Kỹ Năng

Cách Viết Mục Tiêu Sự Nghiệp Trong Sơ Yếu Lý Lịch Của Y Tá Gia Đình Về Chăm Sóc Sức Khoẻ Ban Đầu

Một mục tiêu công việc trong sơ yếu lý lịch hiệu quả có thể cho nhà tuyển dụng tiềm năng hiểu hơn về bạn, giúp bạn thành công thể hiện mục tiêu và năng lực của mình và gia tăng cơ hội đi sâu hơn trong quá trình tuyển dụng. Nêú bạn đang ứng tuyển vào vị trí của một y tá gia đình chăm sóc sức khoẻ tổng quát, mục tiêu công việc có thể là một sự bổ sung hợp lý cho sơ yếu lý lịch của bạn. Bằng cách xem xét mục đích của các mục tiêu sơ yếu lý lịch cùng với một số ví dụ, bạn có thể tạo lập mục tiêu cho riêng mình, giúp nhà quản lý tuyển dụng hiểu rõ hơn về những gì bạn đang hướng tới ở một vị trí công việc.

Trong bài báo này, chúng ta sẽ giải thích về định nghĩa của mục tiêu trong sơ yếu lý lịch của một y tá điều dưỡng gia đình, lý do vì sao chúng quan trọng, liệt kê các bước bạn có thể tuân theo để có một mục tiêu hiệu quả, cung cấp ví dụ tham khảo và mẹo giúp bạn tối đa hoá công dụng của sơ yếu lý lịch.

Mục tiêu trong sơ yếu lý lịch của một y tá gia đình chăm sóc sức khoẻ tổng quát là gì?

Mục tiêu trong hồ sơ của một điều dưỡng gia đình (FNP) sẽ tóm tắt các mục đích, kinh nghiệm và năng lực của bạn trong khoảng một đến hai câu. Thông thường, các mục tiêu sẽ là tiền đề cho phần còn lại của nội dung bản lý lịch, và chúng cho nhà tuyển dụng hiểu thêm về bạn là ai với vai trò là một ứng viên và bạn đang tìm kiếm điều gì ở vị trí ứng tuyển. Đối với y tá gia đình về chăm sóc sức khoẻ ban đầu, mục tiêu công việc trong sơ yếu lý lịch có thể đặc biệt quan trọng vì chúng thể hiện cho nhà quản lý hoặc nhóm tuyển dụng thấy rõ được đặc điểm tính cách, kinh nghiệm nghề nghiệp cũng như kỹ năng y tá bạn có thể mang đến cho vị trí ứng tuyển.

Tại sao mục tiêu công việc trong sơ yếu lý lịch lại quan trọng?

Việc đưa mục tiêu công việc vào hồ sơ lý lịch của bạn là vô cùng quan trọng bởi nó là cách hiệu quả để giới thiệu về những phẩm chất độc đáo với tư cách là một ứng viên của bạn. Dù không bắt buộc, nhưng các mục tiêu có thể cung cấp cho nhà tuyển dụng cái nhìn sâu hơn về bạn và thậm chí có thể tăng khả năng để bạn tiến sâu hơn trong quá trình tuyển dụng. Nhóm tuyển dựng có thể phải xem rất nhiều hồ sơ cho một vị trí. Việc đưa vào mục tiêu công việc có thể giúp làm nổi bật hồ sơ của bạn so với những bản lý lịch khác và cũng khiến người đọc muốn hiểu hơn về kinh nghiệm cũng như kỹ năng đặc biệt của bạn.

Bạn cũng có thể cá nhân hoá mục tiêu cá nhân bằng cách trực tiếp chỉ ra tổ chức bạn đang ứng tuyển. Điều này giúp bạn có thể dễ dàng hơn trong việc truyền tải sự nhiệt tình cũng như sự quan tâm đối với một vai trò hay một vị trí cụ thể.

