🤳Nhớ hết những điều không được chia sẻ lên mạng xã hội là điều cần thiết, bởi sau cùng, chúng ta sẽ dần quên đi cách ta và mọi người khác đã sống với tư cách con người. Sự bùng nổ của mạng xã hội kéo theo sự xuất hiện của một vũ trụ chọn lọc về kết cấu của những bài chia sẻ trên không gian đó, cùng với việc tạo ra những cá thể đa nhân cách đôi khi khác xa con người thực của chúng ta.
📲Điều này nghe có vẻ thật thê thảm, nhưng đó không hẳn là lỗi của riêng chúng ta, bởi mạng xã hội không được thiết kế như một bản mô tả chân thực và tường tận cuộc sống của con người. Nhiều cá nhân xem nó như thước phim nổi bật (“highlight reel”) bởi lý do là: Hầu hết chúng ta đều không có xu hướng ghi lại mọi khoảnh khắc thường nhật, bằng chứng là ta thấy rất ít những bức ảnh chụp lại đôi lứa đang cãi nhau, hay ai đó đang ngoáy mũi khi đang nhìn chằm chằm vào màn hình điện thoại. Thật quá dễ dàng để ta quên đi những khoảnh khắc đã qua đi, cũng như những điều mà hằng ngày chúng ta vẫn thấy trên bảng tin của mình, hay thậm chí chính bài chia sẻ của ta, như một nụ cười, một sự dí dỏm hay một bài viết đầy tâm huyết mà ta vẫn bắt gặp hằng ngày.
1. Hãy luôn nhớ rằng, những điều mà bạn thấy chỉ là những cột mốc nổi bật chứ không phải là thực tế.
Mặc dù nhiều người trong chúng ta vẫn luôn cố gắng thành thực nhất có thể về cuộc sống không hoàn hảo của mình trên mạng xã hội, điều đó là bất khả thi để mang từng sự kiện trong đời sống của mình vào những chiếc màn hình (và điều này cũng chẳng thật sự cần thiết). Không phải bất cứ cảm xúc nào cũng cần có khán giả, và điều đó cũng chẳng thật an toàn để đưa toàn bộ cuộc sống của mỗi chúng ta vào một không gian chung: vì thế, mỗi khi bạn nhìn lướt qua những bức hình hạnh phúc và tràn ngập nụ cười của một gia đình nào đó, hãy nhớ rằng thứ mà ta đang thấy chỉ là những thước phim đáng nhớ, chứ không phải là toàn bộ cuộc sống thực tế của họ.
2. Hãy là chính mình.
Điều này nghe có vẻ khá đơn giản, nhưng việc chèn những filter hay những chỉnh sửa lên đời sống của chúng ta lại quá dễ dàng, và đôi khi khiến ta quên mất đi cuộc sống thực sự của chính mình.
Một ví dụ của điều này là, vài năm trước, ai đó nói với tôi rằng, tôi đăng tải “quá nhiều” và tôi tin điều mà họ nói; tôi quyết định điều chỉnh, cân bằng lại sự hiện diện của mình trên mạng xã hội để không xuất hiện quá nhiều trên bảng tin của người khác. Tôi giảm tần suất tương tác trong nhiều tuần liền và cố gắng để làm cho sự xuất hiện của mình trên mạng xã hội trông thật rời rạc và bận rộn: kiểu như tôi quá tất bật để có thể tương tác trên mạng, đơn giản là như thế (trong khi tôi vẫn hiện diện trên đó, chỉ là tôi không muốn người ta nghĩ rằng mình sử dụng nền tảng này quá nhiều mà thôi).
Đó cũng chính là thời điểm mà tôi dần bắt đầu cảm thấy chán ghét mạng xã hội và những con người trên đó, tôi khinh thị cái nền tảng này, nhưng rồi tôi lại sớm nhận ra rằng, chính mối quan hệ của tôi và những con người ấy mới là điều làm tôi thực sự thấy thật tệ hại.
Cho đến một ngày khi tôi dần thấy rằng, những tồi tệ mà tôi cảm thấy, là bởi vì cái con người tôi nghĩ mình cần phải thể hiện ra (hay quan trọng hơn là cái con người mà tôi cho rằng phải được cất giấu đi khỏi mạng xã hội- chính bản thân tôi). Tôi suy ngẫm và nhận ra rằng mình đã để người ta chi phối con người mình quá lâu mất rồi. Tôi trở lại nền tảng đó, tương tác với bạn bè, chia sẻ những nội dung mà bản thân thấy thú vị, và để lại bình luận trên những bài đăng mà trái tim tôi tìm thấy sự hứng thú.
