Học ngôn ngữ có giống như đi xe đạp không? Có đấy, nếu bạn xét về việc mình trông khá lúng túng khi thử vài lần đầu. Ngoài ra, nó có giống, theo như câu nói “một khi đã học thì không bao giờ quên hẳn”. Nhưng liệu thật sự học ngôn ngữ là như thế nào? Và bạn phải học đến đây thì mới có khả năng nhớ lại kiến thức? Những người không tập luyện ngôn ngữ trong một khoảng thời gian nhất định sẽ đối mặt với sự mất đi của ngôn ngữ thứ hai, hay quá trình dần quên đi ngôn ngữ thứ hai. Nhưng tỷ lệ và thời gian thì còn phụ thuộc.
Mặc dù không có câu trả lời nào phù hợp với tất cả (hoặc đảm bảo kỹ năng tiếng Thuỵ Điển của bạn sẽ không mấy đi cho dù không tập luyện suốt hai năm), có vài cách để dự đoán bạn sẽ quên một ngoại ngữ trong bao lâu nếu dừng sử dụng.
📝Theo Các Nghiên Cứu
Sự mất đi của ngôn ngữ thứ hai đã được các nhà khoa học nghiên cứu, và đa số cho rằng trình độ thông thạo của bạn đóng vai trò lớn trong việc bạn sẽ nhớ lại kiến thức trong bao lâu sau khi ngừng tập luyện. Khi các thông tin nằm trong trí nhớ dài hạn của bạn — hoặc khi bạn không phải vắt óc ra để nói — bạn có thể dễ dàng thông thạo lại với chỉ một chút ôn luyện trong tương lai.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng có rất ít yếu tố cố định ảnh hưởng đến sự mất đi của ngôn ngữ thứ hai của bất kỳ người nào. Đầu tiên là tuổi tác (tuổi của bạn khi học ngôn ngữ đó cũng như tuổi của bạn hiện tại). Tiếp đến là tần suất sử dụng ngôn ngữ, cũng như đã bao lâu kể từ lần cuối bạn dùng.
Có một nghiên cứu về người nói tiếng Anh bản địa từng học tiếng Hindi hoặc Zulu trong khoảng thời gian ở nước ngoài khi còn nhỏ. Tuy không nhớ từ vựng cụ thể, họ có khả năng nhận ra âm vị dễ dàng hơn những người không sử dụng ngôn ngữ đó hồi nhỏ.
“Tuy ngôn ngữ bị lãng quên sau nhiều năm không sử dụng, những kiến thức còn sót lại do việc học từ sớm có thể khơi dậy lại, giúp ta học lại ngôn ngữ đó,” theo lời tác giả bài nghiên cứu.
Có một nghiên cứu khác về những học sinh tham gia khóa học tiếng Pháp cấp tốc 6 tuần (mức độ tiếp xúc khác với những người sống xa xứ). Khi họ làm lại bài 6 tháng sau khóa học, kỹ năng đọc vẫn như vậy, nhưng kỹ năng nói và hiểu đều kém đi, cho thấy có một vài trình độ dễ lấy lại hơn.
Và hoá ra, bạn không cần đến 6 tháng để quên kiến thức. Nhiều học sinh trở lại sau kì nghỉ hè và quên hết những gì được học năm trước.
Có một nghiên cứu về những học sinh tiếng Pháp lớp 12 sau nghỉ hè. Nhiều người thấy kĩ năng của họ đã kém đi, tuy có vài kỹ năng cải thiện, đặt biệt phụ thuộc vào động lực để tập luyện suốt hè. Sử dụng ngữ pháp chính xác là một trong những mảng đa số bị kém đi.
📝Theo Chia Sẻ Của Mọi Người
Tuy bằng chứng không quá đáng tin cậy, nó giúp hình dung sự mất đi của ngôn ngữ thứ hai trong các tình huống cụ thể.
Đây là một vài chia sẻ của người dùng Quora về việc quên (và nhớ lại) những kĩ năng ngôn ngữ của mình.
