Nữ hộ sinh có vai trò là cần thiết và bổ ích. Chúng ta cần các nữ hộ sinh để hỗ trợ chuyên môn trong suốt quá trình mang thai và sinh sản diễn ra liên tục trên toàn thế giới.
Bạn có tò mò muốn biết làm thế nào để trở thành một nữ hộ sinh? Ở đây, chúng ta sẽ khám phá ý nghĩa, cách trở thành một nữ hộ sinh và thảo luận về vai trò và trách nhiệm của một nữ hộ sinh.
Hộ sinh là gì?
Trong khi nhiều người trong chúng ta tưởng tượng nữ hộ sinh phải có liên quan chặt chẽ đến việc cung cấp sự hỗ trợ cho mẹ trong quá trình sinh nở, vai trò của một nữ hộ sinh thực sự liên quan nhiều hơn thế. Nghề hộ sinh xoay quanh quá trình mang thai, sinh nở, sức khỏe của bà mẹ và giai đoạn sau sinh.
Hộ sinh là một phần thiết yếu của quá trình mang thai và sinh nở và là một phần quan trọng trong lực lượng nhân viên bệnh viện. Vai trò của nữ hộ sinh nằm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và nhu cầu về nghề nghiệp này trải dài khắp thế giới. Với ước tính có khoảng 385.000 trẻ sơ sinh được sinh ra mỗi ngày trên khắp hành tinh, dễ thấy vai trò cần thiết của một nữ hộ sinh. Chúng ta sẽ thảo luận chi tiết hơn về vai trò nữ hộ sinh ở các phần dưới.
Các loại hình hộ sinh
Tất cả các nữ hộ sinh đều được đào tạo chuyên về chăm sóc mẹ và trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, có nhiều loại hộ sinh khác nhau. Hai loại nữ hộ sinh phổ biến nhất được tìm thấy trong NHS là nữ hộ sinh bệnh viện và nữ hộ sinh cộng đồng.
- Nữ hộ sinh bệnh viện
Kiểu nữ hộ sinh này thường tập trung vào hỗ trợ trong quá trình chuyển dạ, sinh nở, hỗ trợ việc sinh sản cấp bách. Các nữ hộ sinh của bệnh viện cũng sẽ cung cấp dịch vụ chăm sóc trong khu vực chăm sóc hậu sản và không tham gia nhiều vào quá trình mang thai của mẹ.
- Nữ hộ sinh cộng đồng
Trong khi đó, nữ hộ sinh cộng đồng có xu hướng hỗ trợ bà mẹ trong suốt thai kỳ và chăm sóc tiền sản. Vai trò của các nữ hộ sinh cũng sẽ phụ thuộc vào nhóm họ được phân vào, nhưng thường đây sẽ là trường hợp điển hình. Các nữ hộ sinh cộng đồng có xu hướng xây dựng mối quan hệ với các bà mẹ trong suốt thời kỳ mang thai và thậm chí có thể tham gia sinh tại nhà.
- Hộ sinh Caseload
Đây là một phương pháp tiếp cận hộ sinh trong đó các nữ hộ sinh được phân bổ một số bà mẹ để chăm sóc. Với dịch vụ hộ sinh caseload, các nữ hộ sinh sẽ căn cứ vào lịch trình làm việc của họ xung quanh những bà mẹ mà họ được phân công.
Như đã chỉ ra trong tài liệu mở của chúng tôi về chăm sóc thai sản từ Đại học Griffith, lý tưởng mà nói các bà mẹ tương lai sẽ làm việc với một nữ hộ sinh phụ trong suốt thai kỳ của họ. Điều này cho phép họ xây dựng mối quan hệ bền chặt với nữ hộ sinh của mình.
Sự khác biệt giữa một doula và một nữ hộ sinh là gì?
