Kỹ Năng

Cách Tạo Ra Ngôn Ngữ: Tóm Tắt Của Người Sáng Tạo Ngôn Ngữ

Bạn cảm thấy ngôn ngữ sử dụng thường ngày quá xưa cũ? Có lẽ bạn đã chán tiếng Anh và không thấy hứng thú với tiếng Tây Ban Nha hay tiếng Hà Lan. Nếu bạn đã sẵn sàng gạt những ngôn ngữ tự nhiên này sang một bên, đã đến lúc bạn tạo ra một ngôn ngữ của riêng mình.

Có rất nhiều lý do khiến bạn muốn phát triển một ngôn ngữ — có thể bạn có hứng thú với những ngôn ngữ mới lạ, bạn muốn nghĩ một ngôn ngữ mới cho thế giới viễn tưởng của mình hoặc bạn đang tìm kiếm mật mã tối mật để giúp bạn thành công trong vụ cướp tranh tiếp theo. (Được rồi, có thể cuộc đời bạn không kịch tính đến vậy, nhưng bạn hiểu mấu chốt rồi chứ.)

Tin vui là bạn không phải người duy nhất muốn phát triển ngôn ngữ mới. Nếu bạn đang tìm cộng đồng những người đồng chí hướng, bạn đã gặp may; trên thế giới này có rất nhiều những nhà sáng tạo ngôn ngữ hoặc đơn giản chỉ là những người làm việc này cho vui — đôi khi còn để kiếm ăn. Hãy lấy ví dụ David J. Peterson, cha đẻ của series ăn khách Trò chơi Vương quyền với ngôn ngữ như Dothraki và High Valyrian. Hoặc J.R.R. Tolkien, tác giả của vũ trụ Chúa tể của Những chiếc nhẫn với các ngôn ngữ được tạo ra như Elvish. Với tài năng và đam mê cháy bỏng, bạn sẽ có thêm được nhiều bạn bè, người hâm mộ và có thể là chút tiền nữa.

Sáng tạo ra ngôn ngữ mới là một môn nghệ thuật và khoa học, và cũng như nhiều nỗ lực tri thức khác, luôn có phương pháp thực hiện hiệu quả. Nếu bạn luôn muốn thử sức nhưng không biết bắt đầu từ đâu, hãy đọc tiếp và tìm hiểu nhé!

💡Cách Để Tạo Ra Một Ngôn Ngữ

Khi nhắc đến việc sáng tạo ngôn ngữ mới, bạn nên tham khảo những đặc điểm của những ngôn ngữ tự nhiên có sẵn — ngôn ngữ bạn, tôi và mọi người dùng hàng ngày. Ai ngờ rằng khuôn mẫu hoàn hảo cho việc tạo ra ngôn ngữ mới luôn ở trước mặt chúng ta chứ?

💡Bảng Chữ Cái Và Âm Tiết

Điều quan trọng đầu tiên là âm tiết. Mọi ngôn ngữ (trừ một vài trường hợp đặc biệt như ngôn ngữ ký hiệu) có âm vị riêng, từ đó xây dựng các âm tiết và từ.

Không ngôn ngữ nào có âm vị giống nhau. Sự khác nhau về âm vị đã tạo nên sự đa dạng ngôn ngữ trên thế giới. Âm vị trong tiếng Anh không giống hoàn toàn của tiếng Đức vì khác với tiếng Anh, tiếng Đức có nguyên âm được phát âm giống một nguyên âm sau hoặc bán nguyên âm và âm vực. Khác hơn nữa là những ngôn ngữ châu Phi như Xhosa sử dụng phụ âm “click” (tặc lưỡi) mà phần lớn ngôn ngữ khác không dùng.

Bạn sẽ là người quyết định âm tiết cho ngôn ngữ của mình. Có thể bạn chỉ muốn dùng một vài phụ âm và nguyên âm, hoặc bạn có thể dùng tất cả đơn âm trong Bảng mẫu tự ngữ âm quốc tế. Hãy nghe theo trái tim của mình (và đôi tai nữa!).

Và nếu bạn muốn ngôn ngữ của bạn có âm vị, điều cần làm tiếp theo là tạo một hệ thống chữ viết. Một hệ chữ viết được tạo nên tỉ mỉ có thể đưa ngôn ngữ của bạn từ phương tiện giao tiếp ít người biết lên hệ thống ngôn ngữ sử dụng trong đời sống.

Khi phát triển hệ chữ viết, bạn sẽ vay mượn từ bảng chữ cái Latin hoặc Cyrillic mà mỗi chữ cái có cách phát âm riêng? Hay bạn thích chữ tượng hình như chữ Hán? Hoặc bạn muốn làm cái gì đó hoàn toàn khác biệt, dựa trên chữ tượng hình Ai Cập, chữ hình nêm Sumer hoặc những nét vẽ trừu tượng bạn vẽ ở góc vở. Không có phương pháp đúng hay sai trong việc tạo nên bảng chữ cái!

