Kỹ Năng

Cách Viết Mục Tiêu Công Việc Trong Sơ Yếu Lý Lịch Của Một Kế Toán Công Nợ

Kế toán công nợ có công việc quan trọng liên quan đến việc quản lý tính chính xác của sổ sách tài chính của một tổ chức và cập nhật chúng khi cần thiết. Khi ứng tuyển vào vị trí của một kế toán công nợ, việc viết một mục tiêu công việc hiệu quả có thể giúp hồ sơ xin việc của bạn nổi bật so với những hồ sơ khác. Học cách viết mục tiêu trong sơ yếu lý lịch, những thông tin nào nên đưa vào và cách viết giúp bạn có được công việc và đạt được mục tiêu sự nghiệp của mình. Trong bài báo này, chúng tôi sẽ giúp bạn viết mục tiêu công việc trong bản lý lịch của một kế toán công nợ bằng cách giải thích định nghĩa, lý do về tầm quan trọng, các bước để viết chúng và ví dụ minh hoạ.

Mục tiêu công việc trong sơ yếu lý lịch của kế toán công nợ là gì?

Mục tiêu trong bản lý lịch là một trình bày ngắn gọn thể hiện lý do ứng tuyển công việc của bạn và nêu rõ các kỹ năng và phẩm chất chuyên môn liên quan nhất. Mục tiêu nghề nghiệp trong hồ sơ lý lịch thường dài khoảng hai đến ba câu và xuất hiện ở gần phần trên cùng của tài liệu, bên dưới tiêu đề chứa tên và thông tin liên lạc của bạn. Việc viết mục tiêu công việc trong sơ yếu lý lịch của một kế toán công nợ là một cách tốt để nhanh chóng làm nổi bật những kỹ năng quan trọng nhất trong mắt của nhà quản lý tuyển dụng. Nếu bạn là sinh viên mới tốt nghiệp, đang muốn thay đổi sự nghiệp hoặc có kinh nghiệm hạn chế trong ngành, một trình bày khách quan sẽ giúp bạn thể hiện mục tiêu và nêu rõ các kỹ năng có thể chuyển đổi của bản thân.

Tại sao mục tiêu lý lịch của kế toán công nợ lại quan trọng?

Mục tiêu sơ yếu lý lịch rất quan trọng vì chúng giải thích một cách ngắn gọn và cụ thể về mục tiêu nghề nghiệp và những khả năng liên quan của bạn. Chúng cho phép người quản lý tuyển dụng nhanh chóng có được cái nhìn sâu sắc về kinh nghiệm, kỹ năng và giá trị chuyên môn của bạn, để từ đó có thể xác định liệu bạn có phù hợp với doanh nghiệp của họ hay không.

Hơn nữa, việc viết một mục tiêu công việc hiệu quả có thể thể hiện được những kỹ năng như tổ chức, giao tiếp và chú ý đến chi tiết. Vì kế toán công nợ thường cần một số kinh nghiệm hoặc giáo dục trong ngành, một trình bày khách quan sẽ là nơi thích hợp để đưa vào các bằng cấp mà bạn có, nhờ đó nhà quản lý tuyển dụng sẽ biết được bạn đủ tiêu chí cho vị trí ứng tuyển.

Cách viết mục tiêu trong sơ yếu lý lịch của kế toán công nợ

Dưới đây là các bước để viết mục tiêu công việc trong hồ sơ lý lịch của kế toán công nợ:

1. Biết khi nào nên viết mục tiêu công việc

Việc biết được khi nào nên viết mục tiêu trong hồ sơ lý lịch giúp bạn xác định được liệu nó có thực sự cần thiết cho đơn xin việc của bạn hay không. Xem xét mức độ kinh nghiệm và mục đích trong việc đưa một mục tiêu công việc vào sơ yếu lý lịch sẽ giúp bạn quyết định được xem bạn có cần một mục tiêu cho bản lý lịch của mình hay không. Thông thường, các ứng viên đưa mục tiêu vào hồ sơ lý lịch khi họ có kinh nghiệm hạn chế trong ngành nghề ứng tuyển. Ví dụ: nếu bạn là sinh viên  mới tốt nghiệp hoặc chỉ có một vài năm kinh nghiệm làm văn thư, trình bày một cách khách quan có thể thể hiện được sự hứng thú của bạn với vai trò này.

Với người có kinh nghiệm trước đó với vai trò là một kế toán công nợ, việc viết bản tóm tắt có lẽ sẽ hiệu quả hơn so với mục tiêu công việc trong sơ yếu lý lịch. Bản tóm tắt thường nêu rõ những kỹ năng và kinh nghiệm liên quan nhất mà bạn có được từ các công việc trong ngành. Thông qua việc so sánh, mục tiêu trong sơ yếu lý lịch thường nhấn mạnh mục đích, những kỹ năng có thể chuyển đổi và lý do ứng tuyển vị trí của bạn. Để giúp bạn lựa chọn giữa hai thứ, hãy xem xét mục đích của việc trình bày đó. Nếu bạn muốn nhấn mạnh kinh nghiệm trong ngành của mình, một bản tóm tắt có thể sẽ là sự lựa chọn tốt nhất, trong khi đó mục tiêu công việc sẽ phù hợp hơn với những ai có ít kinh nghiệm hơn.