Bạn có thể đã nghe nói về sự liên quan của doula trong suốt thai kỳ. Doula là người chuyên nghiệp được đào tạo để hỗ trợ phụ nữ trong quá trình sinh nở. Vai trò tương tự như vai trò của một nữ hộ sinh vì họ tập trung vào việc chăm sóc và hỗ trợ trong suốt quá trình mang thai và khi sinh.
Tuy nhiên, có một điểm khác biệt chính giữa cả hai. Trong khi một nữ hộ sinh là một chuyên gia y tế có trình độ chuyên môn, doula thì không. Các Doula có thể cung cấp thông tin cho các bà mẹ nhưng không thể đưa ra lời khuyên hoặc can thiệp y tế.
Một nữ hộ sinh làm những gì?
Từ hộ sinh xuất phát từ tiếng Anh cổ gắn với người phụ nữ, nó cực kỳ đúng với vai trò của nghề nghiệp này. Một nữ hộ sinh sẽ hỗ trợ các bà mẹ và cung cấp dịch vụ chăm sóc chuyên nghiệp trong suốt thai kỳ, sinh sản và hậu sản. Vậy, chính xác thì một nữ hộ sinh làm những gì?
Vai trò và trách nhiệm
- Trong suốt thời gian đó, thực hiện các cuộc kiểm tra khác nhau trong suốt thai kỳ và tiếp tục theo dõi sức khỏe của bà mẹ.
- Thực hiện khám bên trong và kiểm tra cổ tử cung
- Nhận biết các dấu hiệu nguy cơ thai nhi và giải quyết chúng một cách thích hợp.
- Xác định việc lạm dụng chất kích thích trong giai đoạn mang thai và thông báo cho các cá nhân có liên quan.
- Tư vấn và hỗ trợ các bà mẹ về cách chăm sóc trẻ ban đầu, cách cho con bú, cách ngủ, thời điểm tắm cho trẻ và nhiều thông tin khác.
- Tạo các chương trình chăm sóc cá nhân cho các bà mẹ và tổ chức bất kỳ lớp học hoặc đào tạo cần thiết cho các bậc cha mẹ.
- Tư vấn và hỗ trợ các bà mẹ đối phó với sẩy thai, trầm cảm sau sinh, thai chết lưu và tử vong sơ sinh.
- Hỗ trợ trong quá trình chuyển dạ, theo dõi cả mẹ và bé để đảm bảo cả hai đều khỏe mạnh. Điều này bao gồm việc quan sát tình trạng của thai nhi và biết khi nào bà mẹ cần giảm đau và hỗ trợ đánh giá trẻ sơ sinh.
Vai trò và trách nhiệm của với tư cách là một nữ hộ sinh sẽ khác nhau tùy thuộc vào nơi làm việc của bạn và lĩnh vực bạn muốn chuyên sâu.
Làm thế nào để trở thành một nữ hộ sinh
Vai trò của một nữ hộ sinh có phù hợp với tham vọng và nguyện vọng nghề nghiệp của bạn không? Nếu vậy, có lẽ bạn đang tò mò về cách vào ngành hộ sinh. Hãy xem cách bạn có thể bắt đầu sự nghiệp của mình trong ngành hộ sinh:
Cách để bắt đầu việc hộ sinh
Bạn sẽ cần một bằng cấp về hộ sinh để đảm bảo một công việc như một nữ hộ sinh. Bạn có thể làm điều này bằng cách đăng ký vào trường đại học mà bạn đã chọn để lấy bằng hộ sinh hoặc bằng cách tìm một chỗ học nghề hộ sinh cấp bằng. Trong suốt bằng hộ sinh hiệu lực, bạn sẽ dành một nửa thời gian để thực hiện các vị trí công việc.
Cần lưu ý rằng có các yêu cầu đầu vào để đảm bảo một suất học đại học để theo học ngành hộ sinh. Đa số các trường đại học sẽ yêu cầu bằng cấp khoa học (sinh học được ưu tiên hơn). Tuy nhiên, điểm chính xác bạn cần sẽ phụ thuộc vào trường đại học bạn chọn. Bạn cũng sẽ cần thể hiện một số kỹ năng và phẩm chất mà chúng ta sẽ khám phá ngay dưới đây.
