Kỹ Năng

Làm Thế Nào Để Xác Định Thế Mạnh Của Bản Thân Tại Nơi Làm Việc

Bất kể chức vụ công việc hoặc ngành nghề làm việc là gì, bạn đều có một số điểm mạnh có thể góp phần vào thành công của mình trong công việc. Bằng cách xem xét những điểm mạnh được tìm kiếm nhiều nhất tại nơi làm việc, bạn có thể xác định điểm mạnh nào nên áp dụng cho lĩnh vực làm việc của mình và bắt đầu tìm cách để trau dồi chúng.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp 10 ví dụ về những điểm mạnh tại nơi làm việc và cách xác định và làm nổi bật điểm mạnh của chính bạn.

💡Thế mạnh tại nơi làm việc là gì?

Thế mạnh tại nơi làm việc bao gồm một số kỹ năng mềm mà các chuyên gia có thể áp dụng cho bất kỳ môi trường, ngành nghề hoặc công việc nào tại nơi làm việc. Họ sử dụng những điểm mạnh này để phát triển mối quan hệ lành mạnh tại nơi làm việc với đồng nghiệp và bổ sung thêm các khía cạnh về kỹ thuật công nghệ cho vị trí của mình.

💡10 ví dụ về những thế mạnh tại nơi làm việc

Dưới đây là 10 ví dụ về những thế mạnh trong công việc mà bạn có thể áp dụng cho nhiệm vụ chuyên môn của mình:

1. Đáng tin cậy

Sự tin cậy mô tả cho một người nào đó đáng tin cậy và trung thành. Tại nơi làm việc, một nhân viên đáng tin cậy là luôn đúng giờ và đồng nghiệp của họ có thể dựa vào để được trợ giúp hoặc hướng dẫn. Giám sát viên biết rằng họ có thể làm việc vượt quá mong đợi hoặc đảm nhận thêm khối lượng công việc.

2. Tính linh hoạt

Tính linh hoạt mô tả một người có thể nhanh chóng thích ứng với những thay đổi. Tại nơi làm việc, một nhân viên linh hoạt có thể nhanh chóng tìm hiểu các quy trình mới, và điều quan trọng nhất là tiếp thu những thay đổi đó một cách lạc quan. Họ cũng có thể đóng vai trò như những hình mẫu lý tưởng để đồng nghiệp xung quanh luôn cảm thấy tích cực với những thay đổi của công ty.

3. Tự tạo động lực cho bản thân

Động lực mô tả một người nào đó tạo ra kỷ luật cho bản thân mà không cần sự hiện diện của người giám sát. Tại nơi làm việc, một nhân viên tự tạo động lực cho bản thân rất có giá trị đối với người chủ bởi vì họ không cần sự giám sát hay nhắc nhở liên tục để hoàn thành trách nhiệm của mình.

4. Định hướng theo nhóm

Một người có định hướng theo nhóm luôn thích làm việc với các nhóm người. Một nhân viên định hướng theo nhóm là điều cần thiết đối với các nhà tuyển dụng vì họ có thể đóng vai trò là người lãnh đạo cho cả nhóm. Nhân viên này cũng mang lại lợi ích cho nơi làm việc vì họ luôn tập trung vào thành công chung của bộ phận hoặc dự án bên cạnh vai trò và trách nhiệm cá nhân của mình.

5. Định hướng thành công

Một cá nhân có định hướng thành công là tập trung vào mục tiêu tổng thể. Họ hoàn thành nhiệm vụ của mình với mục tiêu mong muốn trong suy nghĩ. Đây là một sức mạnh cần thiết của một nhân viên vì nó mang lại mục đích đối với trách nhiệm hàng ngày của họ.

6. Sự lạc quan

Người lạc quan là một người liên tục thể hiện cái nhìn tích cực đối với các sự kiện. Một nhân viên lạc quan có thể giúp các đồng nghiệp duy trì sự tích cực, đặc biệt là trong những tình huống căng thẳng hoặc giữa những thay đổi lớn của công ty. Điều này cho phép họ và cả nhóm luôn có động lực và làm việc hiệu quả.

7. Hoạt ngôn

Một cá nhân giao tiếp tốt có kỹ năng kết nối với mọi người qua nhiều phương tiện khác nhau. Tại nơi làm việc, họ có thể sử dụng các kỹ năng giao tiếp qua văn bản hoặc bằng lời nói để truyền tải thông tin đến người khác và hạn chế những hiểu lầm. Ví dụ, những nhân viên truyền thông nội bộ có thể có kỹ năng viết email xuất sắc nhằm cho phép họ đưa ra những phát biểu ngắn gọn và tiết kiệm thời gian cho người nhận.