Quyết định đó đã làm sáng lại con người tôi, giúp tôi kết nối với mọi người bằng chính con người “thực” của mình, quên đi những con người “đúng đắn” đã bảo rằng tôi hoạt động quá nhiều trên mạng xã hội, và tôi lại tìm được niềm yêu thích đối với cái không gian ảo này. Tôi nhận ra rằng nguồn năng lượng mà tôi cần nhất vẫn luôn là thứ xuất phát từ phía bên trong chính bản thân tôi, phía bên trong mỗi con người.
3. Nhận diện sự khác biệt giữa chính bạn ở thực tại và trên những nền tảng ảo.
Bất cứ khi nào tôi bắt đầu so sánh nội tâm của mình với những điều mà người ta thể hiện ra bên ngoài, tôi lại nghĩ về (một cách bất chợt) những khác biệt giữa “tôi” trong những bài viết trên mạng xã hội và “tôi” trong cuộc sống thường ngày.
Chẳng hạn, cách đây mấy năm, tôi đã có một chuyến đi kỳ thú ở nước ngoài, với những trải nghiệm đặc biệt như ngủ tại chân núi lửa ở Iceland và leo lên đỉnh của những sườn đồi xanh mướt ở Scotland.
Những bức ảnh và khoảnh khắc mà tôi chia sẻ hầu như đều là những nụ cười thật phóng đãng và phong cảnh kỳ vĩ- nhưng đằng sau những bài viết đó, tôi đã không kể về những nỗi lo khủng khiếp của mình khi lái xe ở một đất nước xa lạ, hay những phút căng thẳng tột độ giữa tôi và người bạn thân khi chúng tôi ép mình vào chiếc lều trại, cố gắng để không đánh thức bất chợt người còn lại trong những buổi sáng lạnh cắt da thịt. Những kí ức bên lề này đã không được phơi bày: chúng chỉ đơn giản không phải là những khoảnh khắc mà tôi lựa chọn để sẻ chia với những người khác. Tương tự như thế, hãy nhớ rằng những người khác cũng không hoàn toàn chia sẻ cả câu chuyện của họ cho bạn.
4. Định kỳ kiểm tra thế giới trên mạng và hiểu rõ hơn về năm giác quan của mình.
Đôi lúc, tôi nhìn lại và nhận ra rằng mình đã dành quá nhiều thời gian để lướt trên chiếc điện thoại trong vô thức. Tôi nhận thấy điều này bởi, bằng một cách nào đó, tôi kết thúc ba năm của mình để chìm đắm vào một bộ sưu tập của ai đó trên mạng mà tôi thậm chí còn chẳng thấy trong hai mươi năm qua (hay cả những người tôi chưa bao giờ gặp ngoài đời thực).
Đó cũng là khoảnh khắc tôi đồng thời tránh dần những trang mạng xã hội: Sau tất cả, tại sao mình lại lãng phí những giây phút quý giá để nhìn chằm chằm vào cuộc sống của những người chẳng liên quan gì đến cuộc đời của mình cơ chứ?
Nhưng mà, tôi lại nhận thấy rằng cái tuyên bố “tất cả hay không là gì” này thực sự chẳng thể lâu bền với tôi được. Bởi một sự thật là, tôi thích được kết nối với mọi người- khi mà tôi không đắm chìm bản thân lướt mình một cách vô thức trong cái hố ngốc nghếch đó, thì check-in với bạn bè hay tương tác với mọi người mà tôi đã kết nối trên những không gian ảo là những điều vô cùng thú vị.
Câu trả lời cho tất cả là, tôi cần tìm cho mình cái chìa khóa giúp tôi cân bằng giữa cuộc sống thực tại và thế giới ảo.
Tôi thực hành đặt mốc thời gian cụ thể khi dùng mạng xã hội; việc kết thúc lướt dạo trên những bảng tin hay bình luận vào những bài viết hay ho trước khi cái máy đếm tắt đi trở thành một trò chơi của tôi với chính mình. Khi những cảm giác xấu tệ bắt đầu xuất hiện bởi việc bắt gặp một bài viết nào đó của người khác, tôi xem nó như một dấu hiệu để nhấn cái nút đăng xuất và nhìn lại vào “nơi mà tôi đang đứng”. Tự hỏi: mình đang ở đâu, mình có thể nhìn thấy, nghe thấy hay chạm tới điều gì?
