Kỹ Năng

Cách Viết Email Giới Thiệu Có Kèm Ví Dụ Minh Hoạ

Email giới thiệu là một bức thư chứng thực khả năng của bạn, và có thể giúp bạn phát triển sự nghiệp. Email giới thiệu có thể được sử dụng để giới thiệu một cá nhân phù hợp với vị trí công việc cần tuyển. Điều này có thể giúp bạn đảm bảo công việc tiếp theo của mình. Chúng cũng có thể được các doanh nghiệp sử dụng trong trường hợp họ cần được giới thiệu một người làm việc tự do hoặc nhân viên bán hàng. Trong bài viết này, bạn sẽ tìm hiểu tất cả về thư giới thiệu, lợi ích của chúng và cách viết chúng dựa trên các ví dụ của chúng tôi.

Email giới thiệu là gì?

Nếu bạn muốn làm việc cho một công ty nào đó, nhận một cuộc phỏng vấn cho một vị trí cụ thể hay chỉ đơn giản là có một cuộc thảo luận với nhà tuyển dụng, bạn hãy liên hệ với đồng nghiệp, người giám sát hoặc người liên hệ của mình và nhờ họ giới thiệu cho bạn.

Mọi người gửi email giới thiệu khi họ muốn mở rộng mạng lưới quan hệ của mình hoặc có thể tìm một công việc mới hay cơ hội bán hàng. Thông thường, email giới thiệu được gửi đến những người trong mạng lưới của bạn, mà bạn có thể chắc chắn họ sẽ đồng ý xác nhận. Trừ email nghiêm chỉnh, email giới thiệu có thể được gửi qua các ứng dụng, chẳng hạn như thông qua giao diện messenger của một trang web mạng xã hội của doanh nghiệp. Nói chung, một email giới thiệu thành công phải đảm bảo nhất định giúp bạn định vị bản thân đối với một người trong mạng lưới của bạn, và giúp bạn trở thành một ứng cử viên sáng giá trong phần giới thiệu.

Email giới thiệu phải ngắn gọn và đúng trọng tâm. Trực tiếp và đưa ra các hướng dẫn đơn giản để người đọc dễ dàng giới thiệu bạn.

Cách viết email giới thiệu

Nếu bạn đang muốn phát triển mạng lưới của mình cho mục đích kinh doanh, thì một email giới thiệu có thể là thứ bạn cần. Bạn có thể viết email giới thiệu bằng cách làm theo các bước sau:

  • Chọn người phù hợp để liên hệ
  • Đảm bảo rằng bạn có dữ liệu email cho danh sách chọn lọc của mình
  • Soạn thảo một email giới thiệu xây dựng giá trị bằng cách nêu bật những thành tựu
  • Sẵn sàng làm điều tương tự cho người khác

Chọn người phù hợp để liên hệ

Để đảm bảo bạn đang tiếp cận đúng người cho mục đích của mình, hãy xem xét một số điều sau. Đầu tiên, hãy nghĩ xem người nào có nhiều mối quan hệ tốt và biết ai là người phù hợp giúp bạn hoàn thành mục tiêu kinh doanh. Đây có thể là một người có mạng lưới quan hệ tốt trong một ngành nhất định hoặc một người có thể giới thiệu cho bạn nhiều công việc kinh doanh hơn trong một ngành cụ thể.

Chỉ nhờ những người giới thiệu đáng tin cậy và sẽ đưa ra những lời tích cực cho bạn. Đảm bảo rằng họ giới thiệu bạn với những người mà họ biết rõ và thân thiết. Trước khi nhận lời giới thiệu từ bên thứ ba, bạn hãy hỏi “Bạn thích ai?” để xem các mối quan hệ giữa họ như thế nào. Sau đó, bạn hãy tạo một danh sách rút gọn cho mình.

Đảm bảo rằng bạn có dữ liệu email cho danh sách chọn lọc của mình

Khi bạn đã cân nhắc xem ai là người phù hợp nhất để làm người giới thiệu, hãy đảm bảo rằng bạn có tất cả thông tin liên hệ liên quan. Nếu bạn muốn gửi email, bạn sẽ cần địa chỉ email còn hoạt động và đầy đủ của họ. Trong nhiều trường hợp, địa chỉ email doanh nghiệp là lựa chọn tốt hơn so với email cá nhân, trừ khi đó là một người bạn thân hoặc thành viên gia đình đưa ra lời giới thiệu. Nếu đang sử dụng trang mạng xã hội dành cho các chuyên gia kinh doanh, bạn chỉ cần đảm bảo rằng mình có thể liên hệ được với họ.

Soạn thảo một email giới thiệu xây dựng giá trị bằng cách nêu bật những thành tựu

Khi bạn soạn thảo email, hãy tập trung vào việc xây dựng giá trị. Cách tốt nhất là nêu bật những thành công của bạn, như lý do tại sao bạn phù hợp với công việc hoặc tại sao bạn là lựa chọn tốt nhất để giải quyết các nhu cầu kinh doanh của người khác. Hãy chắc chắn rằng những thành tựu của bạn sẽ mang lại lợi ích cho khách hàng hoặc nhà tuyển dụng.

