Khi bạn rời khỏi một công việc độc hại, những bước tiếp theo có vẻ như quá sức. Bằng việc dành thời gian để giải quyết những gì đã xảy ra và tiến về phía trước một cách thận trọng, bạn có thể biến những trải nghiệm ấy thành kiến thức chuyên môn về môi trường làm việc lành mạnh. Những kiến thức mới này giúp bạn bắt đầu tìm kiếm việc làm và bắt đầu vị trí tiếp theo của mình với một góc nhìn mới. Trong bài viết này, chúng ta xem xét các cách để chữa lành sau khi bạn rời khỏi một môi trường làm việc độc hại và lấy lại sự tự tin trong nghề nghiệp của bạn.
️⛳Tại sao bạn nên dành thời gian để chữa lành sau khi rời khỏi một công việc độc hại?
Rời khỏi một công việc độc hại có thể là một trải nghiệm đau buồn, và điều quan trọng là phải xử lý việc đấy một cách thận trọng để bạn có thể tiến về phía trước với những cơ hội tốt hơn. Giữ vững quan điểm khi bạn tiến về phía trước, và hãy nhẹ nhàng với bản thân, nhớ rằng công việc không quyết định giá trị của bạn với tư cách là một con người.
Bạn có thể học hỏi được rất nhiều điều bằng cách phân tích những điều đã khiến nơi làm việc của bạn không lành mạnh, chẳng hạn như điều bạn muốn và cần từ nhà tuyển dụng và nơi bạn muốn thiết lập ranh giới cá nhân để tránh những trường hợp tương tự. Bạn sẽ thực hiện các cơ chế đối phó thông qua quá trình này, vì vậy bạn sẽ trở nên kiên cường hơn. Và ở những nơi làm việc trong tương lai, bạn có thể hiểu rõ hơn vai trò của mình với tư cách là một nhân viên hoặc người quản lý để duy trì môi trường khuyến khích.
️⛳Làm như thế nào để tiến về phía trước
Sau khi bạn rời khỏi một nơi làm việc không lành mạnh, hãy thử các bước dưới đây để chữa lành:
1. Dành thời gian để phục hồi
Để rời khỏi một công việc đòi hỏi sự can đảm và sức mạnh, vì bạn đã làm rất nhiều. Cho bản thân thời gian để hồi phục bằng các hoạt động giúp giải phóng căng thẳng và giúp cho tinh thần, cơ thể bạn cảm thấy tốt hơn. Nếu như bạn cảm thấy bị đánh giá thấp hoặc công việc quá sức, hãy tìm một vài hoạt động mà có thể nhắc nhở bạn về giá trị của mình – chủ động thư giãn hoặc làm những công việc mà bạn ưu tiên. Nếu như công việc của bạn vất vả hoặc nguy hiểm, hãy nhẹ nhàng với cơ thể của bạn trong vài vài ngày và tìm kiếm sự trợ giúp y tế nếu bạn có bất kỳ chấn thương hoặc lo lắng nào.
Để chữa lành sau một công việc đầy mệt mỏi về cảm xúc, hãy tìm kiếm những thứ mang lại cảm giác thoải mái, chẳng hạn như dành thời gian cho thú cưng hoặc những người thân yêu. Hãy thử tập thể dục hoặc thử môn nghệ thuật để giải tỏa sự thất vọng nếu bạn cảm thấy công việc của mình căng thẳng hoặc khó kiểm soát. Khi bạn đã có một khoảng cách nhỏ so với cái giá phải trả của công việc cũ, bạn có thể có tư duy tốt hơn để suy nghĩ về các bước tiếp theo.
2. Chấp nhận lỗi lầm của bản thân
Nếu như bạn không được đánh giá cao ở vị trí cuối cùng, bạn có thể sẽ không biết hết toàn bộ giá trị chuyên môn và cá nhân của mình sau khi bạn rời đi. Hãy dành thời gian viết ra một danh sách các điểm mạnh và các thành tích của bạn. Hãy bắt đầu từ những nét tính cách tích cực đã giúp bạn thành công trong công việc và cuộc sống. Sau đó, hãy chuyển sang những gì bạn đã mang đến cho công việc gần đây. Cân nhắc lập danh sách theo thứ tự thời gian về những thành tích của bạn ở vị trí đó, bắt đầu từ những thành tích bạn đã đạt được trong vài tháng đầu của công việc. Liệt kê những dự án bạn đã hoàn thành và những trở ngại lớn nhất mà bạn đã vượt qua.
