Kỹ Năng

Cách Viết Thư Xin Việc Vị Trí Tư Vấn (Các Mẹo Và Ví Dụ)

Nếu bạn mong muốn làm việc tại vị trí chuyên viên tư vấn thì một lá thư xin việc rất cần thiết để có được một cuộc phỏng vấn. Thư xin việc có vai trò nêu bật những thành tích tuyệt vời của bạn cũng như thể hiện các tính cách nổi bật của bạn với nhà tuyển dụng. Bạn sẽ phải mất nhiều thời gian để viết một lá thư xin việc hay về vị trí chuyên viên tư vấn, vì nó đòi bạn phải suy ngẫm về những kinh nghiệm có liên quan của mình.

Trong bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu về những điều cần đưa vào thư xin việc vị trí chuyên viên tư vấn cùng với một số lưu ý và ví dụ.

Những điều nên đưa vào thư xin việc vị trí chuyên viên tư vấn

Thư xin việc vị trí chuyên viên tư vấn phải thể hiện được kỹ năng giao tiếp, khả năng lãnh đạo tài ba và khả năng thích ứng. Đồng thời, nó cũng nên phải thể hiện các kỹ năng và kinh nghiệm liên quan đến vị trí chuyên viên tư vấn thông qua các ví dụ cụ thể.

Một số lưu ý khi viết thư xin việc vị trí chuyên viên tư vấn

Dưới đây là một vài lưu ý giúp bạn có được một thư xin việc chuyên nghiệp:

  1. Hãy ngắn gọn
  2. Tránh sử dụng mẫu
  3. Sử dụng định dạng thích hợp
  4. Kết nối
  5. Thể hiện thành tích ấn tượng nhất của bạn
  6. Kể một câu chuyện
  7. Tìm hiểu công ty
  8. Yêu cầu phản hồi
  9. Bắt đầu viết sớm
  10. Hiệu đính

1. Hãy ngắn gọn

Bạn hãy giới hạn thư xin việc trong khoảng 2 trang và tốt nhất là một trang. Đối với mỗi điểm mà bạn đưa ra, hãy ngắn gọn và đi thẳng vào vấn để. Bạn nên chỉ lựa chọn những kinh nghiệm liên quan nhất từ CV đẻ tóm tắt vào thư xin việc

2. Tránh sử dụng mẫu

Mặc dù sử dụng các mẫu để lấy ý tưởng khi viết thư xin việc là một ý tưởng tuyệt vời, nhưng tổng thể cả bức thư nên được tự viết toàn bộ. Điều này đảm bảo thư xin việc phù hợp với vị trí ứng tuyển, thú vị và chân thực.

3. Sử dụng định dạng thích hợp

Thư xin việc của bạn nên sử dụng định dạng và font chữ tiêu chuẩn. Sử dụng định dạng khối, không thụt đầu dòng và font chữ từ 10 -12 pt, để lề 1 inch ở mọi phía. Một số font chữ hay được sử dụng là Arial, Helvetica hoặc Calibri để đảm bảo khi in ra, thư xin việc dễ đọc.

4. Kết nối

Bạn hãy dành thời gian kết nối với những người đã làm việc tại công ty đó để tăng khả năng nhận được giới thiệu, cũng như cung cấp cho bạn cái nhìn tổng thể về công ty. Sau đó, bạn có thể sử dụng thông tin nội bộ này để định vị mình là một ứng cử viên nặng ký trong thư xin việc của bạn.

5. Thể hiện thành tích ấn tượng nhất của bạn

Thư xin việc là cơ hội tốt để thể hiện các thành tích ấn tượng của bạn. Do đó, bạn hãy cố gắng liệt kê những kết quả cụ thể mà bạn đã đạt được khi làm việc với các công ty.

6. Kể một câu chuyện

Sử dụng thư xin việc của bạn để kể câu chuyện về kinh nghiệm và kỹ năng có liên quan của bạn. Chia sẻ các ví dụ cụ thể để chứng minh các kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết cho vị trí mà bạn ứng tuyển.

7. Tìm hiểu công ty

Trước khi viết thư xin việc, hãy đọc càng nhiều càng tốt về công ty bạn đang ứng tuyển. Đọc thông tin của công ty về các dự án và đối tác của họ để tìm hiểu kỹ năng và kinh nghiệm của bạn có liên quan đến đâu.

Sau đó bạn hãy tìm ra sự liên quan giữa kinh nghiệm và kỹ năng của bạn với những gì mà bạn đã tìm hiểu về công ty.