8. Nhận thức về mặt cảm xúc

Nhận thức cảm xúc là khả năng nhận biết cảm giác của người khác thông qua lời nói và ngôn ngữ cơ thể của họ. Một nhân viên đồng cảm có ý thức về những người xung quanh họ, cảm xúc và khả năng để kích hoạt cảm xúc của bản thân. Họ có thể dùng sự đồng cảm để giảm thiểu xung đột với những đồng nghiệp và thúc đẩy môi trường hỗ trợ lẫn nhau trong phòng ban của mình. Điều này có thể khuyến khích hơn nữa tinh thần làm việc cũng như tinh thần đồng đội.

9. Đáng tin tưởng

Người trung thực và có thể chịu trách nhiệm là người đáng tin tưởng. Những nhà tuyển dụng đánh giá cao các nhân viên đáng tin cậy khi họ thể hiện trách nhiệm với những sai lầm của mình. Ngoài ra, những nhân viên đáng tin tưởng có thể xử lý thông tin nhạy cảm và bí mật của công ty mà không cần lo lắng.

10. Giải quyết vấn đề

Giải quyết vấn đề tượng trưng cho một người giỏi đánh giá tình huống và đưa ra giải pháp. Một nhân viên có kỹ năng giải quyết vấn đề có thể giúp nhà tuyển dụng phân tích các vấn đề nội bộ cụ thể và tạo ra các quy trình mới giúp tiết kiệm thời gian và tiền bạc đáng kể cho công ty.

💡Cách để xác định điểm mạnh của bạn tại nơi làm việc

Đọc qua các bước sau để tìm hiểu cách bạn có thể xác định điểm mạnh của mình với tư cách là một nhân viên:

1. Xem xét trách nhiệm công việc của bản thân

Cách đầu tiên bạn có thể xác định điểm mạnh tại nơi làm việc là dành thời gian để suy nghĩ về trách nhiệm công việc của mình. Xem xét nhiệm vụ công việc của bạn hàng ngày, hàng tuần hoặc hàng tháng và chọn ít nhất ba điểm mạnh liên quan đến hiệu quả công việc.

Ví dụ: Bạn làm việc như một trợ lý tiếp thị. Những trách nhiệm của bạn bao gồm việc tham dự các cuộc họp hàng ngày với nhóm tiếp thị, báo cáo hàng tháng với trước những người quản lý, theo dõi sự thành công của chiến dịch và phối hợp với đồng nghiệp trong các dự án nhóm. Từ đó, bạn xác định ba điểm mạnh hàng đầu tại nơi làm việc của mình là giao tiếp, làm việc nhóm và giải quyết vấn đề.

2. Xem xét điểm yếu của bạn

Cách thứ hai bạn có thể sử dụng để xác định điểm mạnh tại nơi làm việc là xác định điểm yếu. Bằng cách đánh dấu các lĩnh vực cần cải thiện, bạn có thể thu hẹp những phẩm chất mà bạn đang sở hữu. Hãy nghĩ về những nhiệm vụ công việc cụ thể khiến bạn mất nhiều thời gian hơn để hoàn thành hoặc các lĩnh vực mà bạn có nhiều khả năng mắc sai lầm hơn.

Ví dụ: Bạn biết rằng đôi khi bạn phải đấu tranh để duy trì sự tập trung trong công việc, đặc biệt là khi bạn phải lấy dữ liệu từ các chiến lược để đưa vào bảng tính. Đôi khi nó cũng cho biết về việc nhập thông tin không chính xác. Điều này giúp bạn nhận ra rằng có thể mình đang thiếu động lực cho bản thân và chú ý đến những chi tiết nhỏ. Tuy nhiên, ngoài cách xác định điểm yếu, bạn cũng có thể xác định điểm mạnh của mình là làm việc nhóm và giao tiếp bằng lời nói. Điều này là do bạn thích làm việc với đồng nghiệp của mình và báo cáo trực tiếp với họ.

3. Xác định kiểu tính cách của bạn

Bạn cũng có thể xác định điểm mạnh tại nơi làm việc bằng cách tìm hiểu kiểu tính cách của mình. Xem xét để hoàn thành một cuộc khảo sát trực tuyến, chẳng hạn như bài kiểm tra Myers-Briggs, nhằm khám phá thêm về các loại tính cách của bạn ảnh hưởng đến điểm mạnh của bản thân.

