Kỹ Năng

Cách Để Trở Thành Bếp Phó

💥Công việc của một bếp phó là gì?

Bếp phó là người chỉ huy thứ hai trong nhà bếp sau bếp trưởng. “Sous chef” trong tiếng Pháp có nghĩa là “đầu bếp cấp dưới”. Tùy thuộc vào quy mô của nhà bếp, một bếp phó sẽ tham gia vào các công việc của nhà bếp và nhiệm vụ quản lý, bao gồm:

  • Viết và thiết kế lại menu
  • Định giá hợp lý các mặt hàng trên menu
  • Tạo các mục menu mới
  • Tuyển dụng các đầu bếp có nguyện vọng và đào tạo nhân viên
  • Sắp xếp ca làm việc của nhân viên
  • Đảm bảo nhân viên nhà bếp tuân thủ các quy tắc và quy định
  • Theo dõi, sắp xếp và đặt hàng
  • Đảm bảo thiết bị nhà bếp đạt các tiêu chuẩn công nghiệp và được sửa chữa hoặc thay thế khi cần thiết
  • Thay ca với bếp trưởng, mỗi người điều hành bếp theo đúng kế hoạch đã lên
  • Đảm bảo tiến trình công việc trong nhà bếp diễn ra suôn sẻ để thực khách được phục vụ kịp thời
💥Yêu cầu đối với Bếp phó

Trong khi một số nhà hàng chỉ thuê những bếp phó có bằng đại học, một số nhà hàng khác cũng tuyển cả những người đã có kinh nghiệm. Dưới đây là một số yêu cầu để có được vị trí bếp phó:

Học vấn

Bằng đại học không bắt buộc đối với một bếp trưởng, nhưng bạn phải có bằng tốt nghiệp trung học hoặc chứng chỉ Phát triển Giáo dục Tổng thể (GED). Có bằng cấp về nghệ thuật ẩm thực có thể tăng cơ hội được tuyển dụng bởi một nhà tuyển dụng hàng đầu và tăng khả năng thăng tiến.

Bạn có thể lấy bằng cao đẳng liên kết hai năm hoặc bằng cử nhân bốn năm về nghệ thuật ẩm thực từ nhiều trường cao đẳng, đại học và các tổ chức chuyên nghiệp. Với bằng cao đẳng, bạn sẽ học cách chế biến các món ăn kinh điển. Bạn cũng sẽ tìm hiểu về các nguyên liệu, kỹ thuật nhà bếp và rượu cũng như vệ sinh, mua thực phẩm, an toàn thực phẩm và dinh dưỡng.

Bằng cử nhân cho phép các đầu bếp có tham vọng tìm hiểu chuyên sâu hơn bằng cách tập trung vào các khía cạnh cụ thể của kinh doanh thực phẩm như quản lý từ trang trại đến bàn ăn hoặc quản trị dịch ngành vụ hiếu khách. Các chương trình Thạc sĩ cũng có thể dạy về các kỹ năng quản lý và đặc sản địa lý, chẳng hạn như ẩm thực Địa Trung Hải.

Đào tạo

Phần lớn các khóa đào tạo bếp phó sẽ đào tạo tại chỗ. Hầu hết tất cả các bếp phó đều thăng tiến dần từ một công việc đầu tiên như nhân viên rửa bát hoặc trưởng ca bếp.

Các bếp phó tiêu biểu có bằng cấp về nghệ thuật ẩm thực thường cũng đã từng làm việc trong các nhà bếp thử nghiệm, khách sạn đối tác và các tổ chức khác. Hầu hết tất cả các bằng cấp đều yêu cầu một số lượng đào tạo tại chỗ nhất định.

Một số trường dạy nấu ăn cung cấp cơ hội thực tập ở nước ngoài, nơi sinh viên có thể chọn nấu ăn cho các tàu du lịch, tập đoàn, chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh, công ty bánh ngọt và cửa hàng tạp hóa. Bạn cũng có thể học nghề thông qua tổ chức như Liên đoàn ẩm thực Hoa Kỳ (American Culinary Federation).

