Bởi vì các nhà quản lý tuyển dụng thường nhận được rất nhiều hồ sơ xin việc mỗi khi có đợt tuyển dụng và họ chỉ có một vài phút để xem qua tất cả chỗ hồ sơ đó, vì vậy bạn cần làm phải bản thân mình trở nên khác biệt giữa các ứng cử viên khác. Một cách để làm được điều đó chính là chú trọng vào phần mục tiêu nghề nghiệp trong hồ sơ xin việc của bạn, phần tóm tắt về trình độ học vấn và kinh nghiệm làm việc trước đó. Bạn sẽ có nhiều khả năng để thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng hơn nếu bạn có chủ đích trong mục tiêu và thể hiện tính cách và kỹ năng mà bạn có, điều đó sẽ giúp bạn trở thành một ứng cử viên sáng giá cho vị trí này đấy.
Bài viết này sẽ giúp bạn xác định mục tiêu nghề nghiệp trong hồ sơ xin việc cho vị trí thiết kế nội thất, giải thích những gì thích hợp và cần nên đưa vào hồ sơ, cung cấp danh sách các bước cụ thể để viết phần mục tiêu nghề nghiệp hiệu quả và chia sẻ một số mẫu để bạn có thể sử dụng làm nguồn cảm hứng cho phần viết của riêng bạn.
MỤC TIÊU NGHỀ NGHIỆP CỦA MỘT NHÀ THIẾT KẾ NỘI THẤT LÀ GÌ?
Mục tiêu nghề nghiệp là phần thường xuất hiện ở đầu hồ sơ xin việc của bạn, ở phần vai trò của một nhà thiết kế nội thất và từ đó cung cấp cho nhà quản lý tuyển dụng, nhà tuyển dụng hay bộ phận nhân sự những thông tin xác đáng chứng minh rằng bạn là ứng cử viên đắt giá cho vị trí công việc này. Phần mục tiêu nghề nghiệp được viết tốt có thể thể hiện bạn đã làm việc trong lĩnh vực này được bao lâu, kỹ năng tốt nhất của bạn là gì và bạn có chứng chỉ hay bằng cấp gì liên quan quan đến kiến thức chuyên ngành của lĩnh vực này hay không.
Vị trí thiết kế nội thất đòi hỏi bạn cần phải tạo ra một không gian phù hợp với nhu cầu của khách hàng và đồng thời đáp ứng được yêu cầu về thẩm mỹ của họ. Bạn nên lắng nghe khách hàng, hỏi nhiều câu hỏi hơn để hiểu thêm về những thất vọng hiện tại và mong muốn cải thiện của họ như thế nào, từ đó tìm ra ngân sách và nguồn cung cấp các vật dụng bạn sẽ dùng trong không gian đó, từ ánh sáng đến nội thất. Nhà tuyển dụng sẽ thấy rất thú vị nếu biết bạn có kinh nghiệm và động lực để hoàn thành tốt công việc, bên cạnh đó có thể đại diện cho công ty khi có cuộc họp hay dự án với khách hàng.
PHẦN MỤC TIÊU NGHỀ NGHIỆP BAO GỒM NHỮNG GÌ?
Phần mục tiêu nghề nghiệp trong CV của bạn cần bao gồm những thông tin sau:
- Số năm kinh nghiệm: Nhà quản lý tuyển dụng có thể cân nhắc khả năng của bạn so với công việc này, xem liệu có đạt yêu cầu hay chưa dựa trên số năm kinh nghiệm mà bạn có. Một điều dễ thấy rằng, riêng đối với nghề thiết kế nội thất, …. của bạn tỷ lệ thuận với số năm kinh nghiệm bạn có, nhưng nếu chẳng may bạn chưa có nhiều kinh nghiệp, bạn cũng có thể cho họ thấy sự nhiệt huyết và mong muốn được học hỏi ở mình.
- Tên của công ty bạn đang ứng tuyển: Điều này giúp người quản lý tuyển dụng kết nối đến bạn với vị trí họ đang tuyển dụng. Nó cũng đồng thời cho thấy rằng bạn đã dành thời gian để tìm hiểu những thông tin này, điều mà một người quản lý tuyển dụng có thể đánh giá cao nhìn thấy.
- Bằng cấp chứng chỉ: Cho dù bạn chỉ có các chứng chỉ trong lĩnh vực này hay có được bằng Đại học, hãy cứ cân nhắc, xem xét rằng có nên thêm vào mục tiêu sơ yếu lý lịch của bạn hay không. Nếu bạn là một sinh viên tốt nghiệp đại học gần đây, bạn cũng có thể đề cập đến điều này để cho thấy rằng bạn đang cập nhật về các xu hướng mới nổi trong lĩnh vực này, ngay cả khi bạn không có nhiều kinh nghiệm làm việc.
