💥Người xử lý vật liệu làm những công việc gì?
Người xử lý vật liệu còn có những tên gọi khác là “người xử lý hàng hoá”, “người phụ trách kho hàng” hay “người lao động tay chân”. Về cơ bản, những người làm trong vị trí này sẽ vận chuyển sản phẩm, hàng hoá, kho hàng hoặc các vật liệu khác theo phương pháp thủ công. Ngoài ra, người xử lý vật liệu làm việc trong nhiều chuỗi cung ứng, bao gồm các lĩnh vực như chế tạo và sản xuất, vận chuyển và lưu kho, cũng như tiếp nhận khách hàng. Công việc này có thể liên quan đến việc lắp nguyên vật liệu vào máy móc hay dỡ nó ra khỏi máy móc, vệ sinh phương tiện và đóng gói vật liệu để di chuyển.
Người xử lý vật liệu có thể vận chuyển hàng hoá và nguyên liệu đến và đi từ khu vực sản xuất hoặc kho chứa, bến tàu hoặc xe tải chở hàng, bằng phương pháp thủ công hoặc thiết bị cơ giới hoá, chẳng hạn như xe nâng hàng. Tuy nhiên, những nhiệm vụ cụ thể sẽ thay đổi tuỳ theo ngành của nhà tuyển dụng và vị trí của bạn. Một số người xử lý chuyên về các vật liệu cụ thể, chẳng hạn như những vật liệu không nguy hiểm như quần áo hoặc các hàng tiêu dùng khác, hay xử lý chuyên sâu về các vật liệu nguy hiểm, như amiăng.
Các nhiệm vụ khác của người xử lý vật liệu bao gồm:
- Tiếp nhận và xử lý các lô hàng vật tư hay hàng hoá mới
- Duy trì kiểm kê và lưu giữ dữ liệu về vị trí của tất cả các nguyên liệu
- Thực hiện các đơn hàng của khách hàng
- Duy trì tài liệu chính xác cho tất cả các nguyên liệu được vận chuyển
- Sử dụng cân vi tính để đếm và cân hàng hoá
- Vận hành một cách an toàn các công cụ cơ khí, bao gồm ống kẹp, kích bằng tay, xe nâng và xe đẩy
- Đảm bảo thiết bị được giám sát và tạo điều kiện sửa chữa nếu cần thiết
💥Các yêu cầu về người xử lý vật liệu
Nếu bạn đang nộp đơn cho một công việc sơ cấp như một người xử lý vật liệu, các yêu cầu sẽ không nhiều, nhưng những yêu cầu này sẽ tăng lên cùng với các cơ hội cấp cao.
Giáo dục
Để trở thành người xử lý vật liệu, bạn sẽ cần có bằng tốt nghiệp trung học hoặc các chứng chỉ giáo dục tương đương. Giáo dục nâng cao về môn Toán học có thể cải thiện năng lực của bạn bởi vì các công việc thường liên quan tới tính toán, lưu trữ hồ sơ và xử lý kho hàng.
Tập huấn
Đào tạo tại chỗ là việc phổ biến đối với vị trí xử lý vật liệu cấp đầu vào. Khoá đào tạo này thường liên quan đến hướng dẫn về các giao thức an toàn, vận hành thiết bị, kỹ thuật tổ chức dành riêng cho công ty và các nhiệm vụ hàng ngày khác. Việc đào tạo cũng có thể bao gồm các quá trình và giao thức về xử lý những nguyên vật liệu nhất định, chẳng hạn như các thành phần nguy hiểm hoặc các vật nặng.
Các kỹ năng xử lý vật liệu nói chung và kinh nghiệm có thể chuyển giao giữa các vai trò và công ty mới, nhưng một số yêu cầu đào tạo tại chỗ nhằm đảm bảo những người mới tuyển dụng hiểu được các quy trình cụ thể của công ty
Chứng chỉ
Các ứng viên có thể nâng cao năng lực của họ bằng cách sở hữu chứng chỉ vận hành xe nâng hoặc các loại giấy phép lái xe chuyên môn khác. Cơ quan Quản lý An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp (OSHA) yêu cầu chứng chỉ tiên quyết và cập nhật ba năm một lần để lái xe nâng. Một số vị trí thậm chí có thể yêu cầu sự sở hữu bằng lái xe Hạng C hoặc Loại D hiện tại (Giấy Phép Lái Xe Thương Mại với xác nhận vật liệu nguy hiểm) để vận hành các phương tiện và máy móc nhất định.