Chứng chỉ

Mặc dù không bắt buộc phải có chứng chỉ để trở thành đầu bếp chuyên nghiệp, sở hữu một số chứng chỉ có thể giúp bạn được thuê và/hoặc thăng chức. Dưới đây là hai chứng chỉ bạn có thể xem xét:

  • Khóa học quản lý thực phẩm ServSafe:

Chứng chỉ này, được cấp bởi Tổ chức Giáo dục Hiệp hội Nhà hàng Quốc gia, cho thấy rằng bạn đã được đào tạo những kiến ​​thức cơ bản về xử lý và an toàn thực phẩm. Bạn có thể tham gia khóa học trực tuyến hoặc tìm một người hướng dẫn trên servsafe.com để dạy cho bạn. Bạn sẽ phải thực hiện và vượt qua một bài kiểm tra cuối khóa để nhận được chứng chỉ. Chứng chỉ thường phải được gia hạn sau năm năm, nhưng con số đó thay đổi tùy theo thẩm quyền.

  • Chứng chỉ Bếp phó

Nếu bạn có bằng tốt nghiệp trung học hoặc bằng GED hoặc năm năm kinh nghiệm nấu ăn ở cấp độ đầu vào (đối với đầu bếp cấp sơ cấp; những người có bằng cấp cần ít năm hơn), bạn có thể nhận được Chứng chỉ Bếp phó từ Liên đoàn Ẩm thực Hoa Kỳ. Bạn sẽ cần phải hoàn thành ba khóa học kéo dài 30 giờ, vượt qua các kỳ thi viết và thực hành và gia hạn chứng chỉ sau mỗi năm năm.

  • Các chương trình chứng nhận khác

Nhiều trường dạy nấu ăn như Học viện ẩm thực Hoa Kỳ (Culinary Institute of America) cũng cung cấp các chương trình cấp chứng chỉ cho những sinh viên đã nhận bằng. Bạn có thể đắm mình trong việc nghiên cứu sâu hơn về các đặc sản, như chế độ ăn kiêng với thực vật và protein hoặc kết hợp thực phẩm và rượu vang. Truy cập trang web của họ để biết thêm thông tin, mỗi tổ chức sẽ có yêu cầu khác nhau về các điều kiện tiên quyết, kỳ thi và thời gian gia hạn.

Kỹ năng

Trở thành một bếp phó thành công đòi hỏi một số kỹ năng mềm và cứng, chẳng hạn như:

  • Quản lý thời gian

Bếp phó chịu trách nhiệm chuẩn bị và giao đồ ăn cho khách một cách nhanh chóng. Họ phải dự đoán chính xác lượng thời gian nên được phân bổ cho từng công đoạn của việc chuẩn bị, phục vụ đồ ăn và dọn dẹp.

  • Giao tiếp

Một bếp phó phải giao tiếp với nhân viên bếp, nhân viên phục vụ, nhân viên đón tiếp và nhân viên pha chế. Họ cũng sẽ tương tác với các nhà cung cấp và nhà cung cấp, và đôi khi với thực khách. Họ cần các kỹ năng để điều chỉnh phong cách giao tiếp của mình đối với từng đối tượng.

  • Làm việc nhóm và lãnh đạo

Một bếp phó phải là một nhà lãnh đạo hiệu quả, người có thể kết nối nhiều người thành một nhóm không tách rời làm việc vì cùng một mục tiêu chung: trải nghiệm ăn uống tuyệt vời cho thực khách. Một bếp phó cũng phải có khả năng hợp tác tốt với bếp trưởng điều hành và các nhân viên quản lý khác.

  • Sáng tạo

Vì bếp phó thường thiết kế thực đơn mới và tạo ra các món ăn và công thức nấu ăn, họ nên tiếp thu những ý tưởng và đổi mới.

  • Khả năng kỹ thuật

Mặc dù bếp phó có thể không trực tiếp vận hành mọi thiết bị trong nhà bếp, nhưng họ chịu trách nhiệm chăm sóc và bảo dưỡng tổng thể thiết bị cũng như các tiêu chuẩn an toàn liên quan đến chúng.

  • Linh hoạt

Các đầu bếp cần phải linh hoạt và sáng tạo để đáp ứng các yêu cầu bất ngờ phát sinh, chẳng hạn như việc hủy bàn vào phút chót, hoặc một nhóm lớn thực khách với những hạn chế về thức ăn không được báo trước. Một bếp phó sẽ phải sắp xếp lại nhanh chóng để thích ứng với bất kỳ sự sai lệch nào so với tiêu chuẩn.

  • Khả năng tập trung dưới áp lực

Một bếp phó phải làm việc không mệt mỏi trong một môi trường có nhịp độ nhanh, giám sát nhiều hoạt động và khu vực khác nhau. Họ phải đảm bảo rằng các đồng nghiệp chuẩn bị thức ăn một cách chính xác mà không gây thương tích cho nhân viên và thực khách cảm thấy hài lòng.

