“Buông bỏ mang lại cho chúng ta tự do, và tự do là điều kiện duy nhất để có được hạnh phúc. Nếu trong lòng, chúng ta vẫn còn bám víu vào bất cứ điều gì — tức giận, lo lắng, hay của cải — thì chúng ta không thể được tự do. ” – Thích Nhất Hạnh
Hầu như trên toàn thế giới, nhiều vấn đề ta gặp phải trong cuộc sống gắn liền với những kỳ vọng của chính chúng ta. Kỳ vọng của bản thân. Kỳ vọng của người khác. Kỳ vọng về các tình huống. Kỳ vọng của thế giới nói chung.
Chúng ta mong đợi bản thân trở nên hoàn hảo và thành công trong mọi hoạt động theo đuổi. Chúng ta có thể mong đợi cảm thấy luôn luôn hạnh phúc với cuộc sống. Chúng ta có thể mong đợi người khác nghĩ và phản ứng giống ta. Chúng ta có thể mong đợi cuộc sống luôn diễn ra theo kế hoạch và thế giới sẽ kiên quyết công bằng.
Để rõ ràng, một số kỳ vọng là hoàn toàn lành mạnh và hợp lý. Ví dụ: thật hợp lý khi mong đợi rằng những người chúng ta yêu thương sẽ không cố ý làm tổn thương chúng ta hoặc họ sẽ quan tâm khi chúng ta chia sẻ cảm xúc của mình. Mặt khác, có thể không hợp lý khi mong đợi họ sẽ thể hiện sự quan tâm của mình theo một cách cụ thể, vì chúng ta khác nhau.
Giữ vững kỳ vọng có thể gây ra nhiều tổn hại cho chúng ta trong nội tâm.
Nó có thể ăn mòn chúng ta, từ trong ra ngoài. Nó có thể dẫn chúng ta đến sự thất vọng, tức giận và phẫn uất. Chúng ta có thể đổ lỗi cho người khác và bản thân về mọi tình huống. Hoặc có lẽ chúng ta cảm thấy bị tổn thương đến nỗi chúng ta thu mình vào trong vỏ bọc để cố gắng bảo vệ bản thân, rút lui khỏi những người quan tâm đến chúng ta và thế giới nói chung.
Sau đó, chúng ta có thể trở nên thờ ơ với tất cả những gì cuộc sống mang lại. Bằng phẳng, tẻ nhạt và không thật lòng hạnh phúc. Ở mức tồi tệ nhất, những cảm xúc mưng mủ này có thể dẫn chúng ta đến một số nơi rất tăm tối.
Để tránh rơi vào tình trạng trầm cảm và cải thiện chất lượng cuộc sống, chúng ta phải tìm cách từ bỏ những kỳ vọng quá cao một cách vô lý của mình.
Điều này không dễ thực hiện, những thói quen cũ thường khó bỏ. Buông bỏ bất cứ điều gì luôn khó khăn. Do chúng ta gắn bó với đồ vật, thói quen, con người, hành vi và mọi thứ. Nhưng không gì là không thể nếu chúng ta rèn luyện tính tự nhận thức, không ngừng nỗ lực buông bỏ và kiên nhẫn với bản thân.
Trải nghiệm cá nhân: Mong đợi của người khác chỉ làm tổn thương tôi
Trong những năm qua, sự kỳ vọng của tôi vào người khác đã mang lại cho tôi nhiều thất vọng và tổn thương ở một mức độ nào đó. Tôi đã để tâm đến sự thất vọng khi những người khác dường như không dành sự chú tâm quan trọng đối với tôi kể như mức độ ưu tiên ngang nhau. Khi tôi gõ những dòng này, tôi nhận ra nó nghe có vẻ sáo rỗng làm sao. Tôi hiểu đây hoàn toàn là về quan điểm và kỳ vọng của tôi, nhưng đó cũng là điều mà tôi đã phải đấu tranh rất nhiều.
Quan điểm này cũng không kể riêng cho những người thân thiết nhất với tôi. Một người quản lý cũ (và một người cố vấn nào đó trong môi trường làm việc) đã từng nói với tôi, “Carl, bạn biết vấn đề của mình là bạn mong đợi quá nhiều ở mọi người.”
Và trong câu nói cô đọng đó là một chân lý rất lớn. Câu nói làm tôi đã phải vật lộn rất nhiều.
Tôi nhận ra rằng tôi kỳ vọng về người khác trong nhiều trường hợp khác nhau và điều đó luôn dẫn đến thất vọng. Đó có thể là sự thất vọng với một người bạn tốt vì đã rút khỏi kế hoạch vào phút trước (ngay cả khi họ có lý do chính đáng). Nó có thể là một đồng nghiệp làm việc thiếu thời hạn, mà tôi tin rằng họ nên nghiêm túc hơn. Nó thậm chí có thể liên quan đến việc một người lạ không thừa nhận sự thật rằng tôi đã giữ cửa mở cho họ.
