Kỹ Năng

Các Kỹ Năng Cơ Bản Trong Thuyết Trình (Có Ví Dụ)

Các  kỹ năng cơ bản trong thuyết trình cho phép bạn giao tiếp hiệu quả với những người khác. Những kỹ năng này sẽ gúp bạn trong nhiều lĩnh vực khác nhau và mang đến cho bạn nhiều sự tự tin hơn khi hướng dẫn hoặc nói trước đám đông. Tìm hiểu về những kỹ năng này có thể giúp phát triển kỹ năng nói của bạn và phong thái thể hiện của mình. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá các nền tảng kỹ thăng thuyết trình là gì, đưa ra ví dụ về từng nền tảng, và thảo luận cách để cải thiện và sử dụng chúng ở nơi làm việc.

Các Kỹ Năng Cơ Bản Trong Thuyết Trình Là Gì?

Kỹ năng thuyết trình cơ bản sẽ cho phép bạn tạo nên sự kết nối thông qua bài thuyết trình và cuộc trò chuyện với những người khác. Những kỹ năng này có thể bao gồm tổ chức nội dung, tương tác với những người đang nghe bạn trình bày và thấu hiểu khán giả của mình. Chúng có thể giúp các chuyên gia như giảng viên và thực tập sinh, đồng thời cho phép thông tin bạn đang trình bày có tác động lớn đến họ. Chúng cũng hữu ích cho việc chuẩn bị nội dung trước buổi thuyết trình.

Các ví dụ cho kỹ năng cơ bản  thuyết trình

Các kỹ năng cơ bản để thuyết trình có thể khác nhau, tùy thuộc vào địa điểm và bối cảnh nơi mà bạn sẽ thuyết trình. Những kỹ năng này có thể là công cụ linh hoạt, hữu ích cho bạn trong việc bạn sử dụng nhằm để lại những tác động đáng nhớ cho khán giả. Dưới đây là danh sách gồm 5 ví dụ của nền tảng kỹ năng thuyết trình.

1. Tự quản lý

Khi bạn chuẩn bị cho một bài thuyết trình, bạn thường sẽ cảm thấy phấn khích vì mong đợi. Học cách kiềm chế những phản ứng cảm xúc có thể góp phần cải thiện chung bài thuyết trình của bạn. Điều này có thể giúp bạn cảm thấy tự tin hơn khi chuẩn bị cho bài thuyết trình và cho phép bạn duy trì quá trình tổ chức tốt hơn khi bạn nói.

2. Ngôn ngữ cơ thể

Khi trình bày một chủ đề, bạn có thể sử dụng các dấu hiệu vật lý tinh tế để giao tiếp với khán giả của mình. Ví dụ, bạn có thể đi bộ theo chiều dài của khu vực thuyết trình khi bạn nói, duy trì sự chú ý của người nghe. Sử dụng các cử chỉ như cử động tay và tương tác thể chất với khán giả là cách hiệu quả để giữ người nghe theo dõi được thông điệp của bạn.

3. Thành thạo trong công cụ hỗ trợ

Nếu như bạn đang diễn giải một bài thuyết trình, điều quan trọng là phải nhận ra rằng một vài thành viên khán giả có thể tiếp thu thông tin khác so với những người còn lại. Bạn có thể nói hiệu quả hơn đối với các nhóm khác bằng cách sử dụng các nguồn tài nguyên thuyết trình khác nhau, ví dụ như  công cụ trực quan, đồ họa thông tin và các tính năng học tập tương tác. Bạn có thể đánh giá chủ đề và đám đông của mình, và đồng thời áp dụng một chiến lược trình bày độc đáo và đa dạng.

4. Chuẩn bị

Điều quan trọng là phải chuẩn bị cho một bài thuyết trình để mà người nghe có thể dễ dàng theo dõi những gì bạn nói. Ví dụ, khi bạn bỏ thời gian để diễn giải cho khán giả nghe về mục tiêu của bài thuyết trình của bạn, bạn có thể kiếm được một lượng người tham gia nhiều hơn . Các khán giả sẽ đánh giá cao sự rõ ràng ngay từ khi bắt đầu và thông qua việc định hình trước, có thể hiểu được những gì họ có thể mong đợi học được. Công bố những điều này ngay từ khi bắt đầu bài phát biểu sẽ cho phát đám đông của bạn chuẩn bị cho bài nói sắp tới và ghi chú hoặc theo dõi tương ứng.

5. Độ chính xác

Ngôn ngữ của bạn chính xác có thể đảm bảo khán giả hiểu được ý của bạn. Ví dụ, khi kết thúc bài thuyết trình của bạn, hãy cân nhắc tóm tắt các điểm chính để lược sơ qua cho khán giả về những ý chính trong suốt bài thuyết trình. Điều này có thể có giá trị đối với những người ghi chú lại để bắt kịp bạn đang nói tới phần nào, và giúp khán giả của bạn nắm bắt được sự rõ ràng và cảm giác tiếp thu toàn bộ vào cuối bài nói của bạn. Bạn có thể làm điều này bằng lời nói hoặc với sự hỗ trợ trực quan.

