Kỹ Năng

Cách Viết Mục Tiêu Công Việc Trong Hồ Sơ Lý Lịch Cho Nhà Trị Liệu Nghề Nghiệp Trong 5 Bước

Phần mục tiêu nghề nghiệp trong hồ sơ lý lịch thường đóng vai trò là một cách giúp tóm tắt lại kinh nghiệm, kỹ năng và mục tiêu của bạn một cách nhanh chóng. Các nhà trị liệu nghề nghiệp sử dụng phần mục tiêu công việc để thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng trong 1 đến 2 câu đồng thời cũng giới thiệu ngắn gọn về bản thân trong đơn xin việc của họ. Việc hiểu được cách viết phần mục tiêu sự nghiệp cho bản lý lịch của công việc trị liệu nghề nghiệp có thể giúp bạn tạo ra một bản lý lịch chuyên nghiệp và thu hút hơn, giúp gia tăng khả năng vào vòng phỏng vấn. Trong bài báo này, chúng ta sẽ thảo luận về định nghĩa của phần mục tiêu nghề nghiệp và 5 bước để viết ra mục tiêu nghề nghiệp cho hồ sơ của nhà trị liệu nghề nghiệp một cách hiệu quả.

Phần mục tiêu nghề nghiệp trong hồ sơ lý lịch của nhà trị liệu nghề nghiệp là gì?

Đó là một bản tóm tắt ngắn thường ở phần đầu của bản lý lịch. Phần mục tiêu sẽ mô tả mức độ kinh nghiệm của nhà trị liệu và mục tiêu sự nghiệp chính của họ trong một đến hai câu cô đọng. Việc viết mục tiêu công việc có thể giúp hồ sơ của bạn trông có tính tổ chức hơn và cho phép nhà tuyển dụng nhanh chóng xác định được liệu bạn có đáp ứng được nhu cầu kinh nghiệm và mục tiêu cũng như kỳ vọng của bạn và của công ty có hợp nhau hay không. Những mục tiêu trong hồ sơ lý lịch cũng có thể giúp thuật toán tuyển dụng nhận dạng bản lý lịch của bạn là tiềm năng cho một vị trí bằng việc sử dụng các từ khoá trong phần mô tả công việc.

Cách viết mục tiêu nghề nghiệp trong hồ sơ lý lịch của nhà trị liệu nghề nghiệp

Nếu bạn muốn viết nó, hãy cân nhắc các bước sau đây:

1. Xác định mục tiêu chính

Hãy xác định mục tiêu chính gần đây với vai trò là một nhà trị liệu. Thông thường, khi tuỳ chỉnh hồ sơ lý lịch cho vị trí mà bạn đang tìm kiếm, bạn có thể viết câu như, “đang tìm kiếm vị trí của một nhà vật lý trị liệu toàn thời gian” để thể hiện rằng bạn đang tìm kiếm công việc full-time. Mục đích chính của phần mục tiêu nghề nghiệp trong sơ yếu lý lịch là để cho nhà tuyển dụng tiềm năng thấy được bạn đang tìm kiếm điều gì trong sự nghiệp của mình hoặc với công ty. Bạn có thể dùng những từ như tìm kiếm, theo đuổi,… để cho thấy rằng bạn đang tích cực tìm công việc trong ngành liệu pháp nghề nghiệp.

2. Sử dụng hai đến ba tính từ để miêu tả bản thân

Phần mục tiêu trong sơ yếu lý lịch thường bắt đầu với hai đến ba tính từ mô tả bạn và phẩm chất nghề nghiệp hoặc cá nhân bạn. Những tính từ này giúp gây sự chú ý với những đặc điểm tốt nhất của bạn và thu hút sự quan tâm của người đọc về bản lý lịch của bạn cũng như bản thân bạn với vai trò là một ứng viên. Ví dụ, một số mục tiêu bắt đầu với những từ như có kinh nghiệm, chuyên nghiệp, đam mê hay cống hiến. Những từ này giúp khơi gợi cảm xúc và cho thấy được sự tâm huyết của bạn đối với lĩnh vực sự nghiệp mà bạn theo đuổi. Hãy lập một danh sách các tính từ mà bạn thấy chúng giúp lột tả sự chuyên nghiệp của bạn và chọn ra hai hoặc ba từ để đưa vào phần mục tiêu nghề nghiệp.

