Trong bài post ngày hôm nay, Gaudenz Metzger, từ trường Đại học Basel, sẽ phỏng vấn Philipp Schweighauser – một học giả văn học và Giáo sư Văn học Hoa kỳ và Đại cương cũng tại trường Đại học Basel. Trước khóa học của Basel Văn học trong độ tuổi Kỹ thuật số : từ đọc gần đến xa, họ đã phân tích tất cả mọi thứ từ khâu in ấn, đến emoji cho đến việc các máy tính đọc sách.
Trong những thập kỷ trước, máy tính đã triệt để thay đổi xã hội. Cuộc cách mạng công nghiệp đã có một ảnh hưởng mạnh mẽ lên rất nhiều những lĩnh vực khác nhau, bao gồm giao tiếp, kinh tế, nghệ thuật và khoa học. Sự ảnh hưởng của công nghệ kỹ thuật số được thấy rõ nhất ở hầu hết mọi nơi trong cuộc sống của chúng ta: định dạng hành vi và tâm lý xã hội, nhưng cũng có những kỹ năng mang tính ứng dụng như nấu ăn, lái xe và đọc.
Trong những năm gần đây, nghiên cứu văn học đã phải trải qua những thay đổi quan trọng trong việc ứng phó với cuộc cách mạng kỹ thuật số. Sự chuyển hướng sang các hình thức đọc kỹ thuật số và các hình thức phân tích văn học dựa trên máy tính, đã mở ra những câu hỏi mới và thú vị cho các tác giả văn học trên toàn thế giới – bao gồm cả Philipp Schweighauser, Nhà giáo dục dẫn đầu trong khóa học sắp tới Văn học trong độ tuổi kỹ thuật số: Từ đọc gần đến xa. Tôi đã hỏi ông ấy về về thói quen đọc sách của riêng ông, sự liên kết giữa truyền thông kỹ thuật số và văn học, và tương lai của việc đọc và viết sách.
🗣️Gaudenz Metzger (GM): Giáo sư Schweighauser, ông có thể nói cho chúng tôi biết về các lĩnh vực đọc sách của cá nhân ông không? Ông có thích những cuốn sách tương tự hay các thiết bị kỹ thuật số, hay kết hợp cả hai?
👨Philipp Schweighauser (PS): Phần lớn, tôi vẫn đọc những tiểu thuyết, mẩu chuyện, bài thơ của mình trên các bản in. Vì vậy, đối với thơ và tiểu thuyết, phần lớn là bản in. Điều ngược lại thì đúng với học bổng, rằng tôi có thể đọc chúng ở dạng điện tử bất cứ khi nào có thể. Điều mà tôi thích nhất ở văn bản điện tử là tính sẵn có luôn sẵn sàng, khả năng tìm kiếm của nó và sự dễ dàng để tôi có thể trích dẫn các đoạn trích cho học bổng của riêng mình. Tôi rất hứng thú về cách mà những người học Văn học trong độ tuổi Kỹ thuật số đọc văn học và các văn bản khác, và chúng tôi sẽ có sự bàn luận về điều này trong tuần đầu tiên.
🗣️GM: Nó thường được nói rằng người trẻ thích đọc ở dạng điện tử hơn. Nhưng bản in vẫn còn chưa biến mất. Vậy tại sao những dạng tương tự vẫn tiếp tục song hành so với kỹ thuật số ở thế kỉ 21?
👨PS: Có một chất lượng mang sức gợi cảm ở các bản sách in mà e-book không có. Bất cứ khi nào chúng ta cầm một cuốn sách trên tay, ta cảm nhận được kích thước của nó, trọng lượng của nó, và chất lượng của giấy mà ta sử dụng. Do đó, đối với nhiều độc giả ngoài kia, nó vẫn tạo ra một sự khác biệt rất lớn dù là họ đọc bìa mềm hay bìa cứng, sách in theo yêu cầu hay ấn bản của nhà sưu tập. Những cuốn sách vẫn có chất lượng hình ảnh mạnh mẽ đối với họ; nghĩ về thiết kế bìa, nghĩ về trang tiêu đề, nghĩ về kiểu chữ được sử dụng. Và vâng, mỗi cuốn sách đều có một mùi hương riêng đặc trưng của nó. Trong tuần cuối của khóa học, chúng ta sẽ đi sâu vào câu hỏi mang tính gợi cảm và trọng yếu của sách.
Ngoài ra, cũng có rất nhiều những nghiên cứu gợi ý rằng chúng ta có thể nhớ được những dòng chữ mà ta từng đọc trong bản in tốt hơn trên các thiết bị điện tử. Đối với các tác giả văn học, văn bản văn học in vẫn còn quan trọng là bởi vì các ấn bản có thẩm quyền/học thuật mà chúng ta trích dẫn thường không có trong hình thức kỹ thuật số và/hoặc hình thức có thể trích dẫn.