- Chức danh công việc: Khi nộp đơn cho một vị trí thiết kế nội thất, có khả năng chức danh vị trí sẽ chỉ là như vậy, nhưng nếu công ty bạn đang ứng tuyển sử dụng một tiêu đề độc đáo hơn cho vai trò, hãy xem xét kết hợp nó vào mục tiêu sơ yếu lý lịch của bạn.
- Thành tựu lớn nhất: Hãy nhớ rằng một người quản lý tuyển dụng thường chỉ có một khoảng thời gian nhất định để xem xét từng hồ sơ xin việc, vì vậy nếu bạn có một thành tựu mà bạn đặc biệt tự hào, hãy nghĩ đến việc đề cập đến nó trong phần mục tiêu của CV.
HƯỚNG DẪN VIẾT MỤC TIÊU NGHỀ NGHIỆP TRONG CV
Để viết được phần mục tiêu nghề nghiệp gây ấn tượng với nhà tuyển dụng, bạn hãy cân nhắc những bước sau:
1. Xem lại mô tả công việc
Khi xem lại phần mô tả công việc, hãy tìm những từ mà được lặp đi lặp lại xuyên suốt và có thể nó chứa hàm ý về những tính cách mà các nhà quản lý tuyển dụng đang tìm ở những nhân viên mới. Một ví dụ rằng bạn nhận thấy được ở phần mô tả công việc liên tục đề cập đến việc chú trọng tiểu tiết, tỉ mỉ thì bạn hãy cân nhắc để tạo sự chú ý bằng cách đề cập đến nó trong phần mục tiêu nghề nghiệp của mình.
2. Tập trung vào thế mạnh của bản thân
Kết hợp các tính từ vào phần mục tiêu nghề nghiệp của bạn. Nhớ phải chọn lọc từ ngữ để không làm choáng ngợp nhà tuyển dụng, nhưng vẫn thể hiện được khả năng của bản thân và thể hiện rằng bạn sẽ trở thành một nhân viên ưu tú. Lựa chọn những tính từ mô tả tốt về bản thân và có liên quan đến vai trò của một nhà thiết kế nội thất. Ví dụ, bạn có thể mô tả rằng bạn tâm huyết với công việc, ngăn nắp và tháo vát.
3. Tìm hiểu về nhà tuyển dụng mà bạn đang ứng tuyển
Mặc dù nhiệm vụ và trách nhiệm cá nhân cho bất kỳ vị trí công việc thiết kế nào cũng gần như giống nhau, nhưng hãy cân nhắc về nhà tuyển dụng mà bạn đang ứng tuyển và điều chỉnh hồ sơ xin việc của bạn một cách phù hợp. Ví dụ, nếu bạn đang ứng tuyển cho một công ty chuyên cung cấp dịch vụ cao cấp cho khách hàng, thì bạn hãy đề cập đến sự chuyên nghiệp và chế độ làm việc linh hoạt của bản thân để đáp ứng những nhu cầu cụ thể của khách hàng.
4. Thể hiện trình độ học vấn của bạn
Nếu phần mô tả công việc có đề cập đến yêu cầu về bằng Đại học, thì hãy cân nhắc việc bổ sung bằng cấp của bạn vào hồ sơ. Bạn không cần phải nêu cả điểm trung bình (GPA) hay năm mà bạn tốt nghiệp, nhưng hãy nói ngắn gọn về các thành tích mà bạn có để nhà tuyển dụng biết rằng bạn là người có năng lực.
5. Đề cập đến khả năng chuyên môn
Nếu như bạn chuyên về một mảng nào đó của thiết kế nội thất, chẳng hạn như thiết kế nội thất bền vững, thì bạn nên đề cập đến nó nhiều hơn trong phần mục tiêu nghề nghiệp. Điều này có thể giúp các nhà quản lý tuyển dụng biết thêm thông tin về bạn và hiểu rõ hơn mục tiêu trọng tâm mà bạn đang hướng đến với vai trò là một nhà thiết kế nội thất.
