Kỹ Năng

Làm Thế Nào Để Thể Hiện Bạn Là Người Tự Tin Khi Phỏng Vấn?

👨‍💼 Bạn có biết việc thể hiện sự tự tin trong một cuộc phỏng vấn xin việc sẽ quan trọng như việc chứng tỏ các trình độ chuyên môn của bạn?

Tuy nhiên sự tự tin chỉ là một yếu tố trong việc quyết định liệu cuộc phỏng vấn của bạn có thành công hay không?

Có nhiều yếu tố khác cũng góp phần giúp bạn tạo ấn tượng tốt trong các cuộc phỏng vấn như: đến đúng giờ, lịch sự hay chuẩn bị câu trả lời ngắn gọn. Trong bài viết này, chúng ta cùng nhau tìm hiểu về những cách để thể hiện sự tự tin trong một cuộc phỏng vấn xin việc để gây được ấn tượng với nhà tuyển dụng nhé!

1️⃣ Ăn mặc phù hợp

Chọn trang phục phù hợp cho buổi phỏng vấn có thể giúp nâng cao sự tự tin của bạn. Nghiên cứu trước các quy định về trang phục của công ty để xem bạn nên ăn mặc như thế nào cho buổi phỏng vấn. Bạn cũng có thể kiểm tra trang web của công ty để tìm ảnh của nhân viên. Ví dụ, bạn sẽ muốn lưu ý xem quy định về trang phục là trang trọng hay các trang phục lịch sự công sở hơn. Tuy nhiên, khi nghi ngờ, bạn nên ăn mặc lịch sự hơn khi đi phỏng vấn đồng thời chọn những bộ trang phục vừa vặn với dáng người của mình.

2️⃣ Luôn cảnh giác

Một số dạng tư thế cơ thể có thể thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn đang tỉnh táo, thu hút và tự tin trong suốt buổi phỏng vấn. Nếu có thể, khi bắt đầu buổi phỏng vấn đừng khoanh 2 cánh tay vào lòng nhằm để lộ ra thái độ cởi mở, thân thiện của ứng cử viên.

Hãy cảm thấy thoải mái nói cho nhà tuyển dụng biết nếu bạn không thể duy trì tư thế đứng thẳng trong cuộc phỏng vấn hoặc trước khi cuộc phỏng vấn bắt đầu hãy trao đổi với họ về cách mà bạn thích thể hiện bản thân hơn để họ có thể điều chỉnh và xắp xếp sao cho phù hợp.

3️⃣ Thực hành kỹ thuật thở

Nếu bạn là một người tìm việc có xu hướng lo lắng khi phỏng vấn diễn ra bạn nên tập luyện thở chậm và thở sâu, điều này có thể giúp bạn định tâm lại và suy nghĩ rõ ràng hơn. Khi cơ thể của bạn trở nên căng thẳng, máu sẽ chảy ra khỏi não và di chuyển vào các cơ của bạn. Sự thiếu máu của não có thể ảnh hưởng đến các chức năng nhận thức  và tập luyện hít thở chậm và hít thở sâu  có thể giúp cải thiện luồng khí của cơ thể và phục hồi chức năng tâm thần.

Bạn có thể sử dụng các cách dưới đây để thực hành kỹ thuật thở êm dịu:

  • Hít thở sâu bằng mũi.
  • Cố gắng hít nhiều không khí nhất có thể. Nếu có thể, hãy mở rộng bụng của bạn.
  • Từ từ thở ra bằng miệng.
  • Lặp lại quá trình này ba lần và tập trung vào việc định tâm suy nghĩ của bạn trong khi thở ra.

4️⃣ Chuẩn bị và diễn tập các câu trả lời của bạn

Chuẩn bị câu trả lời cho các câu hỏi phỏng vấn phổ biến có thể giúp bạn tự tin hơn trong một cuộc phỏng vấn. Bạn có thể cân nhắc nhờ bạn bè hoặc thành viên gia đình hoặc sử dụng nền tảng hội nghị truyền hình để luyện tập trước các câu hỏi phỏng vấn.

