💥Một giám đốc phát triển làm những gì?
Một giám đốc phát triển thực hiện và quản lý các nỗ lực gây quỹ của tổ chức. Các giám đốc phát triển thường làm việc cho các tổ chức phi lợi nhuận, nhưng họ cũng có thể làm việc cho bất kỳ doanh nghiệp nào gây quỹ. Họ làm việc chặt chẽ với giám đốc tài chính hoặc thủ quỹ của người chủ. Một số trách nhiệm thường xuyên của họ bao gồm:
- Phát triển chiến lược gây quỹ hàng năm và sửa đổi nó đến khi thích hợp
- Thiết lập và duy trì các mối quan hệ với các nhà tài trợ cá nhân và doanh nghiệp tiềm năng và hiện có
- Xác định các cơ hội tài trợ và đăng ký chúng nếu nhà tuyển dụng không có người viết tài trợ riêng.
- Xây dựng và quản lý các sự kiện gây quỹ
- Làm việc với nhóm tiếp thị để phát triển tài liệu để thúc đẩy các nỗ lực gây quỹ
- Báo cáo các kết quả của các nỗ lực gây quỹ cho các bên liên quan
💥Những yêu cầu cho vị trí giám đốc phát triển
Các giám đốc phát triển cần ít nhất một bằng cử nhân và một số kinh nghiệm làm việc về lĩnh vực gây quỹ. Các kỹ năng giao tiếp cá nhân xuất sắc cũng giúp giám đốc phát triển đảm bảo vị trí của họ và thành công trong sự nghiệp của họ, bao gồm:
Giáo dục
Có rất ít bằng đại học về lĩnh vực gây quỹ, vì vậy hầu hết các giám đốc phát triển đều có bằng cử nhân về một chuyên ngành liên quan. Những ngành này bao gồm:
- Quản lý tổ chức phi lợi nhuận
- Hành chính công
- Truyền Thông
- Kinh doanh
Các chương trình khóa học này dạy các giám đốc phát triển tiềm năng về thực tiễn kinh doanh, quản lý tổ chức và quản lý tài chính. Một bằng cấp về quản lý tổ chức phi lợi nhuận tập trung vào áp dụng các nguyên tắc kinh doanh cho một tổ chức phi lợi nhuận có thể đặc biệt có lợi cho các giám đốc phát triển tiềm năng.
Rất nhiều giám đốc phát triển cũng theo đuổi một tấm bằng thạc sĩ về gây quỹ để nâng cao các kỹ năng của họ và các cơ hội đảm bảo vị trí lý tưởng của họ. Các kỹ năng dạy cho các giám đốc phát triển tiềm năng về sản xuất các chiến dịch, xin tài trợ và lập kế hoạch chiến lược.
Các khóa đào tạo
Rất nhiều các giám đốc phát triển bắt đầu các khóa đào tạo của họ khi họ vẫn còn đang học thông qua chương trình thực tập, hoặc họ có thể làm tình nguyện viên không lương. Những vị trí này có thể cho phép các giám đốc phát triển tiềm năng kết nối với các nhà tài trợ và xem cách các tổ chức phi lợi nhuận hoạt động và tạo ra quỹ.
Sau khi tốt nghiệp, làm việc như một người cộng tác phát triển cung cấp chương trình đào tạo tại chỗ cần thiết để trở thành giám đốc phát triển.Vai trò này mang lại cho các giám đốc phát triển đầy tham vọng kinh nghiệm với các nhiệm vụ sau:
- Tổ chức sự kiện
- Xây dựng và nuôi dưỡng các mối quan hệ với các nhà tài trợ
- Viết đề xuất tài trợ
Phần lớn các các cộng tác viên phát triển dành từ bốn đến 15 năm để tích lũy kinh nghiệm gây quỹ trước khi trở thành giám đốc phát triển. Trong suốt quãng thời gian đó, rất nhiều giám đốc phát triển tiềm năng tham gia các sự kiện mạng lưới để trở nên thoải mái hơn trong việc kết nối với những người khác.