Một số chứng chỉ phổ biến cho người xử lý vật liệu cũng bao gồm các giao thức an toàn. Nếu công việc của bạn liên quan tới các sản phẩm hoặc nguyên liệu chất thải nguy hiểm, bạn có thể phải phấn đấu đạt được chứng chỉ HAZMAT. Những mùa đào tạo này thường là những khoá học đào tạo tự hướng dẫn với các bài thi cuối khoá để hoàn thành trọn vẹn khóa học và kiếm chứng chỉ. Một số chứng chỉ an toàn phải được cập nhật vài năm một lần.
Các kỹ năng
Là một người xử lý vật liệu, bạn sẽ thực hiện các nhiệm vụ thủ công và hành chính liên quan đến vận chuyển, kiểm tra, lưu trữ, phát hành và giao hàng. Một người xử lý vật liệu cần có các kỹ năng dưới đây:
- Giao tiếp
Bạn phải có khả năng giao tiếp với nhóm, người giám sát hoặc khách hàng, thường là trong cuộc hội thoại mặt đối mặt hoặc viết lách. Có một sự thật là giao tiếp bằng lời nói và văn bản cực kỳ cần thiết cho những trách nhiệm này. Bạn cũng sẽ cần làm theo các hướng dẫn, chính vì thế kỹ năng nghe chủ động cũng rất đáng để phát triển.
- Toán học
Bạn sẽ sử dụng kỹ năng này thường xuyên để lưu trữ hồ sơ kho và quản lý hàng tồn kho. Các hàm toán học cơ bản, bao gồm phép đếm và phép đo có thể giúp bạn cùng cả nhóm luôn đi vào nề nếp. Ngoài ra, một trí nhớ sắc bén đối với các con số cũng rất hữu ích.
- Giải quyết vấn đề
Bạn có thể nhận biết vấn đề trên dây chuyền sản xuất và lựa chọn phương pháp tốt nhất để khắc phục sự cố. Tuỳ thuộc vào vai trò và mức độ kinh nghiệm của bản thân, bạn có thể chịu trách nhiệm đưa ra các quyết định cho chính mình hoặc bạn có thể hợp tác với nhóm của mình.
- Tổ chức
Bạn sẽ cần giữ chỗ làm việc của bạn gọn gàng và có tổ chức. Bên cạnh đó, sự thành công của một nhà kho thường dựa trên những thống kê chính xác, vì thế một chiến lược tổ chức đơn giản và hiệu quả có thể đảm bảo nhóm đếm kho một cách chính xác.
- Sức chịu đựng, sức mạnh thể chất và sự phối hợp
Người xử lý vật liệu thường cần thực hiện các công việc gian nan, bao gồm cả đứng trong thời gian dài và mang đồ nặng. Một số ông chủ có thể đòi hỏi những khả năng thể chất nhất định, chẳng hạn như có thể nâng được 30 pound hoặc tham gia vào đội có thể nâng các vật liệu nặng từ 40 pound trở lên.
- Kỹ năng phục vụ khách hàng
Thực tế, bạn có thể tìm được công việc trong vai trò gặp mặt với khách hàng, chẳng hạn như ở trong siêu thị hoặc cửa hàng bách hoá. Trong những trường hợp này, việc lịch sự và hoà nhã với khách hàng có thể đảm bảo bạn giúp họ tìm kiếm các sản phẩm và đáp ứng dịch vụ mà họ mong muốn.
💥Môi trường làm việc của người xử lý vật liệu
Về cơ bản, rất nhiều người xử lý vật liệu làm việc trong một nhà kho hoặc xí nghiệp và đều có chung nhiệm vụ và trách nhiệm thông qua nhiều ngành khác nhau. Tuy nhiên, các nguyên vật liệu cụ thể mà họ xử lý thường khác nhau. Một vài người xử lý vật liệu di chuyển sản phẩm từ xe tải chở hàng và đảm bảo rằng kệ kho chứa hàng có những vật liệu cần thiết để chứa các đơn hàng. Trong các nhà kho và nhà máy khác, bạn chỉ có thể vận chuyển sản phẩm nội bộ.
Hầu hết người xử lý vật liệu làm việc toàn thời gian và công việc có thể diễn ra theo ca luân phiên. Ngoài ra, bạn có thể được yêu cầu làm việc thêm giờ trong những giai đoạn nhất định trong năm, chẳng hạn như những ngày lễ. Những người xử lý vật liệu thường xuyên báo cáo trực tiếp tới người giám sát ca trực hoặc quản lý nhà kho.
💥Làm thế nào để trở thành một người xử lý vật liệu?
Nếu bạn nghĩ bạn đủ niềm hứng thú và đam mê để làm việc với tư cách một thành viên trên sàn kho, bạn có thể làm theo các bước dưới đây:
1. Phấn đấu bằng tốt nghiệp trung học
Hầu hết các nhà tuyển dụng yêu cầu bạn phải có tối thiểu bằng tốt nghiệp trung học hoặc bằng cấp tương đương. Bạn thường cần sử dụng toán học trong công việc. Chính vì thế, phát triển kỹ năng này có thể khiến bạn trở thành ứng viên ưu tú hơn.