8. Yêu cầu phản hồi

Hãy tham khảo ý kiến một người cố vấn hoặc đồng nghiệp trong ngành của bạn để có được những nhận xét về thư xin việc của bạn. Họ sẽ có thể xác định điểm mạnh và điểm yếu của bức thư. Bạn có thể tham khảo các ý kiến đó để chỉnh sửa thư giới thiệu trở nên tốt hơn và gây ấn tượng tốt nhất với nhà tuyển dụng.

9. Bắt đầu viết sớm

Viết một bức thư xin việc hay sẽ đòi hỏi nhiều thời gian của bạn và bạn sẽ phải chỉnh sửa nhiều lần. Do đó, bạn bên viết thư xin việc sớm nhất có thể để có một bức thư độc đáo và ấn tượng.

10. Hiệu đính

Đây là bước vô cùng quan trọng. Bạn nên dành thời gian để xem lại lá thư của bạn để tìm lỗi chính tả và ngữ pháp. Bạn có thể đưa nó cho bạn bè và thành viên trong gia đình để cùng tìm các lỗi đó. Thư xin việc là một cơ hội tốt để bạn có thể chứng minh kỹ năng viết với nhà tuyển dụng. Ngoài ra, bạn hãy kiểm tra kỹ để đảm bảo rằng tên người nhận, cũng như tên công ty, được viết đúng chính tả.

Ví dụ về thư xin việc vị trí chuyên viên tư vấn

Dưới đây là một ví dụ về thư xin việc vị trí chuyên viên tư vấn, bạn có thể sử dụng để lên ý tưởng viết thư xin việc cho riêng mình:

Adam Jansen

Ngõ 923 Rodeo

Austin, TX 32351

(555) 555-5555

adam.jansen@email.com

1 tháng 12, 2019

Sean Smith

Người quản lý

Austin Consulting Group

132 Main Street

Austin, TX 32352

Kính gửi ông Smith,

Tôi viết thư này để ứng tuyển vào vị trí chuyên gia tư vấn toàn thời gian cho Tập đoàn Tư Vấn. Tôi tin rằng các kỹ năng và kinh nghiệm của mình hoàn toàn phù hợp với vị trí ứng tuyển và tôi tự tin mình sẽ đóng góp giá trị cho công ty.

Trong thời gian làm việc tại Công ty Tư vấn Doanh nghiệp Tinh gọn, tôi đã thể hiện sự chủ động, sáng tạo trong cách giải quyết vấn đề và sự linh hoạt. Tôi luôn làm việc chặt chẽ với các thành viên trong nhóm, đồng thời cung cấp dữ liệu thống kê chính xác và ngắn gọn cho các đối tác cấp cao để giúp họ ra quyết định hiệu quả hơn. Đối với một trong những khách hàng của chúng tôi, bằng cách hợp lý hóa bộ phận dịch vụ tài chính của họ, chúng tôi đã có thể tăng sản lượng lên 35%.

Với hơn 5 năm kinh nghiệm làm tư vấn, tôi rất thành thạo trong việc giám sát hoạt động và phân tích hoạt động kinh doanh. Bằng những kinh nghiệm tôi tích lũy được trong suốt quá trình làm việc của mình đã giúp tôi trở thành người có kỹ năng toàn diện và tôi đặc biệt xuất sắc ở:

  • Phát triển các giải pháp kinh doanh hiệu quả bằng cách kiểm tra và phân tích các quy trình hiện có
  • Đề xuất cải tiến các quy trình sẵn có để tăng hiệu quả hoạt động
  • Duy trì các mối quan hệ khách hàng có giá trị

Ngoài kinh nghiệm và thế mạnh cá nhân, tôi có một nền tảng giáo dục vững chắc. Tôi rất vui khi thấy Tập đoàn Tư vấn Austin nhận ra tầm quan trọng của việc tối ưu hóa các quy trình tài chính và cho tôi cơ hội đóng góp vào sự thành công của quý công ty bằng cách tăng cường mối quan hệ với khách hàng và thực hiện các phương pháp tốt nhất.

Tôi mong ông xem lại CV của tôi để biết thêm các thông tin về lý lịch, thành tích chuyên môn và kỹ năng của tôi. Tôi sẽ gửi thư theo dõi đơn xin việc vào tuần tới để có hội trao đổi chi tiết về với ông về trình độ của bản thân trong một cuộc phỏng vấn. 

Trân trọng,

Adam Jansen

———————-

“Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích!

Bài viết gốc: https://www.indeed.com/career-advice/resumes-cover-letters/consulting-cover-letter

Người dịch: Phan Thị Hảo

Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Phan Thị Hảo – Nguồn iVolunteer Vietnam”

Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/9426

Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