Để sẵn sàng cho việc ứng tuyển vào một vị trí, bạn phải chuẩn bị các hồ sơ cần thiết và điều chỉnh chúng sao cho phù hợp với vị trí đó. Hiểu cách đưa thông tin về mức độ thành thạo vào CV của mình sẽ giúp bạn tăng khả năng được tuyển dụng, tạo ra sự hứng thú sẽ thúc đẩy nhà tuyển dụng xem xét kỹ hơn những năng lực độc đáo trong đơn ứng tuyển của bạn.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ định nghĩa thế nào là các mức độ thành thạo, bàn luận về các mẹo để đưa chúng vào CV của bạn cũng như giải thích cách thể hiện chúng trong đó.
📍Các mức độ thành thạo là gì và chúng có thể mang lại lợi ích ra sao với CV của bạn?
Mức độ thành thạo là thuật ngữ được sử dụng để thể hiện hiểu biết của một người về một đối tượng cụ thể. Các từ như tập sự, trung cấp, thành thạo hoặc chuyên gia có thể được đặt cho các phẩm chất cá nhân và nghề nghiệp của bạn để thể hiện kinh nghiệm mà bạn có ở một kỹ năng cụ thể.
Thêm mức độ thành thạo vào CV của mình sẽ giúp bạn tạo ra một mục kỹ năng có trật tự hơn và làm như vậy sẽ mang lại nhiều giá trị hơn cho các phẩm chất mà bạn chọn để đưa vào CV của mình.
📍Mẹo đưa các mức độ thành thạo vào CV của bạn
Có nhiều yếu tố cần xem xét khi sắp xếp phần kỹ năng và mức kinh nghiệm của bạn. Phần sau đây sẽ nói về một số mẹo để đưa các mức độ thành thạo vào CV của bạn:
📍Tận dụng các biểu mẫu
Sử dụng mẫu cho CV của mình sẽ giúp bạn dùng các tính năng thiết kế có sẵn để tạo ra một phần kỹ năng đẹp mắt và bạn có thể chèn vào các đồ họa hoặc biểu đồ để thể hiện mức độ thành thạo của mình với một kỹ năng cụ thể.
📍Liệt kê những kỹ năng bạn có kinh nghiệm nhất trước tiên
Hãy cân nhắc việc để các kỹ năng mà bạn cho là có kinh nghiệm ở cấp độ chuyên gia trước các kỹ năng mà bạn cho là thành thạo hoặc mới làm quen. Việc này sẽ thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng vào những kỹ năng được đánh giá cao nhất của bạn trước khi họ lướt qua những kỹ năng mà bạn chưa có kinh nghiệm.
📍Liệt kê các kỹ năng chuyên môn trước các kỹ năng xã hội
Dù bạn muốn sắp xếp các kỹ năng và mức độ thành thạo của mình theo cách nào, hãy luôn đặt kỹ năng chuyên môn (kỹ năng cứng) trước kỹ năng xã hội (kỹ năng mềm). Việc này rất quan trọng vì nó khiến cho các mục đầu tiên mà nhà tuyển dụng nhìn thấy là các kỹ năng liên quan đến công việc theo thứ tự thành thạo. Sau khi đã liệt kê các kỹ năng nghề nghiệp cụ thể mà bạn có, bạn có thể thêm vào các kỹ năng liên quan trực tiếp đến tính cách và đạo đức nghề nghiệp của bạn.
📍Liệt kê nhiều mức chuyên gia và thành thạo hơn mức mới làm quen
Bạn cần cân bằng số lượng mức độ chuyên gia và thành thạo vì việc liệt kê mình là chuyên gia trong mọi việc sẽ là phi thực tế đối với nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, bạn cũng nên đảm bảo rằng số lượng các mức độ chuyên gia và thành thạo mà bạn đưa vào phần kỹ năng của CV nhiều hơn số lượng mức độ cơ bản hoặc sơ cấp (mới bắt đầu).
📍Chọn các kỹ năng thể hiện đúng vị trí tuyển dụng
Xem lại mô tả công việc trước khi tạo danh sách các kỹ năng và mức độ thành thạo của bạn đối với chúng. Cân nhắc xem bạn có thể sử dụng trong phần kỹ năng của riêng mình những nét tính cách và phẩm chất được mong đợi nào. Cân nhắc đề cập bất cứ kinh nghiệm nào cần cho một nhiệm vụ cụ thể và cho phép điều này được phản ánh qua mức độ thành thạo mà bạn đặt cho một kỹ năng trong CV của mình.