💡Ngữ Pháp — Công Thức Tạo Nên Ngôn Ngữ

Một trong những thứ quan trọng nhất mà bạn cần khi tạo một ngôn ngữ là ngữ pháp — dấu hiệu nhận biết của bất kỳ ngôn ngữ nào, tự nhiên hay nhân tạo. Nếu cứ nhắc đến từ “ngữ pháp” bạn lại thấy hãi hùng, đừng lo lắng. Học ngữ pháp theo nghĩa chung của nó không phải đào sâu vào chia động từ.

Ngữ pháp thực chất chỉ là bộ quy tắc quản lý cách hoạt động tự nhiên của ngôn ngữ — điều gì đúng và sai khi bạn kết hợp lại những yếu tố khác nhau của một ngôn ngữ, giống như bản thiết kế hoặc công thức kết hợp. Ví dụ như đối với tiếng Anh, tiềm thức của một người nói tiếng Anh nói với họ rằng cụm “I go” đúng ngữ pháp, còn “me go” thì không. Nếu bạn là người nói bản địa, trực giác bạn sẽ mách bảo cái gì tuân theo đúng ngữ pháp chỉ qua việc lắng nghe.

Xây dựng ngữ pháp của riêng mình đòi hỏi một chút sự sáng tạo. Bạn là người đặt luật! Có thể trong ngôn ngữ của bạn, chủ từ luôn đứng trước động từ. Hoặc danh từ trở thành số nhiều khi đọc lên hai lần. Bạn còn có thể cho 45 cách khác nhau để phát âm mạo từ “the”. Bất kể bạn chọn gì, bạn có thể tận hưởng lần đầu tiên bản thân được đặt luật và trở thành bậc thầy ngữ pháp — thay vì bị giáo viên mắng mỏ và bắt lỗi vì nhầm lẫn giữa “who” và “whom” không biết bao lần.

💡Sự Giàu Đẹp Của Ngôn Từ

Khi bạn đã định hình được cách phát âm, tiếp đến bạn cần kho từ vựng.

Đương nhiên bạn không cần nghĩ ra từ cho mọi khái niệm. Nếu bạn đang tạo ngôn ngữ dùng 500 năm nữa ở một vũ trụ giả tưởng, bạn có lẽ không cần gộp cả những từ chỉ đồ ăn, động vật và quần áo chỉ tồn tại trên Trái Đất vào thế kỷ 21. Không cần hàng chục nghìn từ mà bạn sử dụng thường ngày. Chọn những từ bạn thấy có ý nghĩa.

Nhưng bạn có lẽ muốn những từ có nhiều công dụng miêu tả những khái niệm tồn tại ở nhiều ngôn ngữ trên thế giới — như “và,” “nhưng”, “bạn”, “chúng ta”, “đàn ông”, “phụ nữ” hoặc “nước”. Bạn còn có thể tạo ra hình vị — không phải từ đầy đủ nhưng làm thay đổi ý nghĩa của các từ khác. Chẳng hạn như trong tiếng Anh, âm -s được thêm vào ở cuối thành danh từ số nhiều. Bạn có thể tạo ra phụ tố để biến từ thành phủ định hoặc hình vị chỉ thì tương lai. Những điều này là thứ giúp cấu tạo nên ngôn ngữ của bạn.

💡Hãy Phát Hành Ngôn Ngữ Của Bạn

Bây giờ bạn đã có những nền tảng cho ngôn ngữ mới, bạn đã sẵn sàng để chia sẻ nó với thế giới! Có thể bạn sẽ muốn xuất bản tài liệu tham khảo hoặc từ điển cho ngôn ngữ này. Hoặc ra mắt nó tại những hội thảo thế giới.

Nhưng tạo ra ngôn ngữ mới cũng đơn giản như việc dạy gia đình và người quen của bạn ngôn ngữ mới. Bạn còn có thể tham gia những cộng đồng và diễn đàn người chế ngôn ngữ trên mạng để lan tỏa sáng tác của mình đến thế giới. Không ai nói trước được điều gì. Với đủ sự chăm chỉ và một chút may mắn, có lẽ bạn sẽ trở thành huyền thoại sáng tác ngôn ngữ lớn tiếp theo.

———–

Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích.

  • Theo: Babbel
  • Người dịch: Mai Khánh Thy
  • Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Mai Khánh Thy – Nguồn iVolunteer Vietnam” 

Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/10979

Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.

Lượt xem: 11

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