“Bạn phải học cách buông bỏ. Giải tỏa căng thẳng. Dẫu thế nào đi chăng nữa bạn cũng không bao giờ kiểm soát được” – Steve Maraboli
Tôi nhận thấy rằng mọi thứ diễn ra suôn sẻ hơn nhiều từ lúc tôi từ bỏ việc kiểm soát – như khi một chuyện xảy ra phải có sự cho phép của tôi thay vì cứ để nó xảy ra. Thật không may, tôi rất tệ về khoản này.
Mặc dù tôi đã đỡ hơn nhiều so với trước đây, nhưng tôi vẫn còn hơi kiểm soát một chút. Tôi thường lấy hết toàn bộ năng lượng để lập kế hoạch, dự đoán và ngăn chặn những điều mà tôi không thể lập kế hoạch, dự đoán hoặc ngăn chặn trước.
Ví dụ như, tôi tự hỏi liệu con tôi có ngủ trưa đúng cách khi chúng tôi đi du lịch hoặc nếu không, con bé nó có gắt gỏng lên không. Tôi suy nghĩ qua cách đi lại và ngủ trưa của con bé và cố gắng tìm ra chính xác những gì chúng tôi đang phải đối mặt, như thể giấc ngủ của nó là điều tôi có thể kiểm soát được.
Tôi cũng hay nghĩ về thời tiết khi có khách ngoài thị trấn đến thăm. Tôi dành thời gian có hạn của mình để lập kế hoạch cho việc kết hợp thời tiết / tâm trạng khả thi khi xem xét chuyến đi của chúng tôi.
Như hầu hết những người mà tôi biết, tôi dành nhiều thời gian cho những việc không phải là của mình. Chuyện con cái, chuyện của bạn bè tôi và chuyện của Mẹ thiên nhiên.
Với tư cách là một người đang dần hết việc thích kiểm soát, có ba điều tôi biết chắc về việc cố gắng kiểm soát mọi thứ:
1. Chúng ta cố gắng kiểm soát mọi thứ vì điều chúng ta nghĩ sẽ xảy ra nếu chúng ta không làm thế
Nói cách khác, kiểm soát bắt nguồn từ nỗi sợ hãi.
2. Kiểm soát là kết quả của việc gắn liền với một kết quả cụ thể – một kết quả mà chúng ta chắc chắn là điều tốt nhất cho bản thân, như thể chúng ta luôn biết điều gì là tốt nhất
Khi chúng ta tin tưởng rằng chúng ta sẽ ổn cho dù hoàn cảnh nào xảy ra đi chăng nữa, chúng ta không cần phải kiểm soát từ những thứ nhỏ nhất trong vũ trụ này. Chúng ta buông tay. Và chúng ta tự mở ra cho mình mọi khả năng tuyệt vời chỉ khi được gắn kết với một con đường “đúng đắn”.
3. Năng lượng của sự đầu hàng hoàn thành nhiều hơn năng lượng của sự kiểm soát
Tôi nghi ngờ rằng nó hơi khác đối với mọi người, nhưng với tôi đây là chế độ điều khiển trông như thế này: Tầm nhìn của tôi rất hẹp và khó tập trung, hơi thở của tôi cạn kiệt, adrenaline tiết ra nhiều hơn và nhịp tim của tôi tăng lên.
Tâm trí của tôi chuyển từ chủ đề này sang chủ đề khác và từ quá khứ sang tương lai rất nhanh, tôi còn rất thiếu tập trung, trí nhớ kém và hầu như không nhận thức được ở thời điểm hiện tại.
Ở chế độ đầu hàng, tôi bình tĩnh, bình yên. Hít thở sâu, hiện diện trong giấy phút này. Tôi nhìn thấy rõ ràng và tầm nhìn của tôi mở rộng ra xung quanh, cho phép tôi (theo nghĩa đen) nhìn được bức tranh toàn cảnh hơn.
Vì vậy, điều thật trớ trêu là càng cố gắng kiểm soát thì thực tế mọi thứ lại cảm thấy ít bị kiểm soát hơn. Khi tôi kiểm soát từ những việc nhỏ đến việc ám ảnh bởi các chi tiết, tôi biết tôi đang theo cách của riêng mình.
Nghệ thuật đầu hàng
‘’Surrender’’ theo nghĩa đen nghĩa là ngừng chiến đấu. Hãy ngừng chiến đấu với chính mình. Hãy ngừng chiến đấu với vũ trụ và dòng chảy tự nhiên của vạn vật. Ngừng kháng cự và chống lại thực tế.
Đầu hàng = Hoàn toàn chấp nhận những gì đang có + Niềm tin rằng tất cả đều ổn, ngay cả khi không có tác động của tôi.
Không phải là không hành động. Mà là thực hiện hành động từ nơi có năng lượng đầu hàng đó.