Bất kỳ sự thất vọng nào mà tôi cảm thấy trong bất kỳ trường hợp nào bên trên đều hoàn toàn là về kỳ vọng của chính tôi, về những gì tôi mong đợi người khác làm hoặc cách tôi mong đợi họ phản ứng. Tuy nhiên, cảm xúc không phải lúc nào cũng hoàn hảo, vì vậy tôi phải lưu ý khi vấp vào điểm rơi bất lợi này.
Thật kỳ lạ, tôi cũng có thể cảm thấy thất vọng với sự thất vọng của chính mình — bởi vì tôi kỳ vọng bản thân trở nên tốt hơn. Tôi là người coi trọng sự bình tĩnh trong cuộc sống và tự nhận thấy mình là người khá lý trí và thông minh về mặt cảm xúc. Khi tôi để cho bất kỳ sự ‘vi phạm’ nào làm lung lay được sự bình tĩnh này, tôi chắc chắn sẽ suy ngẫm về việc mình còn phải cố gắng bao nhiêu cho đủ.
Tự kiểm điểm nhưng không cần phán xét
Những trải nghiệm như đã kể, và cách tôi phản ứng với chúng, đã khiến tôi phải đối đầu với chính mình.
Tại sao tôi cảm thấy nhẹ nhàng hoặc bị tổn thương? Đó tất cả là do bản ngã, hay là một thứ gì đó sâu sắc hơn? Nếu có điều gì đó sâu sắc hơn, tôi có thể làm gì để giải quyết vấn đề lớn hơn thay vì chôn chặt cảm xúc của mình?
Tôi đã làm được gì khi mang theo năng lượng này trong một khoảng thời gian dài? Nó có ích gì cho các mối quan hệ của tôi nếu tôi nói lên sự thất vọng của mình?
Tôi có phạm tội không khi nói chuyện và hành động theo kiểu quá người lớn? Đây có phải là người tôi muốn trở thành? Tôi có thể làm tốt hơn không?
Tôi có mong đợi nhiều ở người khác vì tôi mong đợi quá nhiều ở bản thân mình không? Liệu việc cắt giảm có giúp tôi không?
Việc tự kiểm điểm bản thân này là một bước quan trọng đối với tất cả chúng ta nếu chúng ta muốn phát triển bản thân theo bất kỳ cách nào.
Tất cả chúng ta đều có thế mạnh của mình, và chúng ta đều có những khía cạnh cần chú ý. Nếu không đánh bại bản thân, chúng ta cần phải tự đặt ra một số câu hỏi hóc búa. Nếu chúng ta muốn tránh những phản ứng tiêu cực trong tương lai và xử lý tốt hơn những kỳ vọng và cảm xúc, chúng ta cũng cần phải hiểu rõ về chúng.
Trong trường hợp của tôi, tôi đã nhận ra rằng thật lãng phí một cuộc đời quý giá nếu giữ lấy năng lượng tiêu cực. Tôi không muốn trở thành người có mối hận thù. Tôi không muốn mang theo bất kỳ sự tức giận hay oán trách nào bên mình. Tôi không muốn trở thành người khiến mọi thứ tồi tệ hơn. Vì vậy, tôi tiếp thu bài học, bài học mà sau đó giải phóng năng lượng tiêu cực để tôi không bị bị đè nặng.
Tôi nhận ra rằng một số nỗi thất vọng của tôi chỉ ra những khía cạnh mà tôi có thể cần chú tâm hơn trong cuộc sống.
Nếu nó liên quan đến một người bạn luôn thất hứa, có lẽ chúng ta chỉ cần thảo luận trực tiếp về chủ đề này, trò chuyện cởi mở và làm mọi thứ rõ ràng. Hoặc có thể, đó không phải là người bạn đối với tôi. Chúng ta có thể phát triển hơn nữa, phục thuộc vào mức độ gắn kết cửa từng mối quan hệ.
Tôi cũng nhận ra rằng cái tôi của tôi thường bị tác động trong những tình huống này. Tôi cảm thấy bị coi thường — rằng ai đó đang hủy hoại tôi, hoặc không tôn trọng tôi, và do đó, họ không coi trọng thời gian của tôi. Nhưng thông thường, khi mọi người làm tôi thất vọng, điều đó chẳng liên quan gì đến tôi và mọi thứ liên quan đến hoàn cảnh sống của chính họ.
Đây là điều tôi cần phải dõi theo và thay đổi. Tôi còn phải trải qua khoảng thời gian dài mới đạt đến mức hoàn hảo, nhưng tôi đang trở nên tốt hơn và giờ đây, hành vi của tôi không còn là bản ngã nữa.