📍Sử dụng không gian theo chiều ngang
Cách tốt nhất để điền vào các khoảng trống trong CV của bạn là soạn thảo theo chiều ngang của trang thay vì chiều dọc. Bạn có thể sắp xếp các kỹ năng và mức kinh nghiệm của mình bằng cách sử dụng các cột ba hoặc năm được đặt cạnh nhau thay vì đặt trên dưới, để tiết kiệm không gian và tận dung tối đa mục kỹ năng của mình.
📍Cách trình bày mức độ thành thạo trong CV của bạn
Phần sau đây mô tả cách bạn có thể thêm mức độ thành thạo vào các kỹ năng cứng và mềm được liệt kê trong CV của bạn:
1. Cân nhắc việc dùng màu sắc để thể hiện mức độ thành thạo của bạn
Nếu bạn muốn dùng một cách tiếp cận sáng tạo để vừa thu hút sự chú ý tới CV vừa thể hiện trình độ chuyên môn của mình, hãy cân nhắc sử dụng màu sắc. Và nên đưa vào một từ khóa để mô tả mức kinh nghiệm mà mỗi màu đại diện.
[Xanh lá cây] * Chuyên gia: MS Office Suite • Tiếp thị trực tiếp qua email • Adobe Photoshop * [Vàng] * Thành thạo: Google Analytics • ROI measurement • Tư duy phản biện *
[Cam] * Người mới: Lập trình • Diễn thuyết trước công chúng *
2. Đặt các kỹ năng dưới các mức độ thành thạo
Bạn có thể làm nổi bật mức độ thành thạo của mình bằng cách liệt kê các kỹ năng dựa trên kinh nghiệm. Điều này cho phép nhà tuyển dụng xác định các lĩnh vực mà bạn cho rằng mình là chuyên gia, thành thạo hay mới làm quen.
*Chuyên gia: MS Office Suite • Lập trình • Tiếp thị trực tiếp qua email • Ủy thác công việc • Adobe Photoshop *
* Thành thạo: Google Analytics • Quản lý thời gian • ROI Measurement • Tư duy phản biện • Giao tiếp bằng lời nói *
* Mới làm quen: Tiếp thị gián tiếp qua email • Tổ chức • Lắng nghe chủ động • Diễn thuyết trước công chúng *
3. Sử dụng hình ảnh đồ họa để thể hiện mức độ thành thạo
Một cách độc đáo để mô tả mức độ thành thạo với một kỹ năng cụ thể trong CV của bạn là sử dụng đồ họa và các tính năng thiết kế khác theo ý muốn, để đánh dấu một kỹ năng ở mức chuyên gia, thành thạo, trung cấp hoặc mới làm quen.
4. Tách biệt các kỹ năng cứng và kỹ năng mềm
Bạn có thể phân định rõ hơn mức độ thành thạo của mình bằng cách phân loại kỹ năng cứng và kỹ năng mềm và cho biết mức độ thành thạo của bạn ở bên phải mỗi kỹ năng. Kỹ năng cứng là những kỹ năng chuyên môn mà bạn có thể áp dụng trực tiếp vào công việc. Kỹ năng mềm là những kỹ năng xã hội phản ánh các đặc điểm cá nhân có thể giúp tăng khả năng hoàn thành tốt công việc của bạn.
* Kỹ năng chuyên môn: Tiếp thị SEO – Chuyên gia • Tiếp thị trực tiếp qua email – Chuyên gia • Google Analytics – Chuyên gia • MS Office Suite – Thành thạo *
* Kỹ năng xã hội: Tư duy phản biện – Chuyên gia • Giao tiếp bằng lời nói – Thành thạo • Lắng nghe chủ động – Thành thạo • Tổ chức – Chuyên gia • Ủy thác công việc – Thành thạo • Quản lý thời gian – Thành thạo *
**********************************
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích
- Bài viết gốc: https://media.ivolunteervietnam.com/how-to-display-skill-levels-on-your-resume-with-tips-and-examples.html
- Người dịch: Trần Công Thành
- Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Trần Công Thành – Nguồn iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/8998
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
iVolunteer Vietnam mạng xã hội chia sẻ, tổng hợp các thông tin cơ hội tình nguyện, học bổng, khoá học online hữu ích dành cho sinh viên & giới trẻ Việt Nam. Với các thông tin được cộng đồng chia sẻ, chúng mình thường KHÔNG có liên hệ trực tiếp với ban tổ chức hay đầu mối liên lạc của chương trình! Bạn vui lòng xem thêm thông tin tên đơn vị tổ chức chương trình (tìm qua facebook hoặc google) & nội dung chi tiết đính kèm, email/SĐT liên hệ (nếu có) ở link bài đăng trên fanpage và website https://ivolunteer.vn để tìm hiểu rõ hơn.
Lượt xem: 78