Kỹ Năng

Cách Viết Hồ Sơ Cho Y Tá Gây Mê (Mẹo Và Ví Dụ)

CV chính là ấn tượng đầu tiên của các nhà tuyển dụng về bạn, vậy nên để trở thành 1 y tá triển vọng, bạn phải làm nổi bật được năng lực làm việc với bệnh nhân và các nhân viên y tế khác trong hồ sơ của mình. Học cách trình bày và viết nội dung sao cho có thể truyền đạt được năng lực một cách hiệu quả sẽ giúp bạn gây ấn tượng với người tuyển dụng. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu cách viết CV dành cho y tá cùng ví dụ để bạn tham khảo nhé.

Bạn cần có gì trong hồ sơ?

Hồ sơ cần có các bằng cấp liên quan để chứng minh bạn phù hợp với vị trí ứng tuyển. Nếu sơ yếu lý lịch của bạn thu hút được nhà tuyển dụng thì họ sẽ đánh giá các kỹ năng hoặc phỏng vấn. Đó là lý do tại sao bạn cần nói chi tiết các kỹ năng và kinh nghiệm của mình.

Các phần trong CV gồm:

  • Thông tin liên lạc
  • Tóm tắt về chuyên môn
  • Kinh nghiệm làm việc
  • Trình độ học vấn
  • Kỹ năng

Cách viết CV cho y tá

1. Cung cấp số điện thoại và địa chỉ email đáng tin cậy

Phần đầu tiên của hồ sơ yếu lý lịch chính là thông tin liên hệ của bạn, thông tin giúp nhà tuyển dụng liên hệ với bạn sau khi bạn nộp đơn xin việc. Thường sau Họ tên sẽ đến số điện thoại và địa chỉ email. Bạn cũng có thể cung cấp thêm đường link dẫn tới portfolio chuyên nghiệp của mình.

Hãy để lại thông tin liên hệ mà bạn thường xuyên sử dụng. Như cung cấp số điện thoại di động thay vì điện thoại nhà riêng, phòng trường hợp họ gọi khi bạn vắng nhà. Đối với email, hãy chọn một email mà bạn thường xuyên sử dụng để không bỏ bất kì mail nào. Nếu bạn cung cấp portfolio hay trang web cá nhân, hãy đảm bảo nội dung phù hợp với trong hồ sơ của bạn.

2. Nói ngắn gọn tại sao bạn đủ tiêu chuẩn cho vị trí này

Phần tiếp theo trong hồ sơ chính là tóm tắt chuyên môn, một đoạn văn ngắn để thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng. Trong ba câu, hãy giải thích tại sao bạn lại phù hợp với vị trí y tá này. Phần này thường gồm:

  • Trình độ kinh nghiệm: Bạn có bao nhiêu năm kinh nghiệm làm y tá. Nếu bạn đã làm y tá được 10 năm, thì việc viết cụ thể số năm sẽ rất hữu ích đó.
  • Kỹ năng: Những kỹ năng chứng minh bạn là một ứng viên đạt tiêu chuẩn. Sau đó bạn có thể nói về đam mê của mình trong việc chăm sóc bệnh nhân.
  • Thành tựu làm việc: Cho người tuyển dụng thấy được những đóng góp của bạn trong lĩnh vực này. Bạn có thể cho họ một cái nhìn tổng quan về cách bạn đã sắp xếp công việc hợp lý để làm việc hiệu quả hơn.
  • Mục tiêu nghề nghiệp: Thể hiện sự sẵn sàng phát triển và mong muốn đạt được những thành tích gì nếu được nhận vào vị trí ứng tuyển. Sau đó hãy viết 1 câu ngắn gọn cho thấy rằng bạn đã tìm hiểu về doanh nghiệp mình ứng tuyển.
  • Tên vị trí bạn xin việc: Khi bạn nói cụ thể về vị trí mong muốn sẽ khiến nhà tuyển dụng thấy rằng bạn đã cụ thể hóa CV của mình để phù hợp với công việc. Hãy viết tên vị trí ở câu đầu tiên hoặc câu cuối cùng trong đoạn tóm tắt của bạn nhé.
  • Tên doanh nghiệp bạn ứng tuyển: Hãy kèm theo tên công ty với tên vị trí bạn xin việc nhé. Hãy kiểm tra kỹ để đảm bảo rằng bạn đã viết đúng chính tả tên công ty.