Tôi cũng đã hài hòa với thực tế rằng tôi có thể không phải lúc nào cũng trạng thái cân bằng như tôi mong muốn, nhưng điều đó không sao cả. Hành trình của tôi là dành cho tôi. Điều quan trọng là tôi phải nhận ra mình là ai và nỗ lực để trở thành phiên bản tốt nhất mà tôi có thể trở thành.
Bên cạnh đó, tôi chắc chắn rằng ngay cả những tu sĩ Zenist cũng không tránh khỏi sự kỳ vọng và thất vọng kỳ quặc, len lỏi vào ngày của họ.
Tôi cũng đã cố gắng phát triển một thói quen và thực hành với thái độ biết ơn trong cuộc sống để bù đắp nỗi đau của những kỳ vọng không được đáp ứng.
Khi chúng ta cảm thấy thực sự biết ơn, trân trọng và vui mừng vì điều gì đó, bạn sẽ nhận ra thật khó để ở trong một không gian tiêu cực.
Lòng biết ơn cho phép chúng ta tôn vinh những người khác vì họ là ai thay vì phỉ báng họ vì họ không phải là người mà chúng ta muốn họ trở thành. Chúng ta có thể chấp nhận sự thật rằng tất cả chúng ta đều khác nhau, tất cả chúng ta đều dễ mắc phải sai lầm. Tất cả chúng ta đều có những khoảnh khắc kỳ lạ và tuyệt vời của riêng mình. Đây là sự khác biệt cơ bản khi làm con người. Chúng ta có thể lựa chọn đánh giá ít hơn. Chúng ta có thể chọn cách chấp nhận và tiếp tục.
Chúng ta có thể lựa chọn buông bỏ.
Buông bỏ là một cuộc hành trình
Kỳ vọng là một phần tự nhiên của cuộc sống. Không phải tất cả kỳ vọng đều tiêu cực, nhưng chúng thường cần tới sự cân bằng. Nếu những kỳ vọng của chúng ta khiến chúng ta đau đớn hoặc khiến chúng ta trở thành một người mà chúng ta không mong muốn trở thành, chúng ta phải học cách để buông tay.
Nó không xảy ra trong một sớm một chiều. Đây là cả một cuộc hành trình. Hành trình ở đây có nghĩa là dành thời gian để hình thành những thói quen mới — như tự soi chiếu bản thân, thách thức bản thân và biết ơn — những điều trên sẽ hỗ trợ những cách thức thay đổi mới.
Và nghịch lý là, đôi khi những kỳ vọng không được đáp ứng của chúng ta lại báo hiệu một điều gì đó khác mà chúng ta cần phải từ bỏ — như tình bạn liên tục cạn kiệt hoặc con đường sự nghiệp liên tục không thành. Điều này có nghĩa là chúng ta cần thỉnh thoảng kiểm tra lại bản thân để đảm bảo rằng chúng ta đang đi đúng hướng. Và chúng ta cần phải thành thật một cách tàn nhẫn với bản thân về những gì chúng ta thực sự trân quý trong cuộc sống của mình.
Buông bỏ không chỉ có nghĩa là đối mặt với bản thân và đưa ra những lựa chọn đầy thách thức, nó còn liên quan đến việc đối mặt với một số nỗi sợ hãi và nhận thức nội tại lớn nhất của mỗi người. Những gì chúng ta nghĩ rằng chúng ta cần có thể không phải là những gì chúng ta thực sự cần để nuôi dưỡng bản thân đến ngưỡng đầy đủ. Ví dụ, chúng ta có thể nhận ra rằng chúng ta cần phải chứng thực bản thân thay vì tìm đến người khác để xác nhận và giải thích mọi thứ được coi là bằng chứng cho sự không xứng đáng của chính ta.
Không nghi ngờ gì nữa, học cách buông bỏ những kỳ vọng, nhưng cũng cần thiết để duy trì các mối quan hệ, sự bình yên và sự tỉnh táo của chúng ta và trở thành phiên bản tốt nhất.
Bạn đã sẵn sàng để buông bỏ?
———————————————————————
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích!
- Nguồn: tinybuddha.com
- Người dịch: Chu Anh Trà
- Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Chu Anh Trà – Nguồn iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/9645
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
iVolunteer Vietnam mạng xã hội chia sẻ, tổng hợp các thông tin cơ hội tình nguyện, học bổng, khoá học online hữu ích dành cho sinh viên & giới trẻ Việt Nam. Với các thông tin được cộng đồng chia sẻ, chúng mình thường KHÔNG có liên hệ trực tiếp với ban tổ chức hay đầu mối liên lạc của chương trình! Bạn vui lòng xem thêm thông tin tên đơn vị tổ chức chương trình (tìm qua facebook hoặc google) & nội dung chi tiết đính kèm, email/SĐT liên hệ (nếu có) ở link bài đăng trên fanpage và website https://ivolunteer.vn để tìm hiểu rõ hơn.
Lượt xem: 17