Kỹ Năng

Cách Viết Một Bản Mục Tiêu Nghề Nghiệp Thiết Kế Chuẩn Trong Đơn Xin Việc (Có Ví Dụ Minh Họa)

Khi bạn đang chuẩn bị sẵn sàng để ứng tuyển vào 1 vị trí thiết kế mới thì việc viết một bản định hướng nghề nghiệp thiết kế là bước đầu quan trọng để nhào nặn ra được hồ sơ của bạn. Việc nắm được bản mục tiêu nghề nghiệp bao gồm những gì có thể chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy là bạn có những phẩm chất mà có thể giúp bạn thành công ở vị trí ứng tuyển. Bạn còn có thể  dùng bản mục tiêu nghề nghiệp để chia sẻ những đích đến trong sự nghiệp và nhấn mạnh điều gì truyền cảm hứng cho bạn để theo đuổi sự nghiệp thiết kế. Trong bài báo này, chúng ta sẽ cùng nhau khám phá cách để viết những bản mục tiêu nghề nghiệp thiết kế kèm theo 13 ví dụ hữu ích nữa nhé.

Thế nào là một bản mục tiêu nghề nghiệp thiết kế?

Một bản mục tiêu nghề nghiệp thiết kế là một đoạn văn ngắn gọn, thường nằm ở đầu của đơn xin việc, nó cung cấp những chi tiết về các kĩ năng và thành tựu của bạn mà chúng có liên kết với vị trí bạn ứng tuyển.  Từ 2 đến 3 câu, bạn hãy chứng tỏ rằng bạn có thể giúp ích cho công ty như thế nào và điều gì khiến đơn ứng tuyển của bạn thú vị hơn đối với nhà tuyển dụng.

Bạn có thể kết hợp bản mục tiêu nghề nghiệp với các điều dưới đây:

  • Tập trung sự chú ý về những năm kinh nghiệm của bạn
  • Trình bày chi tiết những thành tựu đáng chú ý
  • Thể hiện những kỹ năng liên quan tới công việc
  •  Làm nổi bật một bằng cấp, chứng chỉ, hoặc giấy phép mới
  • Trưng bày những năng lực chuyên môn mà bạn đang phát triển
  • Lý giải vì sao bạn đang tìm việc, đặc biệt là nếu bạn đã chuyển đến một nơi ở mới
  • Ghi ra những kỹ năng linh động nếu bạn đang chuyển ngành
  • Phác thảo ra mục tiêu nghề nghiệp của bạn sẽ thay đổi thế nào nhờ vị trí bạn ứng tuyển
⛳Cách viết bản mục tiêu nghề nghiệp

1. Hãy bắt đầu với những kỹ năng mà bạn thành thạo

Bằng cách nhắm đếm một hoặc hai kỹ năng trong những kỹ năng mạnh nhất của bạn có thể giúp mở đầu bản mục tiêu nghề nghiệp thiết kế với sắc thái tích cực, tự tin.

Các kỹ năng mềm liên quan tới thiết kế: có óc thẩm mỹ, sáng tạo, có óc tư duy bằng hình ảnh, có tính đổi mới, luôn hướng về cái đẹp

Những kỹ năng có thể chuyển đổi giữa nhiều lĩnh vực: có khả năng hợp tác, linh hoạt, tận tuỵ, hăng hái, hoà đồng, có tính cầu toàn, sẵn sàng giúp đỡ, làm việc hiệu quả, thành thạo, tỉ mỉ, chú trọng chi tiết

Những kỹ năng công nghệ: có hiểu biết về máy tính, công nghệ, có chứng chỉ Adobe

2. Kết hợp kinh nghiệm của bạn

Tiếp theo đó, bạn có thể kể ra bạn có bao nhiêu năm kinh nghiệm. Bạn có thể đề cập đến học vấn, quá trình đào tạo, chứng chỉ và giấy phép liên quan đến vị trí bạn ứng tuyển. Hãy cân nhắc về điều gì đặc biệt ở thành tựu thiết kế của bạn khiến hồ sơ  của bạn trở nên nổi bật hơn trong mắt nhà tuyển dụng. Ví dụ như những nhà thiết kế có nhiều năm kinh nghiệm có thể mô tả rằng họ:

  • Có kinh nghiệm trên diện rộng
  • Giàu khinh nghiệm
  • Dày dặn kinh nghiệm
  • Trái lại, những chuyên gia mảng thiết kế mà đã chuyển từ lĩnh vực khác sang lại cho rằng họ:
  • Có kinh nghiệm liên ngành
  • Có kinh nghiệm trên diện rộng
  • Có kinh nghiệm toàn diện mọi lĩnh vực