Bạn có thể sử dụng danh sách này để cập nhật sơ yếu lý lịch của mình và bất kì hồ sơ trực tuyến nào khi bạn bắt đầu tìm việc làm. Với các thành tích và dự án của bạn, bạn đã sẵn sàng cho các câu hỏi phỏng vấn về những thách thức bạn đã vượt qua và cách bạn phản ứng với xung đột ở nơi làm việc. Bạn cũng sẽ có thể chọn các công việc tốt hơn khi duyệt qua, nghĩ về những điểm mạnh của bạn có thể được áp dụng tốt nhất trong lực lượng lao động.
3. Xem lại những gì bạn đã học
Ở bước này hãy xem lại những kiến thức từ những trải nghiệm tiêu cực. Nhìn lại lý do chính xác tại sao nơi làm việc bạn rời đi lại cảm thấy có hại. Cân nhắc xem đó có phải tình huống tạm thời do một dự án, hợp đồng hay đồng nghiệp gây ra hay không. Nếu vậy, hãy nghĩ về cách bạn có thể tránh môi trường đó trong tương lai, có thể đặt những câu hỏi hay hơn trong buổi phỏng vấn hoặc trò chuyện với đồng nghiệp tương lai trước khi nhận việc.
Nếu đó là một môi trường tiêu cực, hãy cố gắng tìm hiểu xem đó có phải là một chính sách của công ty hay là một chuẩn mực văn hóa công sở hay không. Chú ý những xu hướng này có thể sẽ giúp bạn biết mình phải tìm kiếm điều gì cho công việc tiếp theo, nhưng nó có thể định hướng cho bạn sau này nếu bạn đang ở vị trí có ảnh hưởng hoặc kiểm soát những khía cạnh này ở một công ty khác.
4. Quyết định giữ ai
Việc bạn giữ liên lạc với đồng nghiệp có thể phụ thuộc vào tình hình. Cân nhắc xem bạn thích làm việc cùng với ai, và ai đã cho bạn cái nhìn sâu sắc về nghề nghiệp hoặc công ty. Cũng hãy nghĩ về những người đã từng giữ chức vụ mà bạn ngưỡng mộ. Liên lạc với những người này qua email cá nhân hoặc hồ sơ trực tuyến và duy trì liên lạc với họ ngoài các tài khoản công việc.
Ngay cả khi trải nghiệm tổng thể của bạn tại một công việc không kết thúc một cách tích cực, hãy nghĩ xem ai ở công việc đó có thể cung cấp cho bạn thư giới thiệu hoặc tài liệu tham khảo sau này, hoặc lời khuyên nghề nghiệp vững chắc. Hãy thoải mái loại bỏ những người mang lại sự tiêu cực cho nơi làm việc của bạn, ngay cả khi họ là quản lý hoặc có vị trí tốt.
5. Quyết định một thái độ tốt
Để tiến về phía trước với một quan điểm mới mẻ. Bạn có thể phát triển thói quen này thông qua tập luyện, nhắc nhở bản thân về những cơ hội ở phía trước và những thành tích bạn đã đạt được trong quá khứ. Sự tích cực trong thói quen có thể giúp bạn gặp được những mối quan hệ mới và tham gia phỏng vấn ở công ty khác. Sự lạc quan và không thích buôn chuyện của bạn cho thấy rằng bạn là người đáng tin cậy và có một thái độ tốt. Nếu như bạn vẫn cảm thấy cay đắng hoặc bực bội, hãy tự xử lý những điều đó trước khi tiếp cận với đồng nghiệp cũ hoặc tạo mối quan hệ mới với đồng nghiệp trong cùng ngành.
6. Lên kế hoạch
Bước tiếp theo là tìm một công việc mới, nhưng bạn muốn thực hiện nó một cách có chủ đích để tìm được một môi trường làm việc tốt hơn. Ưu tiên những công ty có văn hóa công sở lành mạnh và sẵn sàng lắng nghe ý kiến của nhân viên. Đọc những đánh giá online về các công ty hoặc tiếp cận với các nhân viên hiện tại ở đó để có thể mang lại cho bạn những ấn tượng thực tế về công ty. Nếu bản thân của công việc đó là một công việc khó kiểm soát, hãy cân nhắc những vị trí công việc khác trong cùng một ngành nghề, hoặc những vị trí tương tự trong một ngành mới. Ngay cả nơi làm việc mới cũng có thể mang lại những thử thách mới.
Những biện pháp này sẽ không đảm bảo rằng công ty mới của bạn đang chào đón hoặc công việc mới của bạn là hoàn hảo, vì vậy hãy đặt ra ranh giới của bản thân. Quyết định xem cái gì là quan trọng đối với bạn trong môi trường làm việc và điều gì đối với bạn là không thể chấp nhận. Viết xuống những ranh giới này có thể giúp bạn vượt qua chúng và ưu tiên sức khỏe và an toàn của chính bạn.