Các chứng chỉ
Việc có các chứng chỉ là tự nguyện, nhưng nhiều nhà tuyển dụng ưu tiên thuê các chuyên gia Được chứng nhận Quốc tế Điều hành Quỹ hỗ trợ. Đạt được chứng chỉ có thể giúp các giám đốc phát triển kiếm được việc làm, đặc biệt là tại các công ty có uy tín và đảm bảo mức lương cao hơn.
Các ứng cử viên phải thường xuyên tham gia tổ chức chứng nhận trước khi nộp đơn xin chứng chỉ CFRE. Ngoài ra, hầu hết các tổ chức chứng nhận yêu cầu người nộp đơn phải hoàn thành ít nhất 80 giờ giáo dục liên quan và làm việc trong việc gây quỹ trong ít nhất ba năm. Chứng chỉ được cấp sau khi nộp lệ phí và vượt qua kỳ thi trắc nghiệm 200 câu hỏi. Các giám đốc phát triển phải đăng ký lại ba năm một lần và theo đuổi quá trình giáo dục liên tục để được chứng nhận.
Các kỹ năng
Các giám đốc phát triển có cơ hội cải thiện tài năng và kỹ năng tự nhiên của họ khi làm việc ở các vị trí gây quỹ. Những khả năng sau đây giúp các cộng tác viên phát triển chuyển sang vai trò giám đốc:
- Các kỹ năng viết và giao tiếp bằng lời tốt: các giám đốc phát triển sử dụng kỹ năng giao tiếp của họ để thuyết phục những người khác quyên góp tiền và thời gian vào các nỗ lực gây quỹ của họ. Họ thường nói chuyện công khai và viết các văn bản thuyết phục để đảm bảo quỹ.
- Kỹ năng giao tiếp giữa các cá nhân: Giám đốc phát triển thường có tính cách sôi nổi, duyên dáng. Kỹ năng giao tiếp giữa các cá nhân tốt giúp họ làm việc tốt với các nhà tài trợ, các nhân viên trong tổ chức của họ, và các thành viên khác của cộng đồng.
- Lòng nhân ái: Các giám đốc phát triển thường là người giàu lòng trắc ẩn những người cảm thấy chắc chắn về nguyên nhân mà họ gây quỹ. Niềm đam mê tự nhiên của họ giúp truyền cảm hứng cho những người khác cống hiến và hỗ trợ các nỗ lực gây quỹ của tổ chức họ.
- Tổ chức: Cần có kỹ năng tổ chức tốt để lập kế hoạch và thực hiện các sự kiện gây quỹ, quản lý các khoản đóng góp và duy trì hồ sơ của các nhà tài trợ.
- Kỹ năng tiếp thị: Các giám đốc phát triển sử dụng các kỹ năng tiếp thị của họ để tạo ra các chiến dịch và sự kiện gây quỹ sẽ truyền cảm hứng cho những người khác tham dự và ủng hộ một cách hào phóng.
- Trình độ tin học: Giám đốc phát triển sử dụng máy tính để quản lý danh sách các nhà tài trợ, các lịch trình gây quỹ và các đơn xin tài trợ. Họ cũng có thể cần phải làm quen với phần mềm xử lý văn bản để viết thư tài trợ, các báo cáo gây quỹ và các tài liệu liên quan khác.
💥Môi trường làm việc của giám đốc phát triển
Các giám đốc phát triển dành phần lớn thời gian của họ làm việc ở các văn phòng của các tổ chức phi lợi nhuận hoặc các doanh nghiệp khác với bộ phận gây quỹ. Họ dành thời gian vắng mặt tại văn phòng khi lập kế hoạch hoặc tổ chức các sự kiện gây quỹ và gặp gỡ các nhà tài trợ hiện có và tiềm năng.
Các giám đốc phát triển thường làm việc toàn thời gian theo giờ làm việc truyền thống. Họ cũng được kỳ vọng tham gia vào các sự kiện gây quỹ ngoài những giờ làm việc. Công việc bổ sung có thể được yêu cầu dẫn đến những sự kiện này.