3. Viết về việc bạn có kinh nghiệm như thế nào trong ngành

Phần mục tiêu nghề nghiệp cũng cho thấy bạn có kinh nghiệm như thế nào trong ngành. Một nhà phục hồi chức năng với 10 năm kinh nghiệm có thể viết những thứ như, “nhà phục hồi chức năng với kinh nghiệm một thập kỉ” để cho thấy bề dày kinh nghiệm của họ. Các nhà tuyển dụng thường muốn biết ngay lập tức liệu ứng cử viên có bất kì kinh nghiệm nào trong lĩnh vực ứng tuyển hay không, vì thế việc đưa những thông tin này vào phần mục tiêu nghề nghiệp có thể giúp họ tìm thông tin họ cần trong tài liệu một cách nhanh chóng hơn. Điều này cũng có thể giúp hồ sơ của bạn thu hút sự chú ý của các thuật toán tuyển dụng, vì chúng thường tìm ra mức độ kinh nghiệm tối thiểu trong đơn xin việc cũng như hồ sơ lý lịch.

4. Đưa tên của công ty vào

Các ứng viên thường điều chỉnh hồ sơ của họ sao cho phù hợp với công ty mà họ ứng tuyển, bao gồm cả tên công ty. Ví dụ, một nhà trị liệu nghề nghiệp có thể viết “Nhà trị liệu nghề nghiệp tâm huyết với 8 năm kinh nghiệm đang tìm kiếm một vị trí toàn thời gian với Klaus Brothers Medical Center”. Việc chỉ định tên công ty có thể thu hút sự chú ý từ người đọc và làm cho lá đơn xin việc cũng như hồ sơ lý lịch của bạn trở nên chú trọng hơn với công ty. Nó cũng có thể giúp cho người đọc hiểu được chính xác vị trí mà bạn mong muốn có được trong công ty.

5. Xem lại mục tiêu để đám bảo thông tin cô đọng

Sau khi viết tất cả thông tin của mình trong phần mục tiêu nghề nghiệp của sơ yếu lý lịch, hãy xem lại nó nhằm đảm bảo rằng tính rõ ràng và súc tích. Phần này thường không dài quá hai câu và thậm chí là chỉ một câu. Bạn có thể làm theo một định dạng chung cho việc tạo lập mục tiêu:

  • Hai đến ba tính từ miêu tả bản thân
  • Chức danh hiện tại
  • Mức độ kinh nghiệm của bạn
  • Mục tiêu chính của bạn

Hãy để mục tiêu được ngắn gọn, cô đọng và đầy đủ thông tin để có kết quả tốt nhất. Người đọc có thể đánh giá cao bản tóm tắt ngắn hơn mục tiêu sự nghiệp của bạn, và nó khuyến kích họ tiếp tục đọc hồ sơ lý lịch của bạn. Nó cũng rất quan trọng để xem lại sơ yếu lý lịch và mục tiêu nghề nghiệp cho bất cứ lỗi ngữ pháp hay chính tả nào trước khi nộp nhằm đảm bảo tính chuyên nghiệp và cho thấy được kỹ năng viết lách của bạn.

Mẹo viết phần mục tiêu nghề nghiệp trong sơ yếu lý lịch

Dưới đây là một số mẹo chung cho việc viết mục tiêu nghề nghiệp trong sơ yếu lý lịch:

Đưa chức vụ hiện tại của bạn vào: Nếu bạn đang làm việc với vai trò là một nhà trị liệu nghề nghiệp, bạn có thể đưa chức vụ đó vào để thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy được rằng bạn có kinh nghiệm. Nếu bạn vẫn đang là sinh viên, bạn có thể viết “sinh viên ngành liệu pháp nghề nghiệp”, cho thấy việc dù bạn vẫn đang đi học nhưng vẫn sẵn sàng để tham gia vào lực lượng lao động và tích luỹ kinh nghiệm.