🗣️GM: Việc chúng ta càng ngày càng sử dụng nhiều máy đọc sách và máy tính bảng điện tử đã thay đổi cách mà chúng ta đọc văn học như thế nào?
👨PS: Ở mức độ thực tế nhất, các thiết bị đọc sách kỹ thuật số đã nâng cao tính di động và tiết kiệm không gian. Với một máy đọc sách điện tử, bạn có thể đem theo hàng nghìn cuốn sách trong kì nghỉ của bạn. Nếu bạn đã chuyển hoàn toàn sang kỹ thuật số, bạn không cần giá sách nữa đâu. Với một máy đọc sách điện tử, bạn có thể ngay lập tức tìm kiếm những từ mà bạn không hiểu, hay tìm hiểu thêm về lịch sử của các nhân vật và những nơi họ sống, bạn cũng có thể tìm kiếm những đoạn văn nào trong cuốn sách bạn đang đọc mà những độc giả khác cảm thấy thú vị nhất.
Đáng ngại hơn, một vài những nhãn hàng cho phép bạn giám sát và khen thưởng tiến trình đọc của con trẻ bạn. Như là ví dụ này cho thấy, lời hứa hẹn của công nghệ mới có thể dễ dàng biến thành cạm bẫy – một nhà lý luận truyền thông vĩ đại Canada – Marshall McLuhan, điều gì đó của thần hộ mệnh trong tuần 6 của Văn học trong độ tuổi Kỹ thuật số – nói về ‘sự đảo ngược’ trong bối cảnh này, thời điểm mà những lời hứa của công nghệ mới trở thành điểm đối nghịch của chúng. Nghĩ về cách mà email hứa hẹn tạo điều kiện giao tiếp, những cũng thử nghĩ về sự kinh hoàng mà bạn cảm nhận thấy khi bạn mở hộp thư đến của mình sau ngày nghỉ – nếu bạn cố gắng tránh xa nó trong khoảng thời gian được cho là của bạn. Một cách ít đột ngột hơn, nét đặc biệt được thêm vào trong công nghệ đọc sách mưới có thể làm chúng ta bị xao nhãng, lôi kéo chúng ta khỏi những gì mà ta thích về việc đọc văn học: đánh mất bản thân trong những những thế giới giả tưởng khác nhau.
🗣️GM: Truyền thông (sách, máy tính bảng, điện thoại thông minh etc.) không chỉ là những công cụ giúp ta đọc và giao tiếp; họ cũng mở ra những quan điểm mới và tạo ra kiến thức. Có phải có những cách mới và thú vị mà thấy được từ việc sử dụng truyền thông kỹ thuật số trong nghiên cứu văn học không?
👨PS: Trong những thập kỷ gần đây, điều gọi là ‘khoa học nhân văn kỹ thuật số’ đã dành được sự nổi bật ngày càng tăng trong việc các tổ chức nghiên cứu và giảng dạy trên toàn thể thế giới. Thuật ngữ đó có nghĩa là những điều khác biệt đến những con người khác biệt, nhưng cơ bản, ý tưởng mà chúng ta cần là tìm những cách mới để khai thác tiềm năng của những công cụ kỹ thuật số và cơ sở dữ liệu trong nghiên cứu văn hóa. Điều này bao gồm từ việc số hóa quy mô lớn của các kho lưu trữ đến việc phát triển các khóa học online như Văn học trong độ tuổi Kỹ thuật số.
Trong học thuật văn học, học giả văn học Ý Franco Moretti đã xúc tiến việc mà ông ấy gọi là ‘đọc xa’ kể từ khoảng đầu thiên niên kỷ. Đọc xa là một phương thức phê bình văn học đã phát triển đối lập trực tiếp với phương pháp đọc gần. Thay vì phân tích như những độc giả ở gần làm, các văn bản văn học riêng lẻ với độ chính xác cao nhất, độc giả ở xa khai thác các cơ sở dữ liệu khổng lồ chứa đựng hàng nghìn các văn bản văn học, để khám phá sự phát triển có quy mô lớn trong lịch sử và các mẫu văn học mà vượt qua ranh giới quốc gia. Trong Văn học trong độ tuổi Kỹ thuật số, chúng sẽ khám phá cả về các hình thức học thuật văn học nhiều hơn nữa, vẫn còn quan trọng, chẳng hạn như đọc gần và ngữ cảnh hóa tính chất lịch sử, và nhiều các lĩnh vực đọc sách gần đây hơn nữa để đáp ứng với cuộc cách mạng kỹ thuật số: siêu đọc, đọc xã hội, đọc bề mặt và đọc xa.