Bước thứ hai cho kế hoạch ở nơi làm việc tiếp theo nên liên quan đến việc đánh giá cách ứng xử chuyên nghiệp của chính bản thân bạn. iệp của chính bạn. Một số động lực ở nơi làm việc được tạo ra bởi các chính sách của công ty và nhân khẩu học của quản lý và nhân viên, nhưng các tiêu chuẩn tương tác xã hội và văn hóa công sở có lẽ sẽ linh hoạt hơn. Cố gắng suy nghĩ khách quan về những gì bạn có quyền ảnh hưởng và cách bạn muốn sử dụng sức mạnh đó.
7. Tìm những người có ảnh hưởng tích cực và người cố vấn
Hãy tìm cho mình một người lãnh đạo tích cực có thể đưa bạn tiến tới những bước tiếp theo trong sự nghiệp. Hãy tìm một người cố vấn chuyên nghiệp trong ngành nghề của bạn, đặc biệt là những người có vai trò lãnh đạo trong một công ty lớn, thậm chí những nghiên cứu chi tiết về công việc của bạn cũng khuyến khích bản thân bạn, bằng cách lắng nghe những podcasts tích cực và theo dõi các nhà lãnh đạo trong ngành của bạn, những người có triển vọng tốt.
Ở công việc mới, hãy xây dựng cho mình một hệ thống hỗ trợ bằng cách kết nối có chủ đích với đồng nghiệp. Hãy tìm những người vui vẻ và thành công, những người khuyến khích người khác và không ngồi lê đôi mách. Hãy là một người bạn tốt và đồng nghiệp thân thiện với những người bạn gặp, và làm những gì bạn có thể để duy trì và cải thiện văn hóa làm việc của mình.
️⛳Các bước sau khi phục hồi
Ngay cả sau những bước đầu tiên, công việc cũ của bạn có thể vẫn còn trong sơ yếu lý lịch và trong tâm trí bạn khi bạn theo đuổi các lựa chọn khác. Sử dụng công việc đó như một ảnh hưởng tích cực đến cuộc sống nghề nghiệp của bạn bằng cách thực hiện những điều sau:
- Duy trì thái độ tích cực
Tiếp tục phát triển và học hỏi các kĩ thuật cá nhân mới để duy trì môi trường làm việc lành mạnh. Thậm chí sau khi làm việc một vài năm, hãy nhớ duy trì sự chuyên nghiệp của bạn đối với công việc bạn đã nghỉ. Bạn có thể gặp những sự kết nối trong tương lai, những người nhớ về thời gian đó hoặc một nơi không ngờ tới ở công ty. - Duy trì tiêu chuẩn và ranh giới của bạn
Giữ nguyên các tiêu chuẩn và ranh giới bạn đã xây dựng cho mình tại công việc mới. Nếu điều gì đó không thể chấp nhận được xảy ra, hãy làm theo kế hoạch của bạn và không đóng góp vào văn hóa công sở giống như bạn đã bỏ đi. Khi bạn tích lũy kinh nghiệm, hãy sử dụng điều này để mở rộng nhận thức của bạn về một nơi làm việc lành mạnh trông như thế nào và kiến thức của bạn về cách nó hoạt động. - Sử dụng kinh nghiệm để tìm kiếm những người khác
Khi bạn kết nối với các chuyên gia khác và có thể cố vấn cho những người khác, hãy để ý những người khác có thể gặp vấn đề tương tự như bạn. Cung cấp kiến thức và kinh nghiệm của riêng bạn để giúp những người khác thoát khỏi những tình huống khó chịu, đồng thời cố gắng tìm kiếm hoặc tạo cơ hội tốt hơn cho họ.
………………………………………
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích
- Bài viết gốc: indeed.com
- Người dịch: Luân Thị Lan Thảo
- Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Luân Thị Lan Thảo – Nguồn iVolunteer Vietnam”.
Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/9404
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
iVolunteer Vietnam mạng xã hội chia sẻ, tổng hợp các thông tin cơ hội tình nguyện, học bổng, khoá học online hữu ích dành cho sinh viên & giới trẻ Việt Nam. Với các thông tin được cộng đồng chia sẻ, chúng mình thường KHÔNG có liên hệ trực tiếp với ban tổ chức hay đầu mối liên lạc của chương trình! Bạn vui lòng xem thêm thông tin tên đơn vị tổ chức chương trình (tìm qua facebook hoặc google) & nội dung chi tiết đính kèm, email/SĐT liên hệ (nếu có) ở link bài đăng trên fanpage và website https://ivolunteer.vn để tìm hiểu rõ hơn.
Lượt xem: 31