MỘT SỐ “MẸO” GHI ĐIỂM CHO PHẦN MỤC TIÊU NGHỀ NGHIỆP CỦA BẠN
Dành thời gian xem qua những mục dưới đây để giúp bạn có cái nhìn cụ thể hơn về cách viết phần mục tiêu nghề nghiệp thu hút sự chú ý của các nhà tuyển dụng:
- Sử dụng font chữ dễ đọc. Dù biết rằng bạn muốn hồ sơ của mình trở nên nổi bật hơn, nhưng tốt nhất là bạn vẫn nên sử dụng những font chữ mà có sẵn ở bất kỳ trình duyệt nào và dễ đọc.
- Ngắn gọn. Hãy cố gắng gói gọn phần mục tiêu nghề nghiệp của bạn trong 1 vài câu hoặc chỉ chiếm một vài dòng trong hồ sơ xin việc của bạn.
- Bắt đầu với những phần quan trọng nhất được đề cập trong phần mô tả công việc. Nếu như sau khi xem qua phần mô tả công việc và bạn nhận ra được yếu tố quan trọng nhất mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm, thì hãy bắt đầu viết phần mục tiêu nghề nghiệp của mình với các thông tin cụ thể hơn về bản thân để có thể đáp ứng được yêu cầu đề ra.
- Đề cập đến những thông tin ở hiện tại, bởi vì nó cho thấy công việc bạn đang làm hoặc những gì bạn hiện đang hy vọng sẽ hoàn thành trong tương lai, có thể giúp người quản lý tuyển dụng hình dung bạn trong vai trò này.
VÍ DỤ
Dưới đây là một vài ví dụ để viết phần mục tiêu nghề nghiệp trong CV ứng tuyển cho vị trí thiết kế nội thất
Một,
“Nhà thiết kế nội thất sáng tạo và chuyên nghiệp với hơn sáu năm kinh nghiệm làm việc với những khách hàng có ngân sách trên $200,000. Hiện tại đang tìm kiếm công việc ở vị trí thiết kế nội thất chuyên nghiệp cùng với Smith và Rodriguez Design Agency vì thế tôi có thể quản lý đội ngũ nhân viên thiết kế nội thất để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng”
Hai,
“Nhà thiết kế nội thất tận tụy với 4 năm kinh nghiệm và được đào tạo về khả năng lãnh đạo đang tìm kiếm một vị trí công việc ở một cơ quan, nơi mà tôi có thể dùng kinh nghiệm của mình trong các dự án lớn để đào tạo nhóm nhà thiết kế mới về cách mà họ có thể hiểu được gu thẩm mỹ của khách hàng”
Ba,
“Khởi nghiệp với niềm đam mê và có đầu óc tư duy tổ chức với bằng Cử Nhân Mỹ thuật về thiết kế nội thất, mong muốn có cơ hội để gia nhập vào đội ngũ thiết kế tại công ty Louis Luxuries Design Consulting, nơi để tôi có thể mang những dự án độc nhất của mình tiếp cận hơn với những bạn có cùng đam mê”
Bốn,
“Vừa tốt nghiệp đại học với niềm đam mê và nhiệt huyết, mong muốn kiếm được một công việc ở vị trí thiết kế nội thất để có thể phát triển bản thân hơn ở lĩnh vực này, đồng thời thể hiện khả năng bắt kịp “trend” và ứng dụng vào sản phẩm thiết kế nhằm phục vụ lợi ích của khách hàng.
Năm,
“Một cá nhân định hướng chi tiết và sáng tạo mong muốn làm việc như một nhà thiết kế nội thất tại Charlton Interiors, nơi tôi có thể sử dụng kinh nghiệm của mình với các chương trình 3D để mang lại một cái nhìn độc đáo cho khách hàng và đồng nghiệp.”
————————————————
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích!
- Bài viết gốc: https://www.indeed.com/career-advice/resumes-cover-letters/interior-designer-resume-objective
- Người dịch: Lộ Minh Nguyệt
- Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Lộ Minh Nguyệt – Nguồn iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/8052
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
iVolunteer Vietnam mạng xã hội chia sẻ, tổng hợp các thông tin cơ hội tình nguyện, học bổng, khoá học online hữu ích dành cho sinh viên & giới trẻ Việt Nam. Với các thông tin được cộng đồng chia sẻ, chúng mình thường KHÔNG có liên hệ trực tiếp với ban tổ chức hay đầu mối liên lạc của chương trình! Bạn vui lòng xem thêm thông tin tên đơn vị tổ chức chương trình (tìm qua facebook hoặc google) & nội dung chi tiết đính kèm, email/SĐT liên hệ (nếu có) ở link bài đăng trên fanpage và website https://ivolunteer.vn để tìm hiểu rõ hơn.
Lượt xem: 35