Kỹ Năng

Làm Thế Nào Để Vượt Qua Sự Quá Độc Lập Và Nhận Được Tình Yêu Thương, Sự Hỗ Trợ

“Cực kỳ độc lập là cách mà chúng ta phát triển khi biết rằng không an toàn để tin tưởng vào tình yêu hoặc khi sợ hãi bị đánh mất chính mình trong một mối quan hệ nào đó. ” ~ Rising Woman

Bạn có cảm thấy mình đang phải làm mọi thứ một mình không?

Bạn có gặp khó khăn khi yêu cầu và nhận được sự giúp đỡ vì sợ bị thất vọng?

Bạn đã bao giờ nghe câu nói “Cực kỳ độc lập có thể là một phản ứng chấn thương” chưa?

Tôi cũng đồng cảm với bạn về những điều đó.

Hãy hiểu rằng bạn không làm gì sai cả. Tôi đã sống phần lớn cuộc đời mình theo cách này. Đó là một chiến lược sinh tồn giúp tôi an toàn, nhưng nó cũng rất cô đơn. Tôi đã sống trong trạng thái lo lắng thường xuyên, và nó khiến tôi kiệt quệ về thể chất bởi vì tôi nghĩ rằng mình phải tự làm mọi thứ.

Chúng ta thường trở nên cực kỳ độc lập bởi vì chúng ta không tin tưởng người khác, hay là cảm thấy không xứng đáng được yêu thương và hỗ trợ. Hoặc, cũng có thể chúng ta tin rằng bằng cách từ chối sự hỗ trợ từ người khác và tự mình làm mọi thứ, chúng ta sẽ nhận được tình yêu và sự chấp nhận, bởi vì chúng ta không phải là gánh nặng.

Duy trì kết nối và nhận được sự hỗ trợ từ người khác là những nhu cầu cơ bản của con người. Nếu chúng ta nói rằng chúng ta không cần bất kỳ ai, điều đó một phần là do bản thân chúng ta muốn bảo vệ mình không bị tổn thương, lạm dụng, chỉ trích, thất vọng.

Thậm chí, có những lúc chúng ta cân nhắc xem có nên yêu cầu sự giúp đỡ không, thì ở đâu đó văng vẳng trong đầu rằng, “Không, nó chưa chắc đã an toàn đâu”, vậy nên chúng ta lại tiếp tục giữ nguyên suy nghĩ của mình .Chúng ta có thể nghĩ rằng nếu nhờ vả hay yêu cầu sự giúp đỡ là do bản thân quá kém cỏi và phụ thuộc.

Sự siêu độc lập cũng có thể là một ranh giới bất thành văn, quan trọng là học cách thiết lập những ranh giới lành mạnh để có thể cảm thấy an toàn trong những tình huống mà chúng ta nghĩ rằng sẽ đánh mất chính mình

Đôi khi chúng ta cảm thấy cần phải cực kỳ độc lập bởi vì sợ người khác nhìn ra khuyết điểm của bản thân, quá tự ti, xấu hổ và rồi tránh xa việc kết nối và nhận hỗ trợ từ những người khác.

Một trong những điều khó hiểu nhất là, mặc dù chúng ta đã bị tổn thương trong các mối quan hệ, nhưng trong các mối quan hệ hỗ trợ, chúng ta có thể trải nghiệm sự chữa lành và cảm giác an toàn.

Điều đó không có ý nghĩa đối với tôi, bởi vì trong các mối quan hệ của mình, tôi thường phải trải qua những lời chỉ trích, tổn thương, bị từ chối. Một phần trong tôi muốn được hỗ trợ và kết nối, nhưng phần khác lại sợ, vì khi còn nhỏ, cha tôi luôn tức giận và nổi nóng mỗi khi tôi nhờ vả điều gì đó. Thật khó khăn khi sống trong một thế giới mà tôi cảm thấy cô đơn, tôi phải làm mọi thứ một mình trong khi nhìn những người khác nhận được sự hỗ trợ từ gia đình và bạn bè của họ.

Đối với tôi, cực kỳ độc lập dẫn đến việc và kìm nén những nhu cầu và cảm xúc của mình khi phải cố gắng làm mọi thứ một mình, đặc biệt là ở độ tuổi trẻ như vậy. Trong những năm tháng trung học, tôi mất ăn mất ngủ và phải vật lộn với chứng trầm cảm.

Năm 20 tuổi, tôi có bạn trai, người mà tôi nghĩ rằng sẽ yêu tôi, sẽ ở bên tôi chỉ vì anh ta mua cho tôi bất cứ thứ gì tôi thích. Nhưng tôi đã sai, thời gian sau đó anh ta trở thành một sự ám ảnh. Mỗi khi tôi không làm theo ý anh ta, anh ta sẽ đòi lại quà, rồi sẽ chờ đợi bên ngoài mỗi khi tôi không muốn nói chuyện Điều này khiến tôi bối rối, tôi tự hòi rằng “ Mình sẽ chỉ nhận được sự hỗ trợ và những thứ mình muốn khi là “nô lệ” của ai đó? ” . Sau khi chia tay, tôi đã tự thề rằng sẽ không bao giờ nhận bất cứ thứ gì từ ai nữa.

