Kỹ Năng

Các Kỹ Năng Cần Thiết Để Trở Thành Nhân Viên Công Tác Xã Hội

💥Công việc của nhân viên công tác xã hội là gì?

Nhân viên công tác xã hội giúp các cá nhân và gia đình đối phó với nhiều thách thức khác nhau, bao gồm chấn thương, tổn thương suy nhược, nghiện ngập, tàn tật và bệnh nan y. Một số trách nhiệm của nhân viên xã hội bao gồm:

  • Đánh giá nhu cầu của bệnh nhân dựa trên tình trạng hiện tại và những hạn chế của họ
  • Giao tiếp với bệnh nhân, giúp giải quyết mối quan tâm của họ và làm việc hướng tới mục tiêu của họ với một tư duy tích cực
  • Phối hợp với các nhà trị liệu vật lý và nhà trị liệu nghề nghiệp để đảm bảo sự thoải mái của bệnh nhân
  • Tuân thủ các chính sách về cơ sở vật chất cũng như các quy định của chính phủ
  • Xây dựng và triển khai kế hoạch chăm sóc người bệnh, hỗ trợ điều trị khi cần thiết
💥Yêu cầu đối với nhân viên công tác xã hội

Trở thành một nhân viên xã hội bao gồm đào tạo và giáo dục nhất định, cũng như các kỹ năng cụ thể và chứng chỉ nghề nghiệp. Một số yêu cầu này bao gồm:

Học vấn

Thông thường cần phải có bằng Cử nhân về Công tác xã hội để bắt đầu sự nghiệp với tư cách là nhân viên công tác xã hội, tuy nhiên đối với một số vị trí, bằng Cử nhân về Tâm lý học, Xã hội học hoặc một lĩnh vực liên quan khác có thể được chấp nhận.

Đào tạo

Sinh viên trong các chương trình công tác xã hội học tập thông qua đồ án môn học, thực hành thực tế và quan sát thực địa. Những sinh viên này thường tham gia thực tập bán thời gian hoặc toàn thời gian sau khi hoàn thành khóa học của họ. Để được cấp giấy phép thì nhân viên công tác xã hội được yêu cầu phải có hai năm kinh nghiệm làm việc dưới sự giám sát của một nhân viên công tác xã hội đã được cấp phép.

Chứng chỉ

Các yêu cầu đối với việc cấp phép khác nhau tùy thuộc vào tiểu bang. Một số tiểu bang yêu cầu bạn phải có giấy phép công tác xã hội để thực hiện bất kỳ dịch vụ công tác xã hội nào hoặc thậm chí mang danh hiệuc nhân viên công tác xã hội. Các tiểu bang khác không yêu cầu giấy phép, nhưng nó thường được các nhà tuyển dụng ưa chuộng. Kiểm tra các điều kiện đối với việc cấp phép của tiểu bang của bạn để xem liệu tiểu bang của bạn có yêu cầu hay không.

Hiệp hội các Ban Công tác Xã hội (ASWB) chịu trách nhiệm quản lý các kỳ thi cấp giấy phép công tác xã hội quốc gia. ASWB tổ chức năm hạng mục thi cho các nhân viên công tác xã hội hiện tại và có nguyện vọng: Cao đẳng, Cử nhân, Thạc sĩ, Tổng quát viên cấp cao và Lâm sàng.

Kỹ năng

Nhân viên công tác xã hội thường ở hữu các kỹ năng vốn có cần thiết để thực hiện vai trò này mà họ liên tục trau dồi để phục vụ bệnh nhân tốt hơn. Một số kỹ năng cụ thể bao gồm:

     Tổ chức

Một trong những nhiệm vụ của nhân viên xã hội là cung cấp các dịch vụ quản lý hồ sơ, chẳng hạn như thanh toán. Điều này đòi hỏi trình độ cao về kỹ năng tổ chức cũng như khả năng sắp xếp thứ tự ưu tiên theo mức độ khẩn cấp của nhu cầu của khách hàng.

     Giao tiếp

Nhân viên xã hội sử dụng các kỹ năng giao tiếp của họ để xây dựng mối quan hệ với bệnh nhân. Trách nhiệm của nhân viên xã hội luôn bao gồm khả năng giao tiếp và tích cực lắng nghe nhiều người và theo nhiều cách khác nhau. Các chuyên viên này liên lạc với các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc khác và các bên có trách nhiệm với bệnh nhân. Họ cũng lập hồ sơ và cung cấp các báo cáo bằng văn bản cho các công ty bảo hiểm, người giám sát và quản trị viên đại lý.

Kỹ năng xã hội

Kết hợp kỹ năng giao tiếp, sự đồng cảm và trí tuệ cảm xúc để giúp nhân viên xã hội hiểu bệnh nhân cần gì và tại sao. Có thể hiểu và liên hệ với những người khác về mặt trí tuệ, tình cảm và giữa các nền văn hóa là cần thiết để cung cấp các dịch vụ hữu ích nhất.

Kỹ năng tư duy phản biện

Khách hàng thường tìm kiếm sự trợ giúp cho các vấn đề phức tạp trong nhiều lĩnh vực trong cuộc sống của họ. Một nhân viên công tác xã hội cần có khả năng suy nghĩ nhanh chóng và sáng tạo để giúp đỡ bệnh nhân một cách hiệu quả.