Việc check-in cùng bạn bè với năm giác quan mang lại cho tôi ý niệm về những điều thực trong cuộc sống của mình, điều mở ra cho tôi một khoảng không để quyết định liệu việc bước vào thế giới hai chiều có giúp tôi tận hưởng khoảnh khắc này hay ngày hôm đó không. Đôi khi câu trả lời là có, cái không gian để quyết định điều gì có ích cho ta hoặc không, đôi lúc chính là nơi mà ta có thể tận hưởng cảm giác được tương tác với mọi người trên mạng xã hội.
5. Hãy tưởng tượng người nổi tiếng yêu thích của bạn dừng lại.
Được rồi, điều này trông có vẻ thật hoang đường, nhưng hãy đảm bảo với tôi rằng: Bất cứ ai trông có vẻ thật hoàn hảo đều cũng là những con người như chúng ta vậy, với tần suất tương tự về những khoảnh khắc chẳng hoàn hảo tí nào.
Vâng, họ có thể có những cái filter tuyệt đẹp, hay những ngôi nhà được đề cập trong những bài viết kiểu như “phong cách sống của những người giàu và nổi tiếng”, nhưng tôi dám chắc rằng họ cũng có những lúc ngồi và ngoáy chiếc mũi của mình, hay đôi khi sống trong những phút giây tan nát cõi lòng ở một thời điểm nào đó, và cũng có những người mà họ theo dõi suốt một quãng thời gian dài (với một sự so sánh nào đó).
Tôi chẳng bao giờ quên được chuyện đã xảy ra trong một nhóm với những người bạn giàu có khi tôi còn trẻ, và cảm giác kinh ngạc trước sự so sánh đầy ghen tị mà họ dành cho những người nhiều của cải hơn. Tôi choáng ngợp trước những ngôi biệt thự và tài khoản ngân hàng mà họ có, trong khi họ lại kể với tôi về việc trở thành trò cười trong ngôi trường danh tiếng vì không có một cái gara chứa đầy những chiếc siêu xe hay sở hữu một chiếc du thuyền, như những người bạn cùng lớp khác (giàu có hơn).
Khi tôi vô tình bị đập má vào tường, một thế lực nào đó đã thúc đẩy để tôi nhận ra rằng, sẽ chẳng bao giờ có một hồi kết cho những so sánh, cho dù nó tồn tại trong đời thực hay không gian ảo: chìa khóa cho điều này chính là hãy hít thở thật sâu,gom góp lại tất cả những điều mà chúng ta thấy biết ơn, và chỉ cần nhớ rằng, bản chất là con người của chúng ta cũng gần giống như những cái filter sang chảnh hay những dòng caption tỉ mỉ.
Mỗi người đều đang làm nhiều điều tốt nhất mà họ có thể- và những thứ mà ta thể hiện trên mạng xã hội chắc chắn sẽ chẳng giống nhau giữa người với người. Và nhiệm vụ duy nhất của chúng ta là đảm bảo về cái cách mà chúng hiện diện và được cảm nhận trong thế giới của riêng mình thôi là đủ rồi.
———————-
Xin chân thành cảm ơn tác giả bài viết này về những chia sẻ thực sự hữu ích.
● Bài viết gốc: tinybuddha.com
● Người dịch: Nguyễn Nguyên Thị Diệu Linh
● Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Nguyễn Nguyên Thị Diệu Linh- Nguồn Ivolunteer Vietnam”.
Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/8775
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
iVolunteer Vietnam mạng xã hội chia sẻ, tổng hợp các thông tin cơ hội tình nguyện, học bổng, khoá học online hữu ích dành cho sinh viên & giới trẻ Việt Nam. Với các thông tin được cộng đồng chia sẻ, chúng mình thường KHÔNG có liên hệ trực tiếp với ban tổ chức hay đầu mối liên lạc của chương trình! Bạn vui lòng xem thêm thông tin tên đơn vị tổ chức chương trình (tìm qua facebook hoặc google) & nội dung chi tiết đính kèm, email/SĐT liên hệ (nếu có) ở link bài đăng trên fanpage và website https://ivolunteer.vn để tìm hiểu rõ hơn.
Lượt xem: 20