Ví dụ: Bạn quyết định làm bài kiểm tra Myers-Briggs để có cái nhìn rõ hơn về điểm mạnh và điểm yếu của mình. Bạn thấy rằng bản thân là một ESTP (Hướng ngoại, Cảm nhận, Suy nghĩ và Nhận thức). Từ đó, bạn có thể xác định điểm mạnh tại nơi làm việc của mình như là giao tiếp bằng lời nói, nhận thức về cảm xúc, khả năng giải quyết vấn đề và sự lạc quan.

4. Tạo danh sách các điểm mạnh

Danh sách những điểm mạnh nhắc nhở bạn về những phẩm chất của bạn để có thể tuyển dụng. Bạn có thể chia danh sách điểm mạnh của mình thành ba loại riêng biệt, chẳng hạn như kỹ năng dựa trên kiến thức (kỹ năng chuyên môn), đặc điểm tính cách và kỹ năng có thể truyền tải (kỹ năng giao tiếp giữa các cá nhân). Hãy nghĩ về các tính cách và trình độ của bạn để áp dụng cho nơi làm việc và có thể tạo một danh sách toàn diện, từ đó, bạn có thể xác định những điểm mạnh có giá trị nhất tại nơi làm việc của mình.

Ví dụ: Bạn quyết định lập một danh sách. Bạn sử dụng ba danh mục để tách các lĩnh vực kỹ năng của mình:

Kỹ năng dựa trên kiến thức

  •  Microsoft Powerpoint
  •  Hệ thống phần mềm máy tính
  •  Tiếp thị trong nước / ngoài nước
  •  Số liệu thống kê

Đặc điểm tính cách

  •  Hướng ngoại
  •  Phân tích
  •  Tích cực
  •  Đồng cảm

Kỹ năng có thể truyền tải

  •  Giao tiếp bằng lời nói
  •  Giải quyết vấn đề
  •  Lạc quan
  •  Nhận thức về cảm xúc

Cách để làm nổi bật điểm mạnh tại nơi làm việc

Dưới đây là một số mẹo để làm nổi bật điểm mạnh của bạn trong sơ yếu lý lịch và tại nơi làm việc.

1. Lí lịch

Bạn có thể áp dụng phần kỹ năng trong sơ yếu lý lịch của mình để phân bổ các kỹ năng cho bằng cấp của bạn. Làm nổi bật điểm mạnh của bạn bằng cách liệt kê các nhiệm vụ cụ thể mà bạn đã thực hiện trong các công việc trước đây. Ví dụ: nếu bạn muốn làm nổi bật sức mạnh của mình trong tổ chức, bạn có thể kể đến các nhiệm vụ công việc như “giảm thiểu sự nhầm lẫn tại nơi làm việc bằng cách tạo một hệ thống tập tin số hóa.

2. Thư xin việc

Thể hiện điểm mạnh của bạn bằng cách sử dụng các cụm từ hoặc các kỹ năng cụ thể để mô tả về bản thân, chẳng hạn như chăm chỉ, tận tâm hoặc nhiệt tình. Ví dụ: nếu bạn muốn nêu bật điểm mạnh của mình trong sự tích cực, hãy kể đến các cụm từ như “Tôi là một người chăm chỉ sử dụng sự lạc quan để thúc đẩy thái độ tư duy cầu tiến ở nơi làm việc.

3.  Phỏng vấn trực tiếp

Một cuộc phỏng vấn trực tiếp cho phép bạn nêu bật những điểm mạnh tại nơi làm việc của mình trong khung cảnh mặt đối mặt. Ví dụ: thể hiện khả năng giao tiếp của bạn bằng cách nói rõ ràng, giao tiếp bằng mắt và phản ứng với ngôn ngữ cơ thể của người phỏng vấn.

4. Tại nơi làm việc

Thể hiện những điểm mạnh của bạn trong công việc có thể tăng cơ hội tăng lương hoặc thăng chức. Sử dụng nhận thức về cảm xúc của bạn để góp phần vào các mối quan hệ đồng nghiệp tích cực, áp dụng sự linh hoạt để thích ứng với các quy trình mới hoặc những thay đổi bất ngờ và tự tạo động lực cho bản thân để cải thiện năng suất.

—————————-

Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích

·        Bài viết gốc: https://www.indeed.com/career-advice/starting-new-job/strengths-at-workplace

·        Người dịch: Hoàng Thị Linh Anh

·        Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Hoàng Thị Linh Anh – Nguồn iVolunteer Vietnam”

Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/9596

Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