(Phần 1)
Những nghiên cứu chỉ ra rằng khoảng một nửa số nhân viên chưa bao giờ từng yêu cầu sếp trả lương cao hơn. Lý do tại sao việc thỏa thuận mức lương lại khó đến như vậy?
Điều này có thể đến từ việc thiếu sự thoải mái trong văn hoá thảo luận vấn đề về tiền. Trong nghiên cứu của Payscale, 28% những hồi đáp đến từ những người chưa bao giờ đàm phán về chuyện tiền lương, đều nói rằng họ cảm thấy không thoải mái về việc đòi hỏi thêm. Gần 15% số hồi đáp nói rằng họ không muốn bị cho rằng là tự đề cao bản thân.
Nhưng việc đòi hỏi thêm những gì mà họ xứng đáng thì không thể được xem là gây sự hay công kích. Và có một phương pháp đúng để đàm phán về chuyện tiền lương. Và dưới đây là cách để yêu cầu tăng lương.
🧐Nhớ rằng người mà bạn đang đàm phán là ai.
Việc yêu cầu tăng lương hay đàm phán để bắt đầu với một mức lương có thể cảm thấy như một sự đối đầu. Nhưng quản lý của bạn không phải là đối thủ. Bạn và họ cùng hướng đến một mục tiêu chung: để có thể trả lương và được trả lương một cách hợp lý cho kỹ năng và kinh nghiệm của bạn.
Tại sao học nên quan tâm về mức lương của bạn như vậy (thay vì chắc chắn rằng những gì họ trả cho bạn vừa mức với ngân sách của họ)?
Lưu ý: những nghiên cứu cho thấy những người làm công thường cảm thấy họ được trả lương một cách hợp lý, công bằng thì làm việc năng suất, tận tâm, và gắn bó lâu dài hơn với công việc của họ. Bạn sẽ làm việc chăm chỉ hơn và tạo nên thành quả hơn nếu bạn cảm thấy mình đang được đối đãi một cách công bằng.
Thêm vào đó, sẽ khá phí nếu thay thế bạn. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những người quản lý có thể mong chờ việc trích 30% tiền lương của một nhân việc xin nghỉ làm vào việc tuyển dụng và thay thế.
🧐Hãy tự mình nghiên cứu.
Các mức lương có thể khác biệt lớn giữa những người quản lý, nhưng đó vẫn là một ý kiến không tồi khi có thể biết được mức lương hợp lý cho một công việc.
Hãy sử dụng những công cụ tính tiền lương như Glassdoor, Payscale và Salary.com để tìm kiếm một mức lương phù hợp cho công việc của bạn. Đừng quên thêm vào những kỹ năng và chứng nhận nếu có và lưu ý các lợi ích và đặc quyền tiêu chuẩn. Dựa vào trường hợp của bạn, nó có thể hợp lý khi nhận ít lương hơn để có nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn hay có sự đảm bảo hơn về sức khoẻ. Nhưng bạn sẽ không thể quyết tâm làm điều đó cho đến khi bạn có đầy đủ các thông tin, dữ liệu.
Phụ thuộc vào những thông tin đó, không phải là cảm xúc của bạn, khi bạn đàm phán về lương. Tiền là việc cá nhân. Nó có thể thu hút khiến bạn tạo nên những lỗ hổng về sự mệt mỏi, nản chí hay chia sẻ về những tình huống cá nhân trong suốt cuộc tranh luận. Hãy cưỡng lại những điều đó. Hãy khiến cuộc đàm phán được dựa trên những thực tế.
🧐Chuẩn bị cho những định kiến.
Ở trong một thế giới hoàn hảo, những kỹ năng và năng lực của bạn có thể là điều duy nhất quan trọng trong suốt cuộc đàm phán. Nhưng chúng ta không có một thế giới hoàn hảo. Tất cả mọi người đều có định kiến và không may thay, cũng bao gồm cả người quản lý của bạn.
Trong thực tế, điều này có nghĩa là bạn phải đàm phán một cách khác, dựa trên việc bạn là ai. Ví dụ như nghiên cứu chỉ ra rằng những người phụ nữ phải trả chi phí xã hội cao hơn cho việc đàm phán và thường bị coi là khắt khe và kém tử tế hơn khi họ yêu cầu nhiều hơn
Điều đó không có nghĩa là bạn không nên đàm phán nếu bạn có khả năng bị ảnh hưởng bởi những định kiến này. Nhưng điều này có nghĩa là bạn cần chú ý hơn những định kiến đó và từng bước vượt qua nó. Ví dụ những người phụ nữ có thể lựa chọn gắn yêu cầu của họ với nhiệm vụ của cả nhóm, đặc biệt nếu thương lượng là một phần nhiệm vụ.
(Còn tiếp)
________________________________
- Tác giả: Jen Hubley Luckwaldt
- Dịch giả: Phạm Hồng Anh
- Link bài biết gốc: https://bit.ly/39lBX8J
- Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Dịch giả: Phạm Hồng Anh – Nguồn: iVolunteer Vietnam”.
Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/4673
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
iVolunteer Vietnam mạng xã hội chia sẻ, tổng hợp các thông tin cơ hội tình nguyện, học bổng, khoá học online hữu ích dành cho sinh viên & giới trẻ Việt Nam. Với các thông tin được cộng đồng chia sẻ, chúng mình thường KHÔNG có liên hệ trực tiếp với ban tổ chức hay đầu mối liên lạc của chương trình! Bạn vui lòng xem thêm thông tin tên đơn vị tổ chức chương trình (tìm qua facebook hoặc google) & nội dung chi tiết đính kèm, email/SĐT liên hệ (nếu có) ở link bài đăng trên fanpage và website https://ivolunteer.vn để tìm hiểu rõ hơn.
Lượt xem: 32