Cách để cải thiện những kỹ năng cơ bản để thuyết trình

Các chuyên gia có thể sử dụng nhiều kỹ năng và tính cách nói khác nhau để tương tác với khán giả. Bạn cũng có thể tự điều chỉnh chính chiến lược của mình tùy theo người nghe và chủ đề khác nhau. Dưới đây là 3 cách giúp bạn cải thiện kỹ năng của mình.

Tăng cường sự tự tin: Cải thiện sự tự tin theo yêu cầu phải cải thiện được tư duy của bạn. Bạn có thể làm điều này bằng tham gia một khóa học hội thoại , đọc sách có liên quan hoặc luyện nói trước gương.

Trình bày ý kiến:  Để trình bày ý kiến một cách thuyết phục đòi hỏi bạn phải luyện tập nhiều lần. Làm việc trong sự thay đổi và sắp xếp từ ngữ trình bày với bạn bè hoặc luyện nói trước gương cho đến khi bạn có thể hoàn thành bài thuyết trình mà không cần hướng dẫn.

Tăng cường sự tương tác: Xem xét các tài liệu thuyết trình của bạn và cập nhật chúng để thu hút nhiều sở thích của khán giả. Ví dụ: nếu bạn đang thuyết trình với một nhóm đồng nghiệp, bạn có thể sử dụng một giọng điệu quen thuộc hơn.

Kỹ năng thuyết trình cơ bản ở nơi làm việc

Kỹ năng thuyết trình cơ bản là tài sản hữu ích để duy trì ở nơi làm việc. Xây dựng và duy trì những kỹ năng này có thể giúp bạn giao tiếp và lãnh đạo nhóm của mình hiệu quả hơn. Dưới đây là danh sách các tình huống mà bạn có thể sử dụng hiệu quả các kỹ năng trình bày nền tảng của mình ở nơi làm việc:

Họp nhóm: Kỹ năng thuyết trình của bạn có thể làm cho các cuộc họp nhóm trở nên hấp dẫn hơn. Điều này có thể giúp nhân viên tiếp thu và ghi nhớ thông tin.

Thuyết trình trên bảng: Các bài thuyết trình trên bảng có thể cải thiện và hấp dẫn hơn khi bạn sử dụng các kỹ năng thuyết trình trên nền tảng. Ví dụ: bạn có thể chứng minh cho các thành viên hội đồng quản trị thấy bạn và nhóm của bạn giao tiếp tốt như thế nào.

Đào tạo cho nhân viên mới: Bạn có thể cải thiện quy trình giới thiệu nhân viên bằng cách sử dụng các kỹ năng trình bày nền tảng cơ bản. Một cách để làm điều này có thể là sử dụng các công cụ trực quan để chỉ cho nhân viên mới cách hoàn thành một quy trình.

Cách làm nổi bật các kỹ năng trình bày cơ bản

Các kỹ năng mềm, chẳng hạn như kỹ năng trình bày cơ bản, rất quan trọng ở nơi làm việc. Học cách trình bày những kỹ năng này với nhà tuyển dụng thông qua hồ sơ xin việc và phỏng vấn có thể giúp bạn hoàn thành tốt vai trò của mình. Dưới đây là những gợi ý có thể giúp bạn giới thiệu những kỹ năng thuyết trình này với các nhà tuyển dụng tiềm năng trong cả tài liệu trước khi phỏng vấn và trong cuộc phỏng vấn của bạn:

Sơ yếu lý lịch và thư xin việc

Bạn có thể nêu bật kỹ năng trình bày của mình trong cả sơ yếu lý lịch và thư xin việc thông qua kinh nghiệm trước đây và sử dụng từ ngữ có liên quan để thể hiện kiến ​​thức về ngành của bạn. Xem xét bất kỳ kinh nghiệm chuyên môn nào bạn có thể có thông qua các môn học trong đại học hoặc các chứng chỉ bổ sung về các chủ đề liên quan đến thuyết trình. Bạn cũng có thể liệt kê bất kỳ kinh nghiệm giảng dạy nào có thể áp dụng cho vai trò bạn muốn. Điều này có thể bao gồm cố vấn, giới thiệu nhân viên hoặc bất kỳ trải nghiệm chính thức nào trên sân khấu với một nhóm đồng nghiệp hoặc chuyên gia.

Phỏng vấn

Cuộc phỏng vấn của bạn có thể là một nơi tuyệt vời để sử dụng các kỹ năng trình bày nền tảng của bạn. Khi phỏng vấn, hãy xem xét giọng điệu và ngôn ngữ cơ thể của bạn. Giữ bình tĩnh trong suốt quá trình có thể thể hiện vẻ ngoài tự tin và năng lực đối với nhà tuyển dụng tiềm năng. Bạn cũng có thể nói một cách hấp dẫn và sử dụng các ví dụ độc đáo để giới thiệu nhiều kinh nghiệm của bạn trong bộ kỹ năng

————————————————————————————–

Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích!

  • Bài viết gốc: www.indeed.com
  • Người dịch: Nguyễn Thị Khánh Đoan
  • Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Nguyễn Thị Khánh Đoan – Nguồn iVolunteer Vietnam

Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/8021

Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.

Lượt xem: 645

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