2. Quyết định đưa vào những gì trong phần mục tiêu

Một khi đã xác định được việc đưa mục tiêu công việc vào bản lý lịch là hợp lý, hãy suy nghĩ về những thông tin gì nên được đưa vào. Câu đầu tiên của phần mục tiêu thường giới thiệu mục đích ứng tuyển của bạn, chẳng hạn như là có được công việc bán thời gian hoặc toàn thời gian ở công ty. Kết thúc phần mục tiêu với một câu cuối trình bày về mục tiêu sự nghiệp hoặc bạn mong muốn đạt được điều gì khi làm việc với công ty. Đưa vào những thông tin như thế này sẽ thể hiện được sự quan tâm của bạn với vị trí, cho thấy được khả năng và lý do vì sao bạn là một ứng viên tốt.

3. Viết nháp mục tiêu

Tiếp theo, viết một bản nháp cho phần mục tiêu. Ở giai đoạn này của quá trình viết, bản nháp của bạn có thể không nghiêm chỉnh hoặc thậm chí là đang bỏ ngỏ. Việc nháp có thể giúp bạn hoàn thiện được những ý bạn muốn đưa vào trong bản cuối, và giúp bạn chọn ra được ngôn từ phù hợp nhất cho việc truyền đạt ý tưởng tới người đọc. Việc viết nháp cũng giúp bạn vượt qua được rào cản của nhà văn. Nếu bạn không chắc chắn về những gì nên nói hay liệu bạn có đang sử dụng ngôn từ tốt nhất cho người đọc, bạn có thể viết nhiều bản nháp và chọn bản hiệu quả nhất với người đọc cũng như mục đích của bạn.

4. Chỉnh sửa và đọc lại phần mục tiêu

Sau khi hoàn thành bản nháp, đọc và chỉnh sửa lại phần mục tiêu để chắc chắn rằng văn phong của bạn rõ ràng, có tổ chức và không mắc lỗi chính tả hay kỹ thuật nào. Khi viết mục tiêu hiệu quả, nó có thể thể hiện được khả năng truyền tải ý tưởng tốt dưới dạng viết, sử dụng giọng điệu chuyên nghiệp và để ý đến chi tiết nhỏ. Để cho thấy sự chuyên nghiệp trong cách viết của mình, hãy đánh vần các từ thay vì sử dụng các từ nối và sử dụng các câu hoàn chỉnh. Bằng cách đảm bảo mục tiêu của mình không có sai sót, điều đó có thể cho nhà quản lý tuyển dụng thấy rằng bạn nghiêm túc với đơn xin việc của mình và đã đầu tư thời gian cho việc chuẩn bị tài liệu.

5. Định dạng mục tiêu lý lịch của bạn

Áp dụng phần mục tiêu vào sơ yếu lý lịch bằng cách sử dụng cách chiến lược định dạng hiệu quả. Thông thường nhất, người viết liệt kê những câu văn mang tính khách quan của mình gần đầu sơ yếu lý lịch, bên dưới tiêu đề chứa thông tin liên hệ của họ. Điều này giúp người quản lý tuyển dụng dễ dàng tìm thấy chúng, cho phép họ nhanh chóng xác định được mục đích của nó và cân nhắc để tìm hiểu thêm về năng lực của bạn. Ngoài ra, hãy chọn cho mình một phông chữ phù hợp với nội dung sơ yếu lý lịch của bạn và dễ đọc. Bạn cũng có thể sử dụng một tiêu đề phụ trước phần mục tiêu để khiến nó dễ dàng hơn trong việc xác định.

Ví dụ cho mục tiêu nghề nghiệp trong sơ yếu lý lịch của kế toán công nợ

Dưới đây là ví dụ cho mục tiêu nghề nghiệp trong sơ yếu lý lịch của kế toán công nợ:

Với sinh viên vừa tốt nghiệp

Dưới đây là một mục tiêu ví dụ của sinh viên mới tốt nghiệp với kinh nghiệp hạn chế trong ngành:

Sinh viên vừa tốt nghiệp Đại học Elmdale College of Finances có động lực cao đang tìm kiếm một vị trí kế toán công nợ ở mức độ đầu tại Ngân hàng Khu vực Elmdale. Mong muốn được áp dụng các kỹ năng đặc biệt trong tổ chức và chú ý đến chi tiết đồng thời tích luỹ kinh nghiệm nghề nghiệp ở nơi làm việc

Với người chuyên nghiệp thay đổi công việc

Dưới đây là một ví dụ về mục tiêu sơ yếu lý lịch cho người có kinh nghiệm chuyên môn muốn sử dụng kỹ năng cho vị trí kế toán công nợ:

Kế toán viên có chứng chỉ hành nghề với hơn 7 năm kinh nghiệm đang tìm kiếm vị trí kế toán công nợ toàn thời gian. Tìm cách áp dụng cách kiến thức chuyên ngành để hỗ trợ bộ phận tài chính kế toán của Ngân hàng Khu vực Elmdale. Chuyên viên tài chính có tổ chức và tham vọng, hy vọng sử dụng kinh nghiệm để vượt trên cả mục tiêu bộ phận.

————————————————————-

Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích

  • Bài viết gốc: indeed.com 
  • Người dịch: Nguyễn Hoàng Dung
  • Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Nguyễn Hoàng Dung – Nguồn iVolunteer Vietnam”

Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/8974

Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.

Lượt xem: 11

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