Đảm bảo thông tin chặt chẽ: Nếu phần mục tiêu nói bạn là một nhà trị liệu nghề nghiệp với 8 năm kinh nghiệm, hãy chắc chắn rằng phần kinh nghiệm công việc cũng làm rõ chi tiết về 8 năm kinh nghiệm của bạn, để từ đó thông tin được liên kết chặt chẽ.

Sử dụng các tính từ cho ngành trị liệu nghề nghiệp: Khi mô tả bản thân, cố gắng sử dụng các tính từ phù hợp với tiêu chí của công việc là nhà trị liệu nghề nghiệp như tận tâm, tâm huyết hay cống hiến.

Tập trung vào tính ngắn gọn: Vì phần mục tiêu ngắn và cô đọng, hãy tập trung vào việc cung cấp những thông tin cần thiết theo cách súc tích và toàn diện nhất có thể để đạt hiệu quả tối đa.

Ví dụ cho mục tiêu công việc trong sơ yếu lý lịch

Dưới đây là một số ví dụ có phần mục tiêu sự nghiệp cho nhà trị liệu nghề nghiệp:

Với nhà trị liệu nghề nghiệp có kinh nghiệm

Những nhà trị liệu nghề nghiệp có kinh nghiệm có thể tận dụng bề dày kinh nghiệm của họ trong ngành vào mục tiêu công việc để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Sử dụng những từ như có kinh nghiệm hay có kiến thức và đưa thông tin về kinh nghiệm nhiều năm mà bạn có được.

Ví dụ: “Chuyên viên trị liệu nghề nghiệp tận tâm với 6 năm kinh nghiệm tìm kiếm vị trí trị liệu nghề nghiệp toàn thời gian ở Giver Medical Practitioners”

Với sinh viên ngành liệu pháp nghề nghiệp

Một sinh viên học về liệu pháp nghề nghiệp có thể chưa chắc đã có kinh nghiệm để đưa vào phần mục tiêu ở sơ yếu lý lịch. Nếu bạn vẫn chưa có kinh nghiệm, hãy cân nhắc việc đưa vào bằng cấp hoặc chứng chỉ mà bạn có hoặc mô tả kinh nghiệm thực tập hoặc tình nguyện của mình.

Ví dụ: “Sinh viên ngành trị liệu nghề nghiệp có động lực, hiểu biết và đam mê với bằng tân cử nhân đang tìm kiếm vị trí trị liệu nghề nghiệp toàn thời gian ở Greeno Medical Practice.”

Với nhà trị liệu nghề nghiệp mới bắt đầu

Nhà trị liệu ở mức độ bắt đầu thường có ít kinh nghiệm nhưng lại sở hữu bằng cấp và một số chứng chỉ liên quan. Bạn vẫn có thể làm nổi bật kinh nghiệm ít ỏi của mình để cho nhà tuyển dụng thấy khả năng của bạn trong việc học hỏi và thể hiện bạn hiểu được những yêu cầu cơ bản của công việc ứng tuyển.

Ví dụ: “Nhà trị liệu nghề nghiệp tâm huyết, có trách nhiệm và hiểu biết với 1 năm kinh nghiệm đang tìm kiếm vị trí toàn thời gian ở South Gilbert Hospital để phát triển kỹ năng y khoa và chuyên môn cũng như tạo lập một mạng lưới chuyên viên rộng rãi hơn”

——————————————————————–

Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích

  • Bài viết gốc: indeed.com 
  • Người dịch: Nguyễn Hoàng Dung
  • Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Nguyễn Hoàng Dung – Nguồn iVolunteer Vietnam”

Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/8892

Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