Công bằng mà nói, có lẽ hầu hết mọi người không quan tâm nhiều đến việc kích hoạt hai bán cầu khi đang học một ngôn ngữ – mọi người chỉ cứ thực hiện. Nhưng nếu bạn quan tâm đến vấn đề này, một số nghiên cứu mới từ Đại học Delaware đã phủ nhận quan điểm xử lý ngôn ngữ không liên quan đến bất kỳ hoạt động liên quan đến học tập nào của não phải.
Theo bài nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Neurolmage, não phải đóng vai trò rất quan trọng giúp người học ngôn ngữ làm quen với các âm thanh cơ bản và các chi tiết về âm của một ngôn ngữ mới – hay còn được gọi là âm vị – mặc dù thực tế từ trước tới nay não trái được coi là trung tâm trong việc xử lý ngôn ngữ.
“Bán cầu não trái được coi là phần học ngôn ngữ của não, nhưng chúng tôi phát hiện ra rằng bán cầu não phải là thứ quyết định sự thành công cuối cùng” trong việc học tiếng Phổ thông Trung Quốc, nhà khoa học về thần kinh nhận thức Zhenghan Qi của Đại học Delaware cho biết.
“Điều này hoàn toàn mới mẻ.” cô nói. “Từ nhiều thế kỉ, mọi người đều tập trung vào bán cầu não trái, và bán cầu não phải phần lớn không được chú ý tới.”
Vào giai đoạn đầu, 24 người tham gia cuộc nghiên cứu được tiếp xúc với các cặp âm thanh giống nhau, và họ được yêu cầu mô tả và phân biệt chúng. Sau đó, họ học tiếng Phổ thông Trung Quốc trong vòng bốn tuần ở nơi được mô phông lại như lớp học ngôn ngữ bậc đại học, và họ được chụp scan MRI trong toàn bộ quá trình. Các tác giả của nghiên cứu phát hiện ra rằng những người học ngôn ngữ tốt nhất có nhiều kích hoạt hơn ở bán cầu não phải trong giai đoạn nhận dạng âm thanh ban đầu, mặc dù khi cuộc nghiên cứu tiếp diễn bán cầu não trái cuối cùng lại giành lấy ưu thế đó.
Dù vẫn cần phải thực hiện thêm nhiều nghiên cứu để xác định xem điều này có áp dụng cho tất cả các ngôn ngữ (và không chỉ khi tiếng Phổ thông Trung Quốc là ngôn ngữ thứ hai) hay không, nhưng có nhiều cách để kết hợp việc học bằng não phải vào trong việc học ngôn ngữ của bạn mà chúng tôi khuyên bạn nên làm.
Làm thế nào để sử dụng não phải vào việc học ngoại ngữ?
- Trong nghiên cứu trên, lý do chính việc học tập bằng não phải diễn ra vì nó hỗ trợ việc nhận dạng âm vị. Do đó, hoàn toàn hợp lí khi cho rằng chỉ cần làm quen với cách phát âm của một ngôn ngữ có thể cực kỳ hữu ích khi bạn mới bắt đầu – hoặc thậm chí là ở bất kỳ giai đoan nào trong quá trình học. Nghe podcast tiếng nước ngoài là một cách tuyệt vời để khai thác sự phong phú về thính giác của ngôn ngữ theo âm hưởng tự nhiên nhất của nó – và để hấp thụ các phần của nó bằng cách thẩm thấu từng chút một.
- Hình ảnh là một công cụ quan trọng khác để áp dụng việc học bằng não phải. Nếu bạn là một người thiên về học bằng hình ảnh, bạn có thể tạo flashcards có hình giúp bạn dễ dàng ghi nhớ các thuật ngữ hơn.
- Nếu bạn thực sự muốn tìm hiểu sâu hơn, bạn có thể dùng phương pháp memory palace (lâu đài kí ức) bằng cách dựa vào trí nhớ thị giác và trí nhớ không gian.
Để huấn luyện cho phần này của bộ não, bạn không nên tập trung nhiều vào những quy tắc ngữ pháp cụ thể mà thay vào đó chú trọng hơn vào khả năng có thể kể hoặc hiểu một câu chuyện bằng ngôn ngữ bạn đang học. Xem một bộ phim nước ngoài không chỉ giúp bạn tiếp xúc với âm thanh ngôn ngữ, mà còn được hướng dẫn về cách sử dụng ngôn ngữ đó trong tình huống hư cấu.
___________________
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích!
- Theo: Babbel
- Người dịch: Nguyễn Thị Huế
- Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Nguyễn Thị Huế – Nguồn iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/10808
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
iVolunteer Vietnam mạng xã hội chia sẻ, tổng hợp các thông tin cơ hội tình nguyện, học bổng, khoá học online hữu ích dành cho sinh viên & giới trẻ Việt Nam. Với các thông tin được cộng đồng chia sẻ, chúng mình thường KHÔNG có liên hệ trực tiếp với ban tổ chức hay đầu mối liên lạc của chương trình! Bạn vui lòng xem thêm thông tin tên đơn vị tổ chức chương trình (tìm qua facebook hoặc google) & nội dung chi tiết đính kèm, email/SĐT liên hệ (nếu có) ở link bài đăng trên fanpage và website https://ivolunteer.vn để tìm hiểu rõ hơn.
Lượt xem: 39