3. Hãy làm nổi bật lên những bằng cấp, giấy phép và chứng chỉ của bạn

Những sinh viên mới tốt nghiệp và các ứng viên thiết kế cấp thấp nhất thường dùng một mục tiêu trong thiết kế để hướng sự tập trung nhà tuyển dụng vào các bằng cấp, thành tích, quá trình đào tạo và các tín chỉ giáo dục khác của bạn. Hãy tham khảo các ví dụ dưới đây:

  • Người thiết kế logo công ty với một bằng Cử nhân mỹ thuật trong ngành thiết kế đồ họa
  • Thành thạo phần mềm Illustrator và Photoshop, kèm theo 1 bằng cử nhân thiết kế thời trang
  • Chiến thắng giải thưởng nghệ sĩ nghệ thuật thị giác thành thạo phần mềm InDesign

4. Kể ra những vị trí và doanh nghiệp bạn nhắm đến

Bạn có thể nhấn mạnh rằng bạn đã dành thời gian để xác định ra mục tiêu nghề nghiệp cho vị trí bạn đang ứng tuyển bằng cách đề cập tên của vị trí và tổ chức mà bạn mong muốn. Hãy sử dụng những cách diễn đạt sau để viết được phần này trong mục tiêu nghề nghiệp thiết kế:

  • Đang tìm kiếm một công việc [tên của vị trí]
  • Mong muốn được bắt đầu sự nghiệp thiết kế ở [tên công ty] với vai trò [tên của vị trí]
  • Mong muốn được bắt đầu công việc ở mảng thiết kế với vai trò [tên của vị trí] ở  [tên công ty]
  • Hứng thú với [tên của vị trí]
  • Đang tìm kiếm vị trí [tên công việc]

5. Bộc lộ điều gì là động lực thúc đẩy bạn

Tiếp đến, bạn có thể liên kết các mục tiêu nghề nghiệp, các động lực thúc đẩy bản thân và những thành tựu trong quá khứ với những yêu cầu trong phần mô tả công việc để diễn tả việc bạn lên kế hoạch tương lai như thế nào để có thể tạo ra ảnh hưởng ở vị trí thiết kế tiếp theo. Hãy cân nhắc việc thảo luận xem tại sao bạn lại thích làm làm trong mảng thiết kế, sự sáng tạo thúc đẩy bạn ra sao, và bạn đã làm gì để đi đến thành công ở công việc trước đây hoặc bạn muốn phát triển những kỹ năng nào.

Vì những thành tựu và mục tiêu sự nghiệp của bạn độc đáo, thì mục này sẽ là một cơ hội tuyệt vời để xác định ra  điều gi làm bạn khác biệt với các ứng viên khác. Hãy xem xét việc khởi đầu phần này trong mục tiêu của bạn với các cụm từ sau:

  • Được tạo động lực bởi
  • Được thúc đẩy bới
  • Được truyền cảm hứng bới
  • Có đam mê về
⛳Những mẹo để viết mục tiêu cho hồ sơ của bạn

Bạn có thể làm theo các mẹo sau khi tạo bản mục tiêu nghề nghiệp của bạn:

  • Làm nổi bật kinh nghiệm về nghệ thuật của bạn: Bởi vì các vị trí thiết kế thường tập trung vào việc đẩy mạnh chất lượng thẩm mĩ của một sản phẩm cụ thể nên việc khởi đầu kinh nghiệm sáng tạo của bạn có thể giúp các nhà tuyển dụng nhận ra rằng bạn là ứng viên rất phù hợp cho vị trí.
  • Viết ngắn gọn: Những người thiết kế luôn tạo ra những bản mục tiêu nghề nghiệp ngắn gọn súc tích với độ dài từ một đến ba câu bằng cách loại bỏ các đại từ nhân xưng như “tôi”, và “của tôi”. Điều này cũng có thể bộc lộ sự tự tin và để dành khoảng trống cho nội dung khác trong hồ sơ của bạn, như là học vấn và kinh nghiệm.
  • Tính toán lại cho từng vị trí: Để giữ bản mục tiêu nghề nghiệp của bạn được cập nhật, bạn có thể kiểm tra phần mô tả công việc cho từng vị trí bạn ứng tuyển và kể ra những kỹ năng thiết kế và những phẩm chất phù hợp với những gì doanh nghiệp đang tìm kiếm.
  • Đọc lại sau khi bạn hoàn thành: Để đảm bảo bạn tạo được một ấn tượng đầu chuyên nghiệp, hãy cân nhắc việc đọc lại bản mục tiêu nghề nghiệp của bạn để kiểm tra lỗi chính tả, văn phạm và sự chính xác của thông tin, như là viết đúng tên của vị trí và công ty.
⛳Các ví dụ của mục tiêu xin việc cho người thiết kế