Cách viết mục tiêu công việc trong bản lý lịch của một y tá gia đình chăm sóc sức khoẻ ban đầu

Nếu bạn muốn đưa mục tiêu nghề nghiệp vào trong hồ sơ lý lịch cho công việc của một y tá gia đình chăm sóc sức khoẻ ban đầu, dưới đây là một số bước bạn có thể thực hiện:

1. Nghĩ về mục tiêu và kinh nghiệm liên quan

Bắt đầu bằng việc nghĩ đến việc bạn muốn nhà tuyển dụng tiềm năng hiểu gì về mình. Hãy xem xét tính cách, mục tiêu, học vấn và kinh nghiệm của bản thân. Mục tiêu công việc của bạn là một cơ hội để giới thiệu bạn thực sự là ai, vì vậy, hãy nghĩ về điều mà bạn muốn truyền tải nhất với người đang đọc hồ sơ đó. Ví dụ, bạn có thể làm nổi bật kinh nghiệm,  đam mê của với ngành y tá hoặc học vấn của bản thân.

2. Xem bài đăng tuyển dụng

Trước khi soạn mục tiêu sơ yếu lý lịch, hãy xem lại vị trí mà bạn đang ứng tuyển trong tin tuyển dụng để tìm hiểu thêm về những gì nhà tuyển dụng mong muốn từ một ứng viên. Nghiên cứu kỹ năng và kinh nghiệm của bạn phù hợp ở đâu trong phần mô tả công việc. Nếu họ mô tả một tính cách giống bạn hoặc nếu họ có yêu cầu cho việc ứng viên phải được đào tạo cụ thể, hãy cân nhắc đưa những chi tiết đó vào phần mục tiêu công việc. Vì đây là một trong những điều đầu tiên mà một nhà tuyển dụng nhìn thấy từ bản sơ yếu lý lịch của bạn nên thu hút những gì họ đang tìm kiếm trong một nhân viên tiềm năng là một điều rất quan trọng.

3. Cô đọng ý tưởng trong một đến hai câu

Cố gắng làm cho mục tiêu sơ yếu lý lịch của bạn ngắn gọn và súc tích, với độ dài khoảng một đến hai câu. Chỉ truyền đạt những gì quan trọng nhất trong các mục tiêu. Vì phần còn lại của nội dung sơ yếu lý lịch có thể sẽ cung cấp thông tin chi tiết hơn về kinh nghiệm làm việc, nên thay vào đó, hãy nghĩ về những gì bạn muốn từ vị trí ứng tuyển.

Cố gắng tham khảo phần mô tả công việc, thể hiện bạn là ai với tư cách là một ứng viên và khắc hoạ những gì bạn mong muốn đạt được một cách cô đọng nhất có thể. Bằng việc cô đọng suy nghĩ của mình, bạn có thể khiến hồ sơ lý lịch của bạn thân dễ đọc hơn, điều này giúp thu hút người đọc muốn hiểu hơn về bạn trong những phần khác của sơ yếu lý lịch hoặc trong một buổi phỏng vấn.

4. Điều chỉnh để phù hợp với hồ sơ lý lịch

Đặt mục tiêu hoàn chỉnh sơ yếu lý lịch của bản thân mà không dài quá một trang. Điều này có thể giúp bạn chỉ đưa vào những thông tin quan trọng nhất, làm cho hồ sơ của bạn dễ và tiện lợi hơn để đọc. Nhằm đảm bảo bản lý lịch của bạn dễ dàng được rà soát một cách nhanh chóng, cân nhắc việc phân biệt từng phần hoặc tách các phần nội dung bằng tiêu đề in đậm. Hầu hết những người viết sơ yếu lý lịch đưa mục tiêu công việc vào phần đầu của tài liệu, bên dưới thông tin liên hệ và trước các phần nội dung khác.

Nếu mục tiêu sơ yếu lý lịch chiếm quá nhiều không gian hoặc khiến bạn phải xem qua một trang dài, hãy điều chỉnh mục tiêu cho đến khi nó phù hợp với phần còn lại của nội dung.