“Tôi chuyển đến Pháp từ Mỹ năm 12 tuổi. Đến cuối năm đầu tiên đi học, tôi đã học cách nói tiếng Pháp thông thạo. Đến năm 15 tuổi, tôi đứng đầu lớp. Sau đó tôi trở về Mỹ. Sau một năm không dùng tiếng Pháp, tôi làm bài thi AP và được 5/5. 3 năm sau tôi học khoá AP văn học Pháp ở trường, nhưng tôi không có hứng thú và không bao giờ làm bài thi. Sau 10 năm, tôi tham dự khóa học hè ở một trường đại học ở Paris và thấy tiếng Pháp của mình không còn được như trước. Tôi gặp khó khăn với từ vựng, ngữ pháp và giao tiếp. Nhưng đến cuối tháng, tôi đã gần như thông thạo trở lại. Đã gần 20 năm kể từ khi tôi trở về Pháp. Tôi vẫn còn ngữ điệu tiếng Pháp hay, và vẫn nhớ được giao tiếp cơ bản. Ngữ pháp và từ vựng tôi quên sạch, và không còn khả năng học tiếng Pháp nhanh. Nhưng cho tôi thêm tháng nữa và tôi sẽ thuần thục như lúc đầu.”– Margot LaNoue
“Tôi học ngôn ngữ thứ ba là tiếng Trung Quốc đại lục năm 4 tuổi, theo học trường tiểu học nói tiếng Trung Quốc, đọc nhiều sách tiếng Trung khi còn ở châu Á, nhưng sau 17 tuổi, tôi chuyển đến học ở vùng Tây Âu và không dùng tiếng Trung Quốc đại lục nữa vì xung quanh tôi không có ai sử dụng. 10-20 năm đầu, tôi thấy vốn tiếng Trung của mình tệ đi và đã đăng ký lớp học giao tiếp tiếng Trung. Sau 3 năm, tôi đã lại có thể giao tiếp cơ bản trở lại nhưng từ vựng vẫn là một vấn đề lớn. Trình độ của tôi đã trở về tương đương hồi tiểu học.” — Liang-Hai Sie
“Tôi học tiếng Nga ở trường, không sử dụng trong suốt 25 năm, và đã có thể dùng nó lại sau khi nghe một cuốn băng về ngôn ngữ trong vài tuần trước khi đến Mát-xcơ-va. Tôi đã từng thử học tiếng Tây Ban Nha bằng cách nghe băng, nhưng nó không thành công.” — Karen Tiede
“Tôi nói tiếng Anh, Nga và Ukraina. Tôi rời Ukraina vào năm 1994 và chỉ trở về một lần. Tôi vẫn có thể nói tiếng Ukraina, nhưng gặp nhiều khó khăn. Tôi không nhớ cách phát âm một số từ và ngữ điệu tôi nghe không bản địa. Tuy nhiên, khi tôi trở về Ukraina trong vài tuần, tôi đã có thể sử dụng thuần thạo trở lại một cách nhanh chóng.” — Leonid S. Knyshov
———–
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích.
- Theo: Babbel
- Người dịch: Mai Khánh Thy
- Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Mai Khánh Thy – Nguồn iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/11063
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
iVolunteer Vietnam mạng xã hội chia sẻ, tổng hợp các thông tin cơ hội tình nguyện, học bổng, khoá học online hữu ích dành cho sinh viên & giới trẻ Việt Nam. Với các thông tin được cộng đồng chia sẻ, chúng mình thường KHÔNG có liên hệ trực tiếp với ban tổ chức hay đầu mối liên lạc của chương trình! Bạn vui lòng xem thêm thông tin tên đơn vị tổ chức chương trình (tìm qua facebook hoặc google) & nội dung chi tiết đính kèm, email/SĐT liên hệ (nếu có) ở link bài đăng trên fanpage và website https://ivolunteer.vn để tìm hiểu rõ hơn.
Lượt xem: 24