Mất bao lâu để trở thành một nữ hộ sinh?
Bạn sẽ mất 3 năm để hoàn thành bằng đại học toàn thời gian. Tuy nhiên, nếu bạn đã có bằng cấp liên quan như y tá, bạn có thể hoàn thành chương trình hộ sinh trong vòng 2 năm. Nếu bạn muốn chọn một mức độ bán thời gian trong khi làm việc, bằng cấp hộ sinh sẽ mất từ 5 đến 6 năm để hoàn thành.
Thời gian học nghề hộ sinh thường mất 48 tháng để hoàn thành và sẽ bao gồm sự kết hợp giữa học tập tại nơi làm việc và học tập. Mặc dù học nghề hộ sinh là một lựa chọn tuyệt vời những hộ sinh có thể sẽ khó tìm hơn một chút do nhu cầu nghề nghiệp cao như vậy.
Các khóa học hộ sinh
Tham gia các khóa học bổ sung có thể là một cách tuyệt vời để nâng cao CV của bạn và các ứng dụng đại học. Nó có thể khiến bạn trở nên khác biệt với những ứng viên khác và chứng tỏ sự cống hiến của bạn. Chúng tôi đã tổng hợp danh sách các khóa học này để mở rộng kiến thức của bạn về mặt chăm sóc trẻ sơ sinh và bà mẹ:
Mức lương hộ sinh
Khi xem xét nghề nghiệp tương lai, mức lương tiềm năng là điều mà hầu hết chúng ta đều cân nhắc. Vì vậy, bạn có thể mong đợi kiếm được gì với tư cách là một nữ hộ sinh? Hãy cùng xem triển vọng mức lương của nữ hộ sinh. Xin lưu ý rằng tất cả các số liệu về lương đều từ Payscale.com.
Mức lương trung bình hàng năm của một nữ hộ sinh ở Anh là 29.804 bảng Anh, với số liệu cao trong biểu đồ lương là khoảng 39.000 bảng Anh. Một nữ hộ sinh có thể chuyên sâu vào các lĩnh vực cụ thể sẽ đảm bảo mức lương cao hơn.
Tại Mỹ, mức lương trung bình của một nữ hộ sinh là 89.759 đô la Mỹ, đạt 113.000 đô la Mỹ về hướng cao hơn trong biểu đồ. Đương nhiên, bạn có thể đạt được mức lương cao hơn khi bạn tiến bộ trong sự nghiệp của mình và tích lũy thêm kinh nghiệm.
Tại Úc, mức lương trung bình của một nữ hộ sinh là 63.491 đô la Úc, đạt 89.000 đô la Úc theo hướng cao hơn của thang đo. Ở Canada, mức lương trung bình của một nữ hộ sinh là 61,926 đô la Canada, với những nữ hộ sinh nhiều kinh nghiệm hơn có thu nhập lên đến 94,000 đô la Canada.
Các kỹ năng cần thiết để trở thành một nữ hộ sinh
Nếu bạn mong muốn dấn thân vào vai trò nữ hộ sinh, bạn sẽ cần phải có một số kỹ năng và phẩm chất chính. Được coi là một vai trò có bản chất rất riêng tư và nhân ái, những kỹ năng này là chìa khóa để trở thành một nữ hộ sinh thành công.
- Kỹ năng giao tiếp
Một phần quan trọng của việc trở thành một nữ hộ sinh là giao tiếp với các nhân viên bệnh viện và các bà mẹ khác. Bạn sẽ phải cung cấp lời khuyên và giải thích các khái niệm chính, cũng như an ủi và trấn an họ. Điều quan trọng là phải có kỹ năng giao tiếp và con người mạnh mẽ để đảm bảo hiệu quả công việc.
