Kỹ Năng

Cách Xây Dựng Văn Hóa Công Ty Để Giữ Chân Nhân Viên Trung Thành

Chủ đề này gồm hai phần. Phần một sẽ đề cập đến những nội dung nhằm giúp bạn tránh việc mất nhân viên giữa trào lưu nghỉ việc đang diễn ra ồ ạt như hiện nay.

Chúng ta không nên nói với nhân viên trong công ty rằng việc xây dựng, phát triển công ty là quyền lợi chung của mọi người. Nhờ vậy mà những người lao động của bạn sẽ vui vẻ hơn, thậm chí họ sẽ gắn bó lâu dài hơn với công ty và bạn cũng sẽ ít phải lo lắng về vấn đề doanh thu hơn. Nhưng làm thế nào để bạn xây dựng kiểu văn hóa công ty như vậy?

Sau hai năm xảy ra đại dịch, mọi người đang đánh giá lại mục đích và mối quan hệ của mình với công việc. Do đó, chúng ta đang chứng kiến ​​hàng loạt người lao động có trình độ tự bỏ việc. Họ lựa chọn rời bỏ những nơi làm việc độc hại khiến tinh thần kiệt quệ và những môi trường nhàm chán, không mấy hấp dẫn. Nhưng điều quan trọng là ta phải hiểu rằng những người lao động này không rời khỏi nơi làm việc nói chung mà họ đang rời khỏi nơi làm việc hiện tại của họ. Và họ ra đi vì văn hóa công ty. Khi đánh giá các nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, chúng tôi nhận thấy điều quan trọng cần nhớ là: Tất cả những điều ta đã đưa vào – các giá trị, các phương pháp thực hành sẽ không có ý nghĩa gì nếu nhân viên không thể nhìn vào gương và nói: “Tôi thuộc về nơi đây”.

Trong những năm trước, các công ty đại chúng thường báo cáo các số liệu như doanh thu của mỗi nhân viên cho SEC và điều họ quan tâm đến chỉ là những giá trị vật chất mà đồng đô la mang lại. Trong trường hợp này, công ty của bạn sẽ được đánh giá cao nếu có công nghệ nổi bật hoặc sở hữu bất động sản có giá cao. Nhưng trong hai năm qua, báo cáo của SEC đã chỉ ra rằng: các công ty có thể sở hữu công nghệ tiên tiến nhất hay sự đầu tư tốt nhất vào các địa điểm, tuy nhiên đó chưa phải điều quan trọng nhất mà con người mới là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại trong việc thực hiện các mục tiêu chiến lược mà bạn đề ra. Giờ đây, các công ty đang phải thể hiện họ đang đầu tư như thế nào vào việc phát triển nguồn nhân lực.

Đây là điều vô cùng thú vị trong thời điểm hiện tại, khi mà các công ty đang phải đối diện với tình trạng thiếu kỹ năng cực kỳ nghiêm trọng – cả trong lĩnh vực thương mại và giới cổ cồn trắng. Hiện tại điều ta cần làm là tập trung vào phát triển kỹ năng sống, đồng thời ta cũng phải tiếp tục phát triển các kỹ năng thương mại vì những kỹ năng đó là đòi hỏi mang tính bắt buộc, nhưng ta nên chú ý chính kỹ năng mềm mới là động lực thúc đẩy. Chắc rằng nhiều người đang đặt câu hỏi liệu họ có thể dẫn dắt hoặc biến các phân tích và lập luận trên vào thực tế để lực lượng lao động của họ đạt được sau này hay không.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng: tiền không phải lý do duy nhất để mọi người bắt đầu một công việc. Vâng, tất nhiên tiền là quan trọng và mọi người phải được trả lương tương xứng. Nhưng người lao động cũng rất muốn biết họ sẽ được hỗ trợ trong quá trình phát triển nghề nghiệp ra sao. Họ đang tìm kiếm cơ hội để phát triển kỹ năng mềm – không chỉ cho bản thân mà còn cho các nhà lãnh đạo của họ.

Thực tế là mọi người đang mong đợi nhiều hơn từ các nhà tuyển dụng ngoài một số đề xuất công ty đưa ra. Ví dụ, các lập trình viên không còn hài lòng với chuyện phải làm việc suốt ngày đêm và được ăn mừng bằng những lần chơi bóng bàn và bia miễn phí. Nhân viên không còn muốn rơi vào trạng thái kiệt sức ở nơi làm việc. Họ muốn người sử dụng lao động đầu tư vào họ nhiều như họ đã đầu tư thời gian và sức lực vào công ty đó. Và sau đại dịch cùng làn sóng từ chức đang lan rộng, nếu nhân viên không hài lòng, họ sẽ chọn ra đi. Với tình trạng thiếu nhân lực ở nơi làm việc như hiện nay, quyền lực thuộc về người lao động chứ không còn thuộc về người sử dụng lao động.

Đối với các công ty có nền văn hóa bị mai một và các công ty khởi nghiệp đang tìm cách sáng tạo điều gì mới mẻ, điều cần làm là tạo ra một nền văn hóa mới. Đây là cách duy nhất để giữ chân ai đó ở lại công ty và thu hút những người mới làm việc với thương hiệu của bạn. Sau cùng, nếu mọi người không muốn làm việc cho bạn, thì thương hiệu của bạn cũng không gặp vấn đề gì quá lớn.

Khi người ta đầu tư vào một doanh nghiệp, họ sẽ đầu tư vào tổng thể của tầm nhìn chiến lược trong tương lai của công ty đó – hiệu quả, năng suất và bình đẳng. Quan trọng hơn, họ đầu tư vào nhân lực. Bạn phải có một đội ngũ nhân viên phù hợp để thực hiện mục tiêu của mình. Một đội ngũ nhân viên sẽ cảm thấy được trao quyền bởi văn hóa của công ty sẽ có cảm giác gần gũi, như chính họ là một phần của nơi đó. Và chính tầm nhìn đẹp đẽ, hoàn chỉnh này sẽ thu hút các nhà đầu tư về công ty bạn.

Để xây dựng một công ty nơi nhân viên cảm thấy muốn ở lại, chúng ta cần xây dựng một nền văn hóa thân thuộc – một nền văn hóa bao hàm các giá trị và giá trị cá nhân.

—————————

Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích

  • Theo: Entrepreneur
  • Người dịch: Trần Thị Thu Hường
  • Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Trần Thị Thu Hường – Nguồn iVolunteer Vietnam”

Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/10839

Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