💥Môi trường làm việc của nhân viên công tác xã hội

Nhân viên công tác xã hội làm việc trong các cơ sở bao gồm phòng khám, cơ quan dịch vụ trẻ em và gia đình, trường học, nhà tù, bệnh viện, khu hồi phục (ký túc xá hoặc nhà nghỉ cho tù nhân mới được thả; bệnh nhân tâm thần và những người cần thời gian thích nghi trước khi trở về cuộc sống bình thường), các tổ chức phát triển cộng đồng và các cơ sở tư nhân. Họ thường làm việc toàn thời gian với yêu cầu làm việc không thường xuyên vào buổi tối, cuối tuần hoặc ngày lễ. Các điều kiện khác bao gồm:

  • Làm việc trong văn phòng hầu hết thời gian, thỉnh thoảng đi công tác địa phương
  • Sử dụng máy tính, máy in, máy fax và điện thoại văn phòng
  • Làm việc với các chuyên gia chăm sóc sức khỏe khác để phục vụ tốt nhất cho bệnh nhân của họ
  • Thường xuyên làm việc trong môi trường khiến bạn mệt mỏi về tinh thần
  • Tạo báo cáo cho hồ sơ bệnh nhân và công ty bảo hiểm
  • Giao tiếp với các bên có trách nhiệm với bệnh nhân (cha mẹ, người giám hộ)

Nhân viên công tác xã hội có thể theo đuổi nhiều chuyên môn khác nhau, bao gồm:

  • Công tác xã hội trẻ em và gia đình
  • Công tác xã hội cộng đồng
  • Công tác xã hội về sức khỏe tâm thần và lạm dụng chất kích thích
  • Quản trị công tác xã hội
  • Công tác xã hội cho quân nhân và cựu chiến binh
  • Làm thế nào để trở thành nhân viên công tác xã hội

Dưới đây là các bước thông thường để trở thành một nhân viên xã hội:

1. Học tập

Thông thường, cần phải có bằng Cử nhân về Công tác xã hội, Tâm lý học, Xã hội học hoặc một lĩnh vực liên quan để bắt đầu công việc với tư cách một nhân viên công tác xã hội.

2. Tích lũy kinh nghiệm làm việc liên quan

Thực tập mang lại cơ hội tương tác với khách hàng, xây dựng các kỹ năng cần thiết và khám phá các chuyên ngành. Thực tập có thể được hoàn thành trong một tổ chức y tế phi lợi nhuận địa phương, phòng khám hoặc bệnh viện.

3. Sở hữu giấy phép

Các quy định liên quan đến việc cấp phép là khác nhau đối với từng tiểu bang. Kiểm tra các yêu cầu của tiểu bang của bạn với ASWB.

4. Bắt đầu tìm kiếm việc làm

Để tìm việc làm, một trong những nơi đầu tiên bạn muốn tìm kiếm là internet. Đọc kỹ các bảng công việc chính cũng như những bảng cụ thể dành riêng cho công việc của bạn. Bạn cũng có thể tìm kiếm tại các tổ chức phi lợi nhuận ở địa phương để biết các cơ hội việc làm.

5. Xây dựng mạng lưới quan hệ

Mạng lưới quan hệ chuyên nghiệp có thể cho phép bạn khẳng định vị trí của mình như một ứng cử viên có tiềm năng cho các vị trí mà bạn quan tâm. Bằng cách tham dự các sự kiện kết nối, bạn sẽ có thể gặp gỡ các chuyên gia trong ngành, những người có thể giới thiệu bạn cho các vị trí nhất định. Hơn nữa, việc mở rộng vòng kết nối xã hội và xây dựng các mối quan hệ của bạn có thể dẫn đến cơ hội nhận được đề nghị hoặc được giới thiệu trong tương lai.

💥Ví dụ về mô tả công việc của nhân viên công tác xã hội

Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh (DHHS) đang tìm kiếm một nhân viên dịch vụ xã hội để phục vụ tại cơ quan Dịch vụ Trẻ em và Gia đình, hỗ trợ chương trình Medicaid.

Nhiệm vụ hàng ngày bao gồm:

  • Giao tiếp qua điện thoại với khách hàng trong các tình huống kinh tế xã hội khác nhau
  • Xác minh thông tin tài chính và nhân khẩu học
  • Cập nhật thông tin khách hàng và bệnh nhân một cách chính xác trong cơ sở dữ liệu của chúng tôi
  • Cung cấp trải nghiệm về sự tử tế, được đồng cảm cho khách hàng của chúng tôi

Yêu cầu:

  • Kinh nghiệm về dịch vụ khách hàng
  • Có kinh nghiệm kiểm tra và xử lý các đơn xin hỗ trợ tài chính hoặc yêu cầu bảo hiểm
  • Thành thạo phần mềm: cơ sở dữ liệu, xuất bản trên máy tính để bàn/xử lý văn bản, email
  • Giấy phép lái xe hợp lệ
  • Đào tạo và định hướng bắt buộc trong 60 ngày
  • Phải có khả năng đa nhiệm trong khi vẫn tập trung vào khách hàng
  • Kỹ năng quản lý thời gian — phải có khả năng thiết lập và quản lý các ưu tiên

________________________________

Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích!

  • Theo: indeed
  • Người dịch: Vũ Nguyễn Trà Mi
  • Khi chia sẻ phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Vũ Nguyễn Trà Mi – Nguồn iVolunteer Vietnam”

Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/10924

Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