Nếu việc buông bỏ sự kiểm soát và buông xuôi không chỉ giúp bạn cảm thấy tốt hơn mà còn thực sự tạo ra kết quả tốt hơn, thì chúng ta làm điều đó như thế nào?
Đôi khi bạn dễ dàng nhận thấy rằng mình đang ở trong chế độ kiểm soát và chọn buông bỏ – chuyển thành năng lượng đầu hàng một cách có ý thức và có chủ ý.
Ví dụ, khi biết rằng mình đang ở chế độ kiểm soát, tôi tưởng tượng rằng mình đang ở trên một chiếc thuyền nhỏ chèo ngược lại dòng chảy. Thật là khó. Đó là một cuộc chiến. Đó là điều mà tôi cảm thấy thích thú với chế độ kiểm soát.
Khi tôi chọn buông bỏ và đầu hàng, tôi hình dung con thuyền quay đầu lại, tôi thả mái chèo, và lênh đênh xuôi dòng.
Tôi đang bị kéo nhẹ nhàng mà không cần nỗ lực nào từ phía mình. Chỉ cần thở và nói, “Buông mái chèo thôi” thường là đủ để đưa tôi đến đó rồi.
Đôi khi, việc chuyển từ kiểm soát sang đầu hàng sẽ khó hơn một chút. Dưới đây là một số câu hỏi có thể giúp cho bạn:
1. Tôi sợ điều gì sẽ xảy ra nếu tôi để mất kiểm soát?
Khi bạn xác định chính xác nỗi sợ hãi, hãy đặt câu hỏi về giá trị của nó. Hãy tự hỏi bản thân điều đó có đúng không? Nếu bạn sợ bữa tối sẽ bị hủy hoại nếu bạn trai của bạn không nhớ đi hái cà tím (và bạn đã nhắc anh ấy mười bốn lần), hãy đặt câu hỏi cho giả định đó.
Bạn có biết là bữa tối sẽ bị hủy hoại nếu không có cà tím? Và nếu nó sẽ bị hủy hoại (theo định nghĩa của bạn, sao cũng được), thì điều đó có gì tồi tệ?
2. Tìm những công việc bạn có tham gia
Công việc của bạn là những lĩnh vực có ảnh hưởng trực tiếp đến bạn. Bạn có ở đó không? Hay bạn đang làm việc của người khác? Khi chúng ta cố gắng kiểm soát mọi thứ ngoài công việc của mình, mọi thứ sẽ không diễn ra tốt đẹp.
3. Hãy xem xét điều này: Liệu buông bỏ có giống như tự do không?
Hầu như luôn là thế. Hãy để cảm giác tự do đó hướng dẫn bạn nới lỏng sự kìm kẹp của mình.
Một vũ trụ thân thiện
Einstein nói, “Quyết định quan trọng nhất mà chúng ta đưa ra là liệu chúng ta tin rằng chúng ta đang sống trong một vũ trụ thân thiện hay thù địch.”
Tôi tin vào một vũ trụ thân thiện.
Tiếp nhận và cho phép mọi thứ xảy ra là một kỹ năng có thể được thực hành và cải thiện. Việc tin tưởng vào một vũ trụ thân thiện sẽ giúp ích cho bạn – một vũ trụ luôn ủng hộ bạn trên mọi ngã rẽ để bạn không phải lo lắng thêm quá kỹ càng.
Chúng ta luôn có thể chọn làm mọi việc theo cách dễ dàng hoặc cách khó khăn. Chúng ta có thể gồng mình vượt qua, hoặc chúng ta có thể buông mái chèo để ta có thể xuôi theo dòng chảy.
Có một năng lượng yên bình nhưng chưa tập trung cụ thể, đi kèm với việc nắm giữ ý định về những gì tôi muốn, nhưng không ép buộc bản thân tôi phải làm điều đó. Năng lượng đó là ma thuật. Công việc của tôi vẫn đang được hoàn thiện, nhưng tôi để nó trở thành một thói quen thay vì biến nó thành một thói quen.
———————————————————————-
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích!
- Nguồn: tinybuddha.com
- Người dịch: Lê Quỳnh Anh
- Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Lê Quỳnh Anh – Nguồn iVolunteer Vietnam’’
Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/9784
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
iVolunteer Vietnam mạng xã hội chia sẻ, tổng hợp các thông tin cơ hội tình nguyện, học bổng, khoá học online hữu ích dành cho sinh viên & giới trẻ Việt Nam. Với các thông tin được cộng đồng chia sẻ, chúng mình thường KHÔNG có liên hệ trực tiếp với ban tổ chức hay đầu mối liên lạc của chương trình! Bạn vui lòng xem thêm thông tin tên đơn vị tổ chức chương trình (tìm qua facebook hoặc google) & nội dung chi tiết đính kèm, email/SĐT liên hệ (nếu có) ở link bài đăng trên fanpage và website https://ivolunteer.vn để tìm hiểu rõ hơn.
Lượt xem: 27