🗣️GM: Cho đến nay, chúng ta đã nói về các lĩnh vực đọc sách, nhưng liệu bạn có nghĩ về các thứ như emoji, máy tính cũng có phần sửa đổi cách viết của chúng ta. Bạn có nghĩ rằng ngôn ngữ và biểu cảm con người sẽ phải trải qua sự thay đổi cơ bản trong những thế kỷ tiếp theo không?
👨PS: Thật sự thì điều này cũng không ngạc nhiên kể từ khi những phát minh công nghệ ảnh hưởng mạnh mẽ đến ngôn ngữ và biểu cảm con người trong suốt lịch sử loài người. Hãy nghĩ đến phát minh bảng chữ cái phiên âm vào thiên niên kỉ thứ 2 trước Công Nguyên, nghĩ về sự ra đời của máy in vào giữ thế kỉ thứ 15, nghĩ về sự phát minh của điện thoại, của máy đánh chữ và máy băng vào cuối thế kỉ 19 và đầu thế kỉ 20. Tất cả các công nghệ này về cơ bản đều đã thay đổi cách sống, cách giao tiếp và nhận thức thế giới của con người chúng ta. Ví dụ, nếu ta theo dõi về Marshall McLuhan, sự phát minh của máy in đã tạo ra cả một thế giới mới – nơi mà in là phương tiện nổi trội và nhìn thấy cảm giác thống trị trong đó.
McLuhan gọi nó là vũ trụ Gutenberg và đã được thông báo rằng nó đang bị sụp đổ vào những năm 1960. Ông ấy tin rằng đến lúc đó, loài người đã gia nhập vào một giai đoạn mới: độ tuổi điện từ, nền văn hóa của tất cả mọi người cùng một lúc, trong đó mọi người được kết nối với những người khác. Và thế giới trở thành những gì mà McLuhan gọi là ‘ngôi làng quốc tế.’ Điều này sẽ quen thuộc với bất cứ ai sống trong độ tuổi kỹ thuật số, nhưng sự phát minh của Intel về bộ vi xử lí vào năm 1971, sự xuất hiện của Internet và của mạng xã hội, và sự nổi lên máy học gần đây, chắc chắn đã tạo ra những thay đổi căn bản hơn nữa, trong số đó là sự biến mất ảo của việc viết thư, sự xóa nhòa ranh giới giữa lời nói và chữ viết, và sự xuất hiện hình thức viết mới như nhắn tin và twitter. Những ảnh hưởng xã hội và tâm lý học của những phương tiện truyền thông mới và các hình thức văn hóa mới này sẽ tiếp tục được cảm nhận trong nhiều thập kỷ tới. Nhưng tôi là một nhà học giả văn học hơn là một nhà tiên tri dự đoán tương lai, cho nên tôi sẽ tránh những việc như dự đoán.
🗣️GM: Trong tương lai, máy tính có thể tưởng tượng và viết nên văn học thế giới. Vậy đây có phải là một viễn cảnh có khả năng đối với bạn không?
👨PS: Một lần nữa, tôi rất thận trọng về tất cả những việc dự đoán, những điều này dường như không giống một viễn tưởng đối với tôi. Chắc chắn rồi, với sự giúp đỡ của máy học, máy tính sẽ trở nên thích nghi hơn bao giờ hết trong việc mô phỏng các quy trình của tế bào thần kinh và sản xuất ra chữ viết, mà sẽ vượt qua cả văn bản Turing, nhưng văn hóa – thế giới của những ký tự và chữ nghĩa – sẽ vẫn duy trì một hình cầu chủ yếu là con người. Cho dù là một ngày nào đó, máy tính có thể tưởng tượng được và viết ra những văn bản văn học nửa vời, ai sẽ là người phân tích những giấc mơ đó và ai sẽ hưởng thụ những văn bản đó? Máy tính?
…………………………………………………………………………………….
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích
- Theo: Future Learn
- Người dịch: Nguyễn Trần Ngọc An
- Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Nguyễn Trần Ngọc An – Nguồn iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/11019
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
iVolunteer Vietnam mạng xã hội chia sẻ, tổng hợp các thông tin cơ hội tình nguyện, học bổng, khoá học online hữu ích dành cho sinh viên & giới trẻ Việt Nam. Với các thông tin được cộng đồng chia sẻ, chúng mình thường KHÔNG có liên hệ trực tiếp với ban tổ chức hay đầu mối liên lạc của chương trình! Bạn vui lòng xem thêm thông tin tên đơn vị tổ chức chương trình (tìm qua facebook hoặc google) & nội dung chi tiết đính kèm, email/SĐT liên hệ (nếu có) ở link bài đăng trên fanpage và website https://ivolunteer.vn để tìm hiểu rõ hơn.
Lượt xem: 46