💥Làm thế nào để trở thành một giám đốc phát triển
Các giám đốc phát triển thường tốt nghiệp với trình độ cao đẳng và nhận một công việc của một nhân viên đầu vào về lĩnh vực gây quỹ trước khi được thăng chức lên vai trò lãnh đạo của họ. Rất nhiều giám đốc phát triển tuân theo những bước bên dưới đây để bảo đảm sự ưu tiên của họ ở vị trí giám đốc phát triển:
- Nhận một bằng cử nhân: Phần lớn các giám đốc phát triển nhận một bằng cử nhân về tài chính, truyền thông, quản lý công hoặc quản lý phi lợi nhuận. Một bằng cử nhân trong lĩnh vực gây quỹ cũng có thể có lợi. Những khóa học này dạy các giám đốc triển vọng về các hoạt động kinh doanh, quản lý tài chính và quản lý một tổ chức.
- Nhận một bằng thạc sĩ: Trong khi điều này không được yêu cầu, nhưng rất nhiều giám đốc phát triển theo đuổi một tấm bằng thạc sĩ về gây quỹ. Khóa học này cung cấp những khóa học đặc trưng về lập kế hoạch chiến lược, phát triển các chiến dịch gây quỹ và thực hiện tài trợ.
- Thu nhận những kinh nghiệm trong lĩnh vực gây quỹ: Các giám đốc phát triển thường làm công việc đầu tiên như một cộng tác viên phát triển. Những vị trí là nhân viên đầu vào giúp các giám đốc phát triển tương lai học hỏi thêm về gây quỹ và làm việc những người khác. Phần lớn các chuyên gia làm việc trong lĩnh vực gây quỹ ít nhất bốn năm, trước khi được thăng chức trở thành giám đốc phát triển.
- Nhận chứng chỉ CFRE của bạn: Chứng chỉ CFRE công nhận kiến thức và kinh nghiệm gây quỹ của một chuyên gia. Trong khi chứng chỉ là tự nguyện, nhưng nó có thể giúp các giám đốc phát triển tìm việc dễ dàng hơn và kiếm được mức lương cao hơn.
💥Ví dụ mô tả công việc của giám đốc phát triển
Tổ chức phi lợi nhuận của chúng tôi tìm kiếm một giám đốc phát triển nhiệt huyết để quản lý các sáng kiến gây quỹ và chương trình quan hệ nhà tài trợ của chúng tôi. Các ứng viên thành công sẽ chịu trách nhiệm phát triển và thực hiện các chiến dịch gây quỹ, giao tiếp với các nhà tài trợ sẵn có và tiềm năng, hợp tác với nhóm gây quỹ của chúng tôi. Vị trí này của chúng tôi bao gồm quản lý các khoản quyên góp của cá nhân và công ty. Nếu như bạn có ít nhất tám năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực gây quỹ và một bằng cử nhân hoặc một bằng cao hơn trong một lĩnh vực liên quan, chúng tôi khuyến khích bạn ứng tuyển.
________________________________
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích!
- Theo: indeed
- Người dịch: Nguyễn Thùy Linh
- Khi chia sẻ phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Nguyễn Thùy Linh – Nguồn iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/11068
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
iVolunteer Vietnam mạng xã hội chia sẻ, tổng hợp các thông tin cơ hội tình nguyện, học bổng, khoá học online hữu ích dành cho sinh viên & giới trẻ Việt Nam. Với các thông tin được cộng đồng chia sẻ, chúng mình thường KHÔNG có liên hệ trực tiếp với ban tổ chức hay đầu mối liên lạc của chương trình! Bạn vui lòng xem thêm thông tin tên đơn vị tổ chức chương trình (tìm qua facebook hoặc google) & nội dung chi tiết đính kèm, email/SĐT liên hệ (nếu có) ở link bài đăng trên fanpage và website https://ivolunteer.vn để tìm hiểu rõ hơn.
Lượt xem: 21