  • Sức bền thể chất

Là một bếp phó đòi hỏi bạn phải đứng và gần như chuyển động liên tục. Điều quan trọng là phải có sức khỏe thể chất tốt và có thể đứng và đi lại nhanh chóng trong nhiều giờ đồng hồ.

💥Môi trường làm việc của bếp phó

Các bếp phó được tuyển dụng trong nhiều môi trường khác nhau. Một số ví dụ bao gồm:

  • Nhà hàng từng đoạt giải thưởng
  • Chuỗi nhà hàng lớn với các hoạt động trong nước và quốc tế
  • Khách sạn có dịch vụ nhà hàng và ăn uống
  • Chuỗi cửa hàng sang trọng phục vụ đồ ăn chế biến sẵn
  • Các công viên giải trí và các điểm đến giải trí dành cho gia đình có các khu vực ăn uống
  • Tàu du lịch
  • Khu nghỉ dưỡng
  • Vườn nho
  • Cơ sở giáo dục ẩm thực
  • Công ty cung cấp dịch vụ ăn uống

Bất kể bối cảnh như thế nào, môi trường làm việc của bếp phó thường sẽ là môi trường bận rộn với các đặc điểm sau:

  • Đứng và đi lại trong bếp trong thời gian dài
  • Quản lý nhiều nhân viên, tương tác với bếp trưởng và phục vụ khách hàng
  • Nhiều công việc khác nhau, từ giám sát việc chuẩn bị thực phẩm trong nhà bếp đến ngồi xuống bàn văn phòng để viết thực đơn và nghiên cứu thành phần
  • Giờ làm việc có thể bao gồm sáng sớm (phục vụ bữa sáng) và đêm khuya, và hầu hết các ngày cuối tuần
💥Làm sao để trở thành một bếp phó

Dưới đây là một số bước bạn có thể thực hiện để trở thành một bếp phó:

1. Học tập.

Xem danh sách việc làm để biết liệu một bếp phó có bắt buộc phải có bằng cấp hay không, hay liệu kinh nghiệm làm việc có đủ hay không. Nếu bạn đang ở một thành phố lớn hoặc muốn làm việc cho một nhà hàng cao cấp hoặc chuỗi khách sạn lớn, bằng cấp có thể không chỉ giúp bạn có được vị trí mà còn có thể được thăng tiến sau này. Bạn có thể đăng ký vào một trường nghệ thuật ẩm thực để lấy bằng cao đẳng liên kết hoặc bằng cử nhân hoặc nếu bạn đã có kinh nghiệm và bằng cử nhân trong một lĩnh vực liên quan, có thể học lấy bằng thạc sĩ.

2. Sở hữu chứng chỉ.

Các tổ chức như ServSafe và American Culinary Federation cung cấp các khóa học ngắn hạn mà bạn có thể hoàn thành để lấy chứng chỉ về các khía cạnh cụ thể của kỹ năng chế biến món ăn và nấu nướng.

3. Tích lũy kinh nghiệm.

Trong ngành nhà hàng, kinh nghiệm có thể có lợi như giáo dục đối với triển vọng việc làm của bạn. Tìm công việc trong một nhà hàng, tốt nhất là một nhà hàng mà bạn thích và làm việc ở nhiều vị trí khác nhau.

4. Tạo sơ yếu lý lịch và rèn luyện kỹ năng phỏng vấn.

Gửi sơ yếu lý lịch của bạn cùng với thư xin việc và chỉnh sửa cả hai cho phù hợp với công việc cụ thể mà bạn đang ứng tuyển.

💥Ví dụ về mô tả công việc của bếp phó

Một chuỗi khách sạn có tiếng đang tìm kiếm một người năng động để gia nhập vào nhóm của chúng tôi với tư cách là một bếp phó. Ứng viên phải có ít nhất năm năm kinh nghiệm làm bếp phó hoặc ít nhất 10 năm kinh nghiệm trong ngành nhà hàng. Các ứng viên cũng có thể sử dụng bằng cấp về nghệ thuật ẩm thực thay cho một số kinh nghiệm liên quan đến công việc. Bếp phó sẽ đóng vai trò chỉ huy sau bếp trưởng của chúng tôi và sẽ chịu trách nhiệm về an toàn thực phẩm và xử lý, cũng như đào tạo các đầu bếp mới.

________________________________

Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích!

  • Theo: indeed
  • Người dịch: Vũ Nguyễn Trà Mi
  • Khi chia sẻ phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Vũ Nguyễn Trà Mi – Nguồn iVolunteer Vietnam”

 

 

Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/10848

Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