3. Những đầu việc bạn đảm nhận ở các công việc trước đây

Trong phần thứ ba, bạn có thể nói chi tiết hơn về kinh nghiệm của mình. Bạn nên bao gồm những phần sau đây nhé:

  • Chức danh trước đây: Chức danh bạn đã đảm nhiệm tại nơi làm việc trước
  • Tên và vị trí công ty cũ: Tên công ty và thành phố bạn làm việc
  • Ngày bắt đầu và kết thúc công việc: Thời gian làm việc cho thấy mức độ kinh nghiệm của bạn. Bạn hãy viết tháng và năm bắt đầu làm việc và tháng và năm bạn nghỉ việc. Nếu bạn hiện vẫn đang làm tại đó, bạn có thể để “nay”.
  • Các công việc chính: Hãy gạch đầu dòng những công việc bạn đã đảm nhận có liên quan đến vị trí ứng tuyển. Nếu bạn đã đảm nhận nhiều vị trí, bạn chỉ nên liệt kê khoảng 5 vị trí trong CV của mình.
  • Thành tựu: Có thể gạch đầu dòng để liệt kê những thành tích của bạn, như được thăng chức nhanh, hay có nhiều đánh giá tích cực từ bệnh nhân.

4. Cung cấp bằng cấp của bạn

Phần thứ tư của hồ sơ chính là trình độ học vấn. Ngay phía dưới tiêu đề, hãy kể tên những bằng cấp mà bạn có. Sau đó là tên và vị trí trường cấp bằng. Nếu có nhiều bằng cấp, hãy liệt kê thứ tự ngược thời gian bắt đầu từ bằng cấp gần nhất đến xa nhất nhé.

Đây cũng là mục để bạn chứng minh các chứng chỉ chuyên môn của mình, nên đừng quên cung cấp tên chứng chỉ và cơ quan, tổ chức cấp nhé.

5. Liệt kê những kỹ năng mềm và chuyên môn

Phần cuối cùng chính là cho các kỹ năng của bạn. Nhà tuyển dụng sẽ xem xét chúng để quyết định xem liệu bạn có thể trở thành là 1 y tá giỏi hay không. Để đơn giản, bạn hãy ưu tiên các kỹ năng liên quan trực tiếp đến lĩnh vực y tế nhé.

Dưới đây là một vài kỹ năng chuyên môn của 1 y tá:

  • Quản lý bệnh nhân
  • Kiến thức chẩn đoán và tình trạng của bệnh nhân
  • Kiến thức về thuốc và liều lượng thích hợp
  • Thành thạo thuật ngữ y tế
  • Quản lý cơ sở y tế
  • Sử dụng thành thạo phần mềm y tế
  • Đa ngôn ngữ

Dưới đây là một vài kỹ năng mềm của y tá:

  • Giao tiếp
  • Giao tiếp văn bản
  • Quản lý thời gian
  • Trí tuệ cảm xúc
  • Hợp tác

Dưới đây là một vài mẹo giúp bạn viết CV của riêng mình cho vị trí y tá:

  • Điều chỉnh CV của bạn sao cho phù hợp với vị trí cụ thể

Mỗi vị trí y tá mà bạn ứng tuyển có thể có mô tả công việc khác nhau. Như một bệnh viện tìm một y tá chuyên chăm sóc bệnh nhân Alzheimer hay bị sa sút trí tuệ, còn bệnh viện khác có theer cần y tá có chuyên môn về nhi khoa. Việc điều chỉnh CV phù hợp với vai trò cụ thể mà bạn đang ứng tuyển có thể thu hút sự chú ý của người tuyển dụng hơn. Ví dụ như trong bản mô tả công việc yêu cầu bản cập nhật hồ sơ y tế, thì bạn có thể nhấn mạnh khả năng sử dụng phần mềm y tế của mình.

  • Bạn cũng cần lưu ý tới hệ thống theo dõi hồ sơ nhé của công ty tuyển dụng nữa

Việc sử dụng các từ khóa sẽ giúp người tuyển dụng dễ nhìn thấy những năng lực của bạn. Hệ thống theo dõi hồ sơ là phần mềm họ sử dụng trong quá trình sàng lọc ứng viên. Khi bạn gửi đơn xin việc, hồ sơ của bạn sẽ được đưa vào hệ thống, nó giúp nhận biết các từ khóa và cho kết quả rằng liệu nội dung trong hồ sơ có khớp với thông tin tuyển dụng hay không. Do đó bạn hãy đọc lại bài đăng tuyển dụng để xác định những từ khóa cần sử dụng để đưa chúng vào CV. Nếu trong bài đăng ưu tiên các kỹ năng mềm như giao tiếp, giải quyết vấn đề, hãy cân nhắc đưa chúng vào phần kỹ năng trong CV nhé.