Nếu bạn muốn phát triển kỹ năng giao tiếp của mình, tại sao không tham gia khóa học ‘Kỹ năng giao tiếp và giao tiếp giữa các cá nhân tại nơi làm việc’?
- Khả năng phục hồi cảm xúc
Hỗ trợ phụ nữ trong suốt thai kỳ và hỗ trợ họ trong quá trình sinh nở có thể là một trải nghiệm vô cùng bổ ích. Tuy nhiên, cũng sẽ có những khoảnh khắc thử thách tình cảm trong suốt sự nghiệp của bạn. Giải quyết các tình huống như trẻ chết lưu, sẩy thai và trầm cảm sau khi sinh sẽ rất khó khăn, đó là lý do tại sao khả năng phục hồi cảm xúc là rất quan trọng.
- Lòng trắc ẩn
Cũng như sự kiên cường về mặt tình cảm, điều quan trọng là phải có lòng trắc ẩn đối với người khác. Bạn sẽ được làm việc cùng với những người mẹ đang trải qua những giai đoạn khó khăn và những tình huống căng thẳng cao độ, vì vậy một nhân viên hộ sinh nhân ái cảm thông là nhân viên hộ sinh tốt nhất.
Khóa học ‘Giới thiệu về Dẫn đầu với Lòng tốt và Lòng nhân ái’ trong ‘Chăm sóc sức khỏe và Xã hội’ cung cấp một số thông tin chi tiết tuyệt vời về việc xây dựng kỹ năng này.
- Quan tâm đến khoa học
Mặc dù quan tâm và thấu cảm là điều cần thiết cho vai trò này, nhưng cũng cần lưu ý rằng đây là một nghề nghiệp mang tính khoa học. Khi làm việc gần gũi với cơ thể con người, bạn sẽ cần phải biết rất rõ về giải phẫu và sinh lý học. Bạn cũng sẽ cần chú ý đến bất kỳ dấu hiệu bất thường nào ở cả mẹ và con, vì vậy kiến thức khoa học là rất quan trọng.
- Tính linh hoạt và quyết tâm
Thường xuyên, các vai trò nữ hộ sinh sẽ đòi hỏi nhiều giờ cũng như làm việc vào cuối tuần, làm đêm, ngày nghỉ của ngân hàng và sẽ làm việc theo ca. Cần có một người quyết tâm và có quỹ thời gian đáp ứng được nhiều giờ như vậy, nhưng xứng đáng làm việc chăm chỉ để có một sự nghiệp viên mãn.
Chút suy nghĩ cuối cùng
Hộ sinh là một nghề thiết yếu có ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của các bà mẹ trên khắp thế giới – đó là một nghề vô cùng bổ ích và có rất nhiều điều thú vị. Chúng tôi hy vọng bài viết này đã mở rộng kiến thức của bạn về nghề hộ sinh.
Nếu bạn muốn bắt đầu sự nghiệp của mình trong ngành hộ sinh, tại sao không tham gia một trong những khóa học hộ sinh được đánh giá cao mà chúng tôi liệt kê ở trên?
___________________________
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích
- Theo: futurelearn
- Người dịch: Võ Ngọc Minh Châu
- Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Võ Ngọc Minh Châu – Nguồn iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/10923
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
iVolunteer Vietnam mạng xã hội chia sẻ, tổng hợp các thông tin cơ hội tình nguyện, học bổng, khoá học online hữu ích dành cho sinh viên & giới trẻ Việt Nam. Với các thông tin được cộng đồng chia sẻ, chúng mình thường KHÔNG có liên hệ trực tiếp với ban tổ chức hay đầu mối liên lạc của chương trình! Bạn vui lòng xem thêm thông tin tên đơn vị tổ chức chương trình (tìm qua facebook hoặc google) & nội dung chi tiết đính kèm, email/SĐT liên hệ (nếu có) ở link bài đăng trên fanpage và website https://ivolunteer.vn để tìm hiểu rõ hơn.
Lượt xem: 30