Nếu mục đích của email giới thiệu là để có được công việc kinh doanh mới, bạn nên chú ý thời gian gửi thư. Gửi email cho khách hàng hiện tại khi bạn sẵn sàng và biết rằng họ đang vui vẻ. Tránh gửi email vào những thời điểm không thích hợp cho khách hàng hoặc doanh nghiệp mà bạn đang cố xin vào. Nếu bạn muốn giới thiệu một sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn đang cố gắng bán, bạn cũng có thể giảm giá cho khách hàng hiện tại để tạo ra giá trị cho họ. Ví dụ, nếu bạn là một nhà văn tự do đang cần sự giới thiệu, hãy giảm giá 10% cho khách hàng hiện tại trong thư của bạn.

Đính kèm một liên kết giới thiệu

Để mọi thứ dễ dàng hơn, hãy đính kèm một liên kết đến biểu mẫu mà bất cứ ai cũng có thể giới thiệu cho bạn. Nếu đó là thư giới thiệu việc làm, bạn cũng có thể yêu cầu một lời giới thiệu nồng nhiệt tại một sự kiện networking hoặc bất kỳ sự kiện nào khác. Nếu một thư giới thiệu được gửi qua biểu mẫu, hãy đảm bảo người điền biểu mẫu đã biết bạn có thể sử dụng nó. Việc tạo biểu mẫu cũng không quá khó khăn, vì vậy bạn không cần kỹ năng lập trình để tạo một kho lưu trữ dữ liệu khách hàng tiềm năng dễ sử dụng. Thay vào đó, hãy tìm kiếm các công cụ tạo biểu mẫu trực tuyến và tận dụng các nguồn tài nguyên miễn phí.

Sẵn sàng làm điều tương tự cho người khác

Khi mọi người giới thiệu cho bạn, bạn cũng nên chuẩn bị để đáp lại họ. Nếu ai đó viết thư giới thiệu cho bạn, họ có thể yêu cầu bạn điều tương tự trong tương lai và trong trường hợp đó, bạn nên chuẩn bị sẵn sàng để giúp họ. Nếu có ai đó trong mạng lưới cần sự giới thiệu của bạn mà bạn không thể vì bất kỳ lý do gì, hãy xem xét liệu họ có phải là người liên hệ phù hợp trong danh sách của bạn hay không.

Ví dụ về email giới thiệu

Dưới đây là hai cách để viết một email giới thiệu:

  • Để phát triển doanh nghiệp của bạn
  • Để yêu cầu giới thiệu việc làm

Ví dụ về thư giới thiệu để phát triển doanh nghiệp của bạn

Xin chào ông Howell,

Tôi rất vui vì bạn hài lòng với những việc mà tôi đã làm cho bạn với tư cách là một người hành nghề tự do. Thật vinh dự khi có thể giúp bạn thực hiện các nghiên cứu nhằm giúp doanh nghiệp của bạn thành công hơn.

Hôm nay, tôi viết thư này để nhờ bạn một việc.

Vì bạn đã hài lòng với tôi với tư cách là trợ lý nghiên cứu tự do của bạn, tôi hy vọng bạn có thể giới thiệu tôi với những người mà bạn nghĩ sẽ cần dịch vụ của tôi giống như công ty của bạn.

Vui lòng gửi thư giới thiệu của bạn bằng cách nhấp vào đây [liên kết đến biểu mẫu]. Khi đó, bạn sẽ được giảm giá 5% cho nghiên cứu tiếp theo của mình.

Hãy cho tôi biết nếu tôi có thể sử dụng tên của bạn trong bài giới thiệu của tôi? Cảm ơn bạn và lời giới thiệu của bạn.

Trân trọng, Ashley Halson

Trợ lý nghiên cứu tự do

555-455-6777

ashley.halson@email.com

Ví dụ về thư yêu cầu giới thiệu việc làm

Xin chào bà Hubbard,

Tôi hiện đang làm việc trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học và đã có những khám phá phân tích những tác động đáng kể của các hợp kim kim loại đến các ngành công nghiệp như sản xuất.

Hôm nay, tôi viết thư này để nhờ bạn một việc.

Vì bạn là người đi đầu trong ngành sản xuất, tôi hy vọng bạn có thể giới thiệu tôi với các nhà tuyển dụng trong lĩnh vực sản xuất, những người sẽ được hưởng lợi từ một nhà khoa học dữ liệu có kinh nghiệm trong ngành như tôi.

Vui lòng gửi thư giới thiệu của bạn bằng cách nhấp vào đây [liên kết đến biểu mẫu]. Ngoài ra, tôi sẽ rất vinh dự nếu bạn có thể giới thiệu tôi tại lễ trao giải Sản xuất xuất sắc tháng này.

Nếu bạn điền biểu mẫu, hãy cho tôi biết nếu tôi có thể sử dụng tên của bạn trong bài giới thiệu của mình? Cảm ơn bạn rất nhiều về sự trợ giúp của bạn.

Trân trọng, Ashley Halson

Trợ lý nghiên cứu tự do

555-455-6777

ashley.halson@email.com

—————————-

Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích

  • Bài viết gốc: indeed.com 
  • Người dịch: Phạm Ngọc Ánh
  • Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Phạm Ngọc Ánh – Nguồn iVolunteer Vietnam”

Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/8079

Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.

Lượt xem: 19

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