  • Nhận phản hồi từ mọi người

Những lời nhận xét từ mọi người xung quanh sẽ giúp bạn hoàn thiện hồ sơ của mình hơn đó. Hãy xem xét việc hỏi cố vấn, đồng nghiệp hay quản lý cũ nhận xét hồ sơ của bạn. Những người xung quanh bạn có thể sẽ có nền tảng chuyên môn là y tá, họ có thể sẽ có quan điểm về những gì nhà tuyển dụng tìm kiếm ở ứng viên.

Những mẫu hồ sơ sau đây sẽ cho bạn biết định dạng của sơ yếu lý lịch y tá

  • Thông tin liên hệ [Tên] [Số điện thoại] [Địa chỉ email]
  • Tóm tắt chuyên môn

[Hãy viết phần này khoảng hai đến ba câu]

  • Kinh nghiệm làm việc [Chức danh] [Tên công ty] [Vị trí]

[Ngày bắt đầu và ngày kết thúc làm việc]

[Các trọng trách cùng thành tích làm việc]

  • Học vấn [Tên bằng cấp] [Tên trường cấp bằng] [Vị trí của trường]

[Ngày nhận bằng]

  • Kỹ năng

[Liệt kê các kỹ năng]

Ví dụ cụ thể sau đây sẽ giúp bạn chuẩn bị CV của bản thân

Thông tin liên hệ

Chloe Berry5235 W Desert Dr. * Phoenix, AZ 85015 (602) 237-0064

cberry25@email.com•

Tóm tắt chuyên môn

Tôi là bác sĩ gây mê có trách nhiệm với kinh nghiệm sáu năm làm việc trong lĩnh vực y tế. Tôi chuyên chăm sóc cho các bệnh nhân ung thư tại một bệnh viện lớn. Hiện tôi đang tìm kiếm một vị trí y tá tại bệnh viện Scottsdale Mountain Healthcare để có thể áp dụng các kỹ năng tổ chức của mình, cũng như nâng cao trải nghiệm của bệnh nhân khi điều trị tại đây.

* Chứng nhận kinh nghiệm làm Bác sĩ gây mê tại Phoenix, Arizona * Tháng 6 năm 2018 – nay

  • Tôi đã xây dựng một kế hoạch điều trị toàn diện giúp giảm đau cho bệnh nhân ung thư vú sau phẫu thuật
  • Chọn và quản lý thuốc cho bệnh nhân sau hóa trị
  • Theo dõi chỉ số của bệnh nhân, gồm huyết áp, nhiệt độ và nhịp tim
  • Tuân thủ các quy trình an toàn khi ứng phó với các tình huống khẩn cấp

Nhân viên gây mê tại Mountain City Hospital Phoenix, Arizona

Tháng 5 năm 2015 – tháng 6 năm 2018

  • Bổ sung dụng cụ y tế để cung cấp tủ quần áo trên tầng phẫu thuật
  • Tiến hành chăm sóc hậu phẫu thuật và cho bệnh nhân dùng thuốc
  • Thu thập chữ ký chấp thuận của bệnh nhân
  • Trình bày kết quả nghiên cứu về kế hoạch điều trị cho các nhân viên y tế

Bằng Thạc sĩ gây mê tại viện điều dưỡng Đại học Red Rock, Sedona, Arizona * Tháng 8 năm 2016 – Tháng 5 năm 2018

Cử nhân khoa học điều dưỡng tại Đại học Canyon Phoenix, Arizona. Tháng 8 năm 2012 – tháng 5 năm 2016

Kỹ năng giải quyết vấn đề

  • Nghiên cứu y tế
  • Lập kế hoạch điều trị
  • Chăm sóc bên giường bệnh
  • Quản lý cổng thông tin hồ sơ bệnh án
  • Thông thạo tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Ả Rập

———————————————————————————–

Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích

  • Bài viết gốc: www.indeed.com
  • Người dịch: Phạm Hà My
  • Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch Phạm Hà My – Nguồn iVolunteer Vietnam”

Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/10505

Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