2. Đảm bảo bạn có đủ sức khoẻ
Người xử lý vật liệu có thể phải di chuyển và nâng các loại hàng hoá có trọng lượng lên tới 100 pound, vì thế một số người phải sử dụng đến các thiết bị để hỗ trợ. Bởi lý do này, bạn phải có đủ sức khỏe để thực hiện các nhiệm vụ này.
3. Theo đuổi các chứng chỉ có liên quan
Mặc dù một số nhà tuyển dụng không yêu cầu bất kì kinh nghiệm gì liên quan đến các công cụ và máy móc cụ thể, một số khác lại mong muốn bạn từng có trải nghiệm lái xe nâng hoặc kích nâng pallet. Trong một vài nhà kho, công việc của bạn có thể kéo theo việc xử lý các vật liệu nguy hiểm, và bạn cần có chứng chỉ HAZMAT. Thực tế, bạn có thể đạt được những kỹ năng và bằng cấp kỹ thuật này tại một trường cao đẳng nghề hoặc cao đẳng công cộng. Ngoài ra, một số chứng chỉ an toàn cũng có thể được hoàn thành trực tuyến.
4. Phát triển các kỹ năng mềm
Để chuẩn bị cho công việc người xử lý vật liệu, bạn nên trau dồi kỹ năng giao tiếp giữa các cá nhân với nhau vì bạn sẽ làm việc với tư cách một đội trong nhà kho. Chính vì thế, hãy cải thiện kỹ năng tổ chức đồng thời điều chỉnh sự chú ý của bạn đến từng chi tiết để giữ cho hàng tồn kho được cập nhật một cách chính xác.
5. Tạo ra bản sơ yếu lý lịch hiệu quả
Nếu bạn đang tìm kiếm công việc đầu tiên sau khi ra trường, hãy viết bản sơ yếu lý lịch nêu bật các kỹ năng của bạn và xác định trình độ học vấn mà bạn đã hoàn thành. Bên cạnh đó, bạn cũng nên bổ sung bất cứ kinh nghiệm làm việc và tình nguyện nào chứng tỏ kỹ năng của bạn.
💥Ví dụ về mô tả công việc xử lý vật liệu
Nhà kho của chúng tôi đang tìm kiếm một ứng viên khỏe mạnh và có tổ chức ứng tuyển vào vị trí xử lý vật liệu. Bạn sẽ làm việc theo mô hình luân phiên từ Thứ Hai đến Thứ Sáu, thời gian làm việc từ 7:30 sáng đến 7:30 tối. Bạn sẽ có những trách nhiệm như sau:
- Bốc xếp tất cả các lô hàng đi và đến
- Lấy hàng tồn kho từ trong kho
- Tuân theo mệnh lệnh công việc và hướng dẫn từ nhà quản lý
- Tuân thủ các phương pháp vận hành an toàn theo yêu cầu của OSHA
- Làm việc với nhiều loại sản phẩm, thường nặng trên 30lbs
Ngoài ra, bạn phải có bằng tốt nghiệp Trung học hoặc GED và có tối thiểu 2 năm kinh nghiệm làm việc trong môi trường nhà kho. Chúng tôi đang tìm kiếm ứng viên có những đặc điểm dưới đây:
- Một người làm việc nhóm tuyệt vời
- Một người giao tiếp bằng lời nói và văn bản hiệu quả
- Có thể vận hành xe nâng, kích nâng pallet và xe đẩy
- Đặt vấn đề an toàn lên hàng đầu và nắm rõ các quy định
________________________________
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích!
- Theo: indeed
- Người dịch: Vũ Thị Thanh Thuý
- Khi chia sẻ phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Vũ Thị Thanh Thuý – Nguồn iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/11384
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
iVolunteer Vietnam mạng xã hội chia sẻ, tổng hợp các thông tin cơ hội tình nguyện, học bổng, khoá học online hữu ích dành cho sinh viên & giới trẻ Việt Nam. Với các thông tin được cộng đồng chia sẻ, chúng mình thường KHÔNG có liên hệ trực tiếp với ban tổ chức hay đầu mối liên lạc của chương trình! Bạn vui lòng xem thêm thông tin tên đơn vị tổ chức chương trình (tìm qua facebook hoặc google) & nội dung chi tiết đính kèm, email/SĐT liên hệ (nếu có) ở link bài đăng trên fanpage và website https://ivolunteer.vn để tìm hiểu rõ hơn.
Lượt xem: 33