy rằng bạn đang cảm kích họ, họ rất vui- và điều này không tốn chi phí nào. Tạo cho họ động lực đạo đức đó là làm việc chăm chỉ, nhưng miễn phí và nó là điều trọng yếu nhất. Nếu họ cảm thấy hài lòng và thỏa mãn, sẽ chẳng có lý do gì mà họ phải viết đơn xin nghỉ việc kể cả khi lương của họ không phải là tốt nhất.
Các nhà quản lý cần hiểu rằng công ty bạn đã phải trả khoản phí thường kì cho việc tìm kiếm, phỏng vấn, đào tạo nhập môn và đào tạo chuyên gia. Nếu họ vẫn có giá trị và nếu công việc của họ vẫn cần thiết, thì đó thực sự là không khôn ngoan khi không đấu tranh giành công việc đó nữa.
3. Chờ đợi sự trở lại của họ
Hãy tưởng tượng rằng những nỗ lực của bạn không thành công. Nhân viên vẫn rời đi. Niềm tin chắc chắn chắn của tôi rằng dù thế nào đi nữa, bạn vẫn cần giữ mối quan hệ tốt với họ. Hãy cho điều này làm ưu tiên hoàn toàn của bạn. Đừng đốt cháy giai đoạn. Việc họ quyết định nghỉ việc sẽ không phải là sự chấm dứt cho công việc chung của các bạn. Trái đất đã nhỏ, hơn nữa, thì thế giới của những nhân lực trình độ cao trong lĩnh vực của bạn càng nhỏ hơn.
Nếu họ bỏ việc, thì đầu tiên, bạn cần xin đánh giá nhiều nhất có thể. Điều gì mà họ thoải mái khi làm việc cho bạn? Điều gì khó chịu nhất? Điều gì họ muốn thay đổi? Ai mà họ muốn thay thế và tại sao? Những người này (người bỏ việc) thường không có gì để mất lúc đó thường họ sẽ vô giá trị. Họ sẽ sẵn sàng chia sẻ những trải nghiệm và thành thật nói về tình trạng nơi làm việc. Đừng bỏ qua thông tin này.
Bây giờ thì sự chú ý của bạn cần được nhắm vào người đang ở cùng bạn. Thật cẩn trọng cân nhắc cách phân bổ nhiệm vụ cho những người xung quanh. Công việc chắc hẳn sẽ tăng dần lên đối với mỗi người, ít nhất trong một khoảng thời gian ngắn. Mọi người cần chuẩn bị cho điều đó.
Hơn một lần tôi đối mặt với một quan điểm mà khi nhân viên rời công ty, nó thật sự khó khăn cho họ khi muốn quay về. Họ tỏ ra xấu hổ, và hơn nữa, bạn không nên chấp nhận họ (bởi họ kiểu như “kẻ thiếu trung thành” vậy). Nhưng điều này là vô nghĩa. Khi một người nào đó nói với bạn điều tương tự, hãy nhớ đến Steve Jobs, người đã từng bị đuổi khỏi chính công ty của anh ấy khi gặp phải một scandal, nhưng lại trở lại thành công huy hoàng mấy năm sau đó. Bây giờ tên công ty thì như gắn chặt với tên anh ấy, và công ty thì ngày càng nổi tiếng hơn.
Nếu bạn tạo ra được một môi trường làm việc gợi mời, và nếu họ biết họ sẽ được chấp nhận, bạn sẽ rất ngạc nhiên bởi số lượng người quay trở lại làm việc cho bạn chỉ trong vài tháng đấy. Mọi người rời công ty của tôi, Smartbrain, để sang công ty khác làm, với vị trí cao hơn và lương thưởng tốt hơn. Nhưng hàng trăm người mà tôi từng chân thành níu giữ lại đã thực sự quay trở về sau vài tháng. Kể cả với điều kiện và mức lương như cũ. Tôi biết một số trường hợp trong những công ty công nghệ thông tin lớn khi mà nhân sự họ nghỉ việc và lại quay lại sau một vài lần.
Nếu một nhân viên giỏi không làm việc cho bạn nữa, bạn phải đảm bảo rằng bạn sẽ luôn thấy vui vẻ khi thấy họ trở lại. Điều này rất có giá trị trong dài hạn. Đặc biệt bởi vì việc tìm được một nhân sự mới người mà phù hợp với công việc kinh doanh của bạn và đào tạo từ đầu bây giờ thì rất là khó khăn.
Nói chung, hãy cố giữ những người tài. Cố gắng khiến cuộc sống công sở của nhân viên bạn trở nên nhẹ nhàng thoải mái nhất. Một nhân viên vui vẻ, được quan tâm, rồi sẽ phát triển, chinh phục chính bản thân họ và tạo được những giá trị thặng dư cho mọi người xung quanh.
—————————
Xin cảm ơn những chia sẻ vô cùng bổ ích của tác giả!
- Bài viết gốc: entrepreneur.com
- Người dịch: Trịnh Mai Lan
- Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Trịnh Mai Lan – Nguồn iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/9797
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
iVolunteer Vietnam mạng xã hội chia sẻ, tổng hợp các thông tin cơ hội tình nguyện, học bổng, khoá học online hữu ích dành cho sinh viên & giới trẻ Việt Nam. Với các thông tin được cộng đồng chia sẻ, chúng mình thường KHÔNG có liên hệ trực tiếp với ban tổ chức hay đầu mối liên lạc của chương trình! Bạn vui lòng xem thêm thông tin tên đơn vị tổ chức chương trình (tìm qua facebook hoặc google) & nội dung chi tiết đính kèm, email/SĐT liên hệ (nếu có) ở link bài đăng trên fanpage và website https://ivolunteer.vn để tìm hiểu rõ hơn.
Lượt xem: 22