Hãy xem xét những ví dụ dưới đây để giúp bạn tạo ra được bản mục tiêu nghề nghiệp thiết kế tiếp theo:

  • Có óc sáng tạo, với 7 năm kinh nghiệm hợp tác thiết kế nhân vật đang tìm một vị trí thiết kế trò chơi điện tử của hãng trò chơi Meadowfield. Được thúc đẩy bởi niềm đam mê với việc kể chuyện trực quan.
  • Đã được đào tạo về lập trình, sáng tạo nhân vật chính và thử nghiệm sản phẩm thiết kế.
  • Cộng tác chuyên nghiệp hứng thú với việc xây dựng các nhóm thiết kế hòa đồng, hướng đến kết quả tốt nhất.
  • Là chuyên gia photoshop chuyên nghiệp với hơn 10 năm kinh nghiệm thiết kế và có mộ tấm bằng về mỹ thuật đang tìm kiếm vị trí thiết kế logo tại công ty Big Brand. Quan tâm đến việc áp dụng sự hiểu biết về lý thuyết màu sắc để tạo ra các logo hài hòa, có tính thẩm mỹ cho khách hàng hiện đại.
  • Là một nhà thiết kế am hiểu về công nghệ và luôn sẵn lòng giúp đỡ với kinh nghiệm chỉnh sửa đồ họa thực tế hứng thú với vị trí nhà thiết kế đồ họa cấp thấp của doanh nghiệp Digital Design. Hướng đến việc phát triển kỹ năng quản lý và tiến tới một vị trí cao cấp lâu dài.
  • Là cựu giáo viên mỹ thuật và hiện tại là nhà thiết kế tự do đang tìm kiếm một vị trí thiết kế đồ họa toàn thời gian tại Fleming’s Products. Quan tâm đến việc giúp các nhà thiết kế cấp thấp trau dồi mỹ thuật, đáp ứng tiêu chuẩn công ty và học những kỹ năng phần mềm mới.
  • Là một nhà thiết kế logo tận tụy với một tấm bằng cử nhân về Mỹ thuật trong mảng thiết kế đồ họa và có một năm đi thực tập ở một công ty nổi tiếng. Đang tìm kiếm một vị trí thiết kế đồ họa ở Everlink Automotive để có thể áp dụng các kỹ năng hướng kết quả tốt nhất cho các mối quan hệ khách hàng thành công.
  • Là một nhà thiết kế logo chuyên nghiệp với một tấm bằng cử nhân trong ngành khoa học máy tính đang tìm kiếm một vị trí thiết kế web ở Glass Edge Technology. Luôn thôi thúc bởi ước vọng hướng đến một trang web tốt hơn và mong muốn xây dựng kỹ năng chọn màu sắc, phát triển đồ họa và bố cục dễ nhìn.
  • Là một nhà thiết kế nội thất được cấp chứng chỉ bởi Adobe với 6 năm kinh nghiệm. Quan tâm đến việc tạo ra những nơi sống đô thị hiện đại, sang trọng như vị trí nhà thiết kế nội thất tại Valdez Homes.
  • Là sinh viên mới tốt nghiệp với tấm bằng cử nhân về thiết kế kiến trúc đang tìm kiếm một vị trí dài hạn như là kế kiến trúc sư. Mong đợi mở rộng kỹ năng sáng tạo mô hình và hợp tác hiệu quả với các kỹ sư xây dựng tại Crystal River Construction.
  • Là chuyên gia thiết kế tỉ mỉ và chuyên nghiệp đang mong muốn tiếp tục sự nghiệp 12 năm trong ngành thiết kế sản phẩm tại nova. Được đào tạo chuyên sâu trong mảng phần mềm mô hình 3d và hướng tới việc đảm bảo mọi sản phẩm đều hữu dụng, hiệu quả và có thẩm mỹ.
  • Là Chuyên gia về nghệ thuật với hơn 20 năm kinh nghiệm thiết kế toàn diện,  đang tìm kiếm cơ hội chuyển sang vị trí nhà thiết kế thời trang toàn thời gian với hãng quần áo Oak Cap. Đã được đào tạo chuyên sâu về Photoshop và Illustrator.

_____________________________________

Xin lưu ý rằng không có công ty nào trong bài viết này được liên kết với thực tế.

Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích
• Bài viết gốc: indeed.com
• Người dịch: Nguyễn Hoàng Kiều My – Nguồn: iVolunteer Vietnam

Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/7863

Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