5️⃣ Trả lời một cách chu đáo

Những người tự tin thường dành thời gian khi trả lời các câu hỏi của mình. Cố gắng nói chậm và nếu có thể hãy giải quyết từng câu hỏi phỏng vấn theo từng thời điểm xác định. Nếu bạn cảm thấy cần một chút thời gian để định hình lại suy nghĩ và câu trả lời của mình hãy thoải mái đưa ra đề nghị về việc cho bạn thêm thời gian ví dụ như: “Đó là một câu hỏi hay. Hãy để tôi nghĩ về điều đó một chút”. Hoặc nếu bạn không hiểu rõ về câu hỏi, đừng ngần ngại đặt câ hỏi cho nhà tuyển dụng để có thể làm rõ câu hỏi hơn.

6️⃣ Cân nhắc giao tiếp bằng mắt

Để thể hiện sự tự tin bạn có thể bắt đầu bằng cách luyện tập giao tiếp bằng mắt nếu có thể. Giữ giao tiếp bằng mắt tự nhiên và ổn định trong suốt cuộc phỏng vấn là cách tốt để thể hiện sự tự tin. Ngoài ra, việc tránh giao tiếp bằng mắt sẽ tạo cho bạn cảm giác căng thẳng với cường độ cao và kéo dài.

Nhiều ứng cử viên sẽ cảm thấy không thoải mái hoặc thậm chí không thể thực hành kỹ năng giao tiếp bằng mắt tuy nhiên những tín hiệu phi ngôn ngữ khác cũng có thể giúp thể hiện sự tự tin hoặc thể hiện bạn thực sự đang quan tâm đối với vai trò này. Ví dụ: bạn có thể cân nhắc cách phát âm, chẳng hạn như  “uh-huh” để cho thấy bạn đang tham gia vào quá trình phỏng vấn và tích cực lắng nghe.

7️⃣ Đánh giá chuyển động cơ thể của bạn

Một số cử động cơ thể nhất định nào đó chẳng hạn như bồn chồn có thể là dấu hiệu của sự căng thẳng hoặc liên quan đến vấn đề khuyết tật. Tương tự như vậy, bạn cũng có thể luyện tập trước các chuyển động cơ thể tại nhà trước khi tham gia các cuộc phỏng vấn để kiểm soát được các hành vi chuyển động của cơ thể. Ví dụ, nếu bạn có xu hướng gõ ngón tay hoặc dùng tay xoay tóc, hãy tập luyện để giữ tay trên bàn. Nếu bạn thường run chân khi lo lắng, bạn có thể để tay trong lòng và áp một chút áp lực để nhắc mình ngừng run.

8️⃣ Suy nghĩ tích cực

Cuối cùng, hãy cố gắng tiếp cận cuộc phỏng vấn của bạn một cách tích cực. Hình dung bản thân về vai trò bạn đang ứng tuyển và những cách bạn có thể mang lại giá trị cho công ty và vị trí của mình.

Thực hành các lĩnh vực của các cuộc phỏng vấn mà bạn đã từng trước đây bạn có thể cảm thấy chán nản nhưng khi làm như vậy, bạn sẽ  cảm nhận rằng bạn đang chuẩn bị cho mình một kết quả tích cực hơn trong tương lai. Suy nghĩ tích cực và chuẩn bị sẵn sàng sẽ giúp bạn trở thành một ứng viên nhiệt tình và có giá trị cho vai trò này. 

Giao tiếp phi ngôn ngữ là một trong nhiều công cụ có thể giúp bạn tạo ấn tượng tốt trong các cuộc phỏng vấn và trong cuộc sống nghề nghiệp của bạn. Tuy nhiên, đánh giá ứng viên còn phải dựa trên kỹ năng, trình độ và tại nơi làm việc chính thức do đó việc cố gắng hòa nhập và hiểu rõ sự khác biệt của từng cá nhân trong phong cách giao tiếp sẽ giúp ích cho bạn.

Sự tự tin là một trong những yếu tố đặc biệt quan trọng mà nhà tuyển dụng luôn muốn nhìn thấy trong các ứng cử viên. iVolunteer hy vọng qua bài viết này bạn sẽ biết thêm những điều mới để gia tăng tỷ lệ thành công trong các cuộc phỏng vấn sau này.

——————-

  • Nguồn: Indeed
  • Người dịch: Ngô Khánh Trúc
  • Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Người dịch: Ngô Khánh Trúc – Nguồn: iVolunteer Vietnam”

Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/13720

Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.

Lượt xem: 11

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