(Phần 11)
📌Tôi dự trù cho tất cả mọi thứ.
Tôi đầu tư rất nhiều thời gian và công sức vào việc ghi chép, đọc tài liệu, highlight và ghi lại những câu hỏi kiểm tra.
Chuyện gì sẽ xảy ra nếu cái cặp của tôi biến mất hoặc máy tính của tôi ngừng hoạt động? Tôi cần chắc chắn rằng tôi sẽ ổn trong những tình huống như thế.
Nếu tôi ghi chú trên máy tính hoặc máy tính bảng, tôi chắc chắn rằng tất cả mọi thứ được lưu trữ trên cloud.
Với những việc ghi chép trên giấy hay trong sách, tôi chụp ảnh lại mỗi trang. Nó tốn kha khá thời gian nhưng nó thực sự có thể ngăn chặn được hiểm hoạ.
📌Tôi đã hoàn toàn sẵn sàng cho kỳ thi rồi.
Việc học cho kỳ thi chính là nơi hầu như tất học sinh sẽ nghĩ họ cần bỏ nhiều thời gian nhất. Không phải tôi. Tôi sẵn sàng và tôi đã sẵn sàng.
Tôi đã ghi chú rất tốt. Tôi đã đọc và highlight trong sách của tôi. Tôi đã ghi những mẫu câu hỏi về những khái niệm trong sách vào một bên của quyển vở ghi chép.
Tất cả những gì tôi cần bắt đầu là tự hỏi bản thân những câu hỏi đó.
📌Tôi chủ động tự hỏi lại bản thân.
Tôi che một bên ghi chú của tôi lại với một tờ giấy và tự hỏi bản thân những câu hỏi ở bên còn lại.
Tôi nói câu trả lời giống như là tôi đang giải thích cho ai đó không biết vậy và tôi trả lời thật to (nếu tôi đang không ở trong thư viện)
Kiến thức được lấy lại càng nhiều thì học thuộc sẽ càng tốt hơn.
Nếu tôi không thực sự hiểu nó, tôi nhìn nhanh qua ghi chép của tôi hoặc những chỗ highlight để gợi nhắc lại trí nhớ. Sau đó tôi bắt đầu lại từ đầu và học đi học lại cho đến khi tôi hoàn toàn trả lời được mà không phải nhìn lén.
Bất cứ thứ gì tôi nghĩ có thể có trong bài thi, tôi sẽ tự kiểm tra về nó. Có thể là lịch sử, kinh tế, toán, thống kê, hoá học hay vật lý…
Tôi hỏi những câu hỏi, giải bài tập hoặc bất cứ thứ gì đúng với format bài thi mà tôi đoán có thể ra ở trong để. Tôi bắt đầu thật sớm và làm nó thật thường xuyên cho đến khi bước vào kỳ thi.
📌Tôi tập trung vào những gì mình không biết.
Một lợi ích lớn của việc tự kiểm tra bản thân chính là tôi không tốn thời gian để học những cái mình đã biết.
Tôi nhìn thấy những học sinh học bằng việc liên tục nhìn vào những trang giấy chi chép hoặc sách của họ. Họ đọc lướt qua một trang và rồi lật sang trang tiếp và tìm kiếm những cái mà họ nghĩ là họ chưa biết.
Tiếp tục nhìn vào những cái tôi đã biết thì thật tốn thời gian và công sức. Tôi tập trung sự chú ý của mình vào những gì mà tôi chưa biết.
📌Tôi tick hoàn thành cho những câu hỏi mà tôi biết.
Khi tôi thực sự chắc chắn rằng tôi biết câu trả lời cho câu hỏi đó, tôi đánh dấu nó lại với một dấu tick hoặc gạch một đường qua nó.
Khi tôi tự kiểm tra lại, tôi chỉ bỏ qua những cái mà tôi đã tick và tập trung vào cái tôi không biết.
Đây là một phương pháp chung được sử dụng giống với ứng dụng flashcard. Họ sẽ cho tôi thấy lá mà tôi không biết và dừng việc cho tôi thấy những lá mà tôi đã biết.
Tôi không vội vàng để tick hoàn thành khi tôi mới bắt đầu ôn tập. Tôi chỉ tick lại câu hỏi trong suốt tuần cuối hoặc 2 tuần cuối trước kỳ thi khi tôi thực sự chắc chắn tôi sẽ nhớ những tài liệu đó khi bước vào kỳ thi.
Khi tôi tự kiểm tra bản thân và tất cả những câu hỏi đã được hoàn thành thì nó giống như là tôi đã thực sự là xong bài kiểm tra và được điểm A! Và tôi chắc chắn sẽ làm được.
(Còn tiếp)
________________________________________
- Tác giả: Jim Siverts
- Dịch giả: Phạm Hồng Anh – CTV Ban Nội dung
- Link phần 1: https://bit.ly/38mekfP
- Link phần 2: https://bit.ly/3ysA7gq
- Link phần 3: https://bit.ly/3ymhk6p
- Link phần 4: https://bit.ly/3Bm2kaw
- Link phần 5: https://bit.ly/3gWne8p
- Link phần 6: https://bit.ly/3zOjLAu
- Link phần 7: https://bit.ly/3BKTJOV
- Link phần 8: https://bit.ly/3yOc2ks
- Link phần 9: https://bit.ly/3k1PWHc
- Link phàn 10: https://bit.ly/2X9xZxL
- Link bài viết gốc: https://bit.ly/3B58ITK
- Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Dịch giả: Phạm Hồng Anh – Nguồn: iVolunteer Vietnam”.
Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/4410
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
iVolunteer Vietnam mạng xã hội chia sẻ, tổng hợp các thông tin cơ hội tình nguyện, học bổng, khoá học online hữu ích dành cho sinh viên & giới trẻ Việt Nam. Với các thông tin được cộng đồng chia sẻ, chúng mình thường KHÔNG có liên hệ trực tiếp với ban tổ chức hay đầu mối liên lạc của chương trình! Bạn vui lòng xem thêm thông tin tên đơn vị tổ chức chương trình (tìm qua facebook hoặc google) & nội dung chi tiết đính kèm, email/SĐT liên hệ (nếu có) ở link bài đăng trên fanpage và website https://ivolunteer.vn để tìm hiểu rõ hơn.
Lượt xem: 32