Tôi có cơ hội để rút lại lời thề đó sau này khi tôi đến Palm Springs với một người bạn. Chúng tôi đang chơi máy đánh bạc và anh ấy bỏ vào 20 đô la.Tôi nói với anh ấy “Đó sẽ là tiền của anh nếu chúng ta thắng.” Chúng tôi đã thắng 200 đô la ngay trong lần quay đầu tiên và anh ấy nói với tôi, “Hãy rút tiền đi, chúng ta thắng rồi.”

Khi tôi rút tiền ra, tôi đuổi theo anh ta quanh sòng bạc chỉ để đút tiền vào túi anh ấy. Tôi không muốn nhận vì tôi nghĩ nếu làm vậy, tôi sẽ nợ anh ấy.

Rất may, anh ấy là người mà tôi có thể chia sẻ bất cứ điều gì và chúng tôi đã nói về điều đó. Anh ấy nói với tôi rằng anh ấy biết cuộc đấu tranh của tôi, rằng anh không cần được đền đáp, miễn là mọi người được hạnh phúc. Từ đó, cái nhìn của tôi về mọi thứ đã khác đi.

Hành trình chữa bệnh của tôi thực sự bắt đầu ở tuổi bốn mươi, khi tôi học cách kết nối lại với bản thân, nhu cầu và cảm xúc của mình và bắt đầu chữa lành vết thương lòng. Tôi cũng đã học được cách yêu cầu hỗ trợ, điều này không hề dễ dàng khi bắt đầu; một số người nổi giận với tôi, và cũng có những người vui vẻ giúp đỡ.

Thay vì đổ lỗi và tự ti vì phải làm mọi thứ một mình, tôi đã làm hòa với một nửa bản thân, phần mà cảm thấy không cần ai cả. Bằng cách lắng nghe nỗi sợ hãi của nó, tôi bắt đầu hiểu tại sao nó nghĩ tôi cần được bảo vệ. Nó tiết lộ cho tôi cảm giác đau đớn khi bị từ chối, bị tổn thương và nó không muốn trải qua nỗi đau đó một lần nữa.

Khi tôi lắng nghe với lòng trắc ẩn, tôi thừa nhận và xác thực nỗi sợ hãi và nỗi đau mà nó đã trải qua, cảm ơn nó vì những gì nó đang làm, và cho nó biết giờ đây nó đã được yêu thương và an toàn.

Tôi hỏi nó thực sự muốn gì, và nó nói, “Tôi muốn có những mối quan hệ thực sự. Tôi muốn cảm thấy an toàn khi ở bên và nhận được sự hỗ trợ từ những người khác, nhưng tôi sợ ”.

Một nửa này của tôi bị mắc kẹt trong vết thương thời thơ ấu mà tôi đã phải trải qua. Bằng cách trò chuyện, tôi đã có thể giúp nó cảm thấy tốt hơn.

Tôi cũng bắt đầu có cái nhìn thực tế hơn về mỗi người, thay vì cảm giác không ai là an toàn như cách tôi đã từng làm trước đây.

Tính cách cực kỳ độc lập đã giúp tôi chữa lành khỏi những năm tháng vật lộn với trầm cảm và lo lắng. Ngay cả sau bao nhiêu năm ra vào các bệnh viện và trung tâm điều trị, thực hiện các liệu pháp truyền thống mà không có kết quả gì, cuối cùng tôi đã tự chữa bệnh cho mình.

Chúng ta không có ý định sống một mình, nhưng ở một mình có thể là niềm an ủi khi sợ bị người khác làm tổn thương.

Điều này không có nghĩa là chúng ta nên ép mình hãy yêu cầu và nhận sự hỗ trợ từ người khác, mà là là chúng ta cần hiểu nhu cầu của bản thân, lúc nào cần được giúp đỡ, lúc nào có thể độc lập.

Một câu hỏi tuyệt vời để tự hỏi bản thân là “Tại sao tôi không nhận được hỗ trợ?” Hãy để cho một nửa của bạn cho bạn thấy những gì nó tin tưởng, sau đó lắng nghe và hỏi nó những gì nó thực sự muốn và cần.

Học cách kết nối với cảm xúc và nhu cầu của chúng ta cũng như cách truyền đạt chúng rất quan trọng. Ví dụ: nếu bạn đang trải qua một thử thách và bạn muốn ai đó hỗ trợ, bạn có thể nói, “Tôi hiện tại đang gặp một số khó khăn và thực sự cần một người để lắng nghe, trò chuyện”

Nếu điều này là bất khả thi đối với bạn. Hãy tự nói với bản thân mình rằng:

Tôi đáng được ủng hộ và yêu thương.

Tôi xứng đáng có được những mối quan hệ chân thành.

Tôi xứng đáng được nhìn, được nghe và được chấp nhận,

Tôi xứng đáng được tỏa sáng theo cách của chính mình

Bạn không cần phải kiếm hoặc chứng minh bất cứ thứ gì. Bạn xứng đáng vì bạn xinh đẹp và tuyệt vời.

Nếu bạn cố gạt mọi người ra vì những tổn thương trong quá khứ như tôi đã từng làm, hãy hiểu rằng một số người có thể làm bạn thất vọng, nhưng có rất nhiều người tốt ngoài kia sẵn sàng yêu thương và giúp đỡ bạn, hãy mở lòng và đón nhận.

——————————–

Xin cảm ơn những chia sẻ vô cùng bổ ích của tác giả!

  • Bài viết gốc: www.indeed.com
  • Người dịch:  Tạ Hoàng Tuấn Hưng
  • Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là ” Người dịch: Tạ Hoàng Tuấn Hưng – Nguồn iVolunteer Vietnam “

Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/10554

Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