5. Xem lại tính rõ ràng và chính xác trong cách viết của bạn

Vì mục tiêu là một trong những thứ có thể được đọc đầu tiên bởi nhà tuyển dụng trong hồ sơ lý lịch của bạn, việc đảm bảo nó dễ đọc và không có bất kì lỗi chính tả hay ngữ pháp nào là một điều quan trọng. Đọc mục tiêu của bạn một cách cẩn thận trước khi nộp để chắc chắn bạn viết đúng chính tả tên công ty, không có một lỗi đánh máy hay sai sót nào trong cách viết của bạn và các câu được viết ra đều có nghĩa. Bạn có thể nhờ bạn hoặc ai đó đáng tin đọc mục tiêu sơ yếu lý lịch trước để đảm bảo nó rõ ràng và chính xác.

Ví dụ của mục tiêu công việc của FNP chăm sóc sức khoẻ ban đầu

Dưới đây là một số ví dụ mục tiêu để tham khảo, giúp bạn tạo lập một mục tiêu hiệu quả cho riêng mình:

  • Điều dưỡng gia đình chăm sóc sức khoẻ ban đầu năng nổ và nhiệt tình tìm cách sử dụng kinh nghiệm chuyên môn bốn năm, kỹ năng lãnh đạo và niềm đam mê điều dưỡng để vào vị trí FNP tại Trung tâm Y tế Shady Grove.
  • FNP có kinh nghiệm và bằng cấp đang tìm kiếm cơ hội việc làm y tá ở Coalville Health Clinic.
  • Sinh viên ngành y tá mới tốt nghiệp tìm kiếm vị trí ở Bệnh viện Southshire Fellowship để chăm sóc bệnh nhân tận tình, phát triển thêm về kỹ năng y tá và tích luỹ kinh nghiệm trong bối cảnh y tế nông thôn.
Mẹo viết mục tiêu sơ yếu lý lịch với tư cách là một FNP chăm sóc sức khoẻ ban đầu

Dưới đây là một số mẹo giúp bạn tối đa hoá hiệu quả của mục tiêu trong sơ yếu lý lịch:

Cụ thể hoá

Khi ứng tuyển vào một vị trí, điều chỉnh mục tiêu của bạn để tiếp cận nhà tuyển dụng một cách cụ thể. Điều này có thể giúp hồ sơ lý lịch của bạn có mục đích và dụng ý hơn. Bạn có thể tái sử dụng lại mục tiêu ở các đơn xin việc trước, nhưng việc có một thay đổi nho nhỏ, phản ánh được yêu cầu công việc và nhà tuyển dụng, có thể rất hữu ích. Thu hút một tổ chức đơn lẻ giúp thêm dấu ấn cá nhân và có thể tăng cơ hội đi sâu hơn của bạn trong quá trình tuyển dụng.

Khiến nó ngắn gọn

Mục tiêu sơ yếu lý lịch có thể là bản tóm tắt thể hiện nhiều điều về những gì bạn đang tìm kiếm trong một vai trò và bạn là ai với tư cách là một ứng viên, nhưng các phần khác trong sơ yếu lý lịch của bạn cũng có thể đạt được mục đích này. Cố gắng không lặp lại thông tin. Thay vào đó, sử dụng mục tiêu như một chiến lược tạo sự tò mò và quan tâm. Bạn có thể sử dụng những phần khác để lột tả nhiều hơn. Những câu văn ngắn đều dễ đọc, vì vậy những ai đọc hồ sơ của bạn khả năng cao sẽ đọc toàn bộ mục tiêu.

Hãy trung thực

Mặc dù điều quan trọng là phải thu hút nhà tuyển dụng tiềm năng và phản ánh được câu từ trong bài đăng tuyển dụng nhưng hãy đảm bảo tính chính xác của phần mô tả mà bạn viết ra. Cố gắng tìm kiếm sự tương đồng giữa những gì họ đang tìm kiếm và thứ mà bạn có, nhưng đừng đưa vào những thứ không phản ảnh được khả năng nghề nghiệp của bạn. Việc này giúp bạn thể hiện bản thân một cách chính xác và dễ dàng có thể trả lời những câu hỏi tiếp theo nếu nhà quản lý tuyển dụng đặt ra.

——————————————————————–

Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích

  • Bài viết gốc: indeed.com 
  • Người dịch: Nguyễn Hoàng Dung
  • Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Nguyễn Hoàng Dung – Nguồn iVolunteer Vietnam”

Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/8893

Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