“Chúng ta không thể thoát khỏi nỗi buồn, nhưng chúng ta có thể chọn cách sống trong hạnh phúc.” – Joseph Cambell
Chỉ chưa đầy năm năm từ lúc tôi gặp phải chấn thương ở đầu – sự kiện đã thay đổi cuộc đời tôi.
Thật không may, tôi đã dành hơn hai năm trải qua nhiều phương pháp trị liệu, tôi gặp gỡ các bác sĩ vào hầu hết những ngày trong tuần. Tôi phải dừng các công việc của mình và dần trở nên kiệt quệ.
Tôi yêu công việc giáo dục và quản lí trường học của mình. Tôi đã làm việc từ năm tôi 20 tuổi và đến năm tôi 57 tuổi, tôi đột nhiên không thể quay lại trường học vì chấn thương ở đầu của mình.
Trong hai năm đầu tiên, khi tôi không được biết đến các phương pháp trị liệu cũng như các bác sĩ. Trong suốt thời gian ấy, tôi chỉ nằm dài trên giường, đôi khi thì trên ghế sô-pha.
Thành thật mà nói, khi ấy, tôi không chỉ bị tổn thương về mặt thể chất, mà còn về mặt tinh thần.
Tôi thường xuyên bị đau đầu, hầu như là mỗi ngày kể từ khoảnh khắc kinh hoàng vào 5 năm trước. Tôi gặp các vấn đề như hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi và khó ngủ.
Một vị bác sĩ tâm lí học thần kinh đã chẩn đoán tôi mắc chứng chậm phát triển chức năng điều hành, xử lí và ghi nhớ.
Nhưng tất cả những vấn đề trên đều không khiến tôi đau khổ bằng những cảm xúc bên trong tôi, những nỗi khổ trong tâm hồn khi tôi nhận ra mình sẽ không thể đến lớp học được nữa.
Và thật đáng buồn rằng, tôi đã nhận được một bài học giá trị từ vụ việc ấy.
Tôi nhớ rằng, vào ngày dành cho ông bà đầu tiên tại trường học của cháu tôi, và là thời gian sau chấn thương đầu của tôi. Hôm ấy, chồng tôi nghỉ làm và đưa tôi từ nhà đến trường, anh ấy đỗ xe xong và đưa tôi đến lớp của cháu trai yêu quý của chúng tôi.
Tôi luôn có một tình cảm đặc biệt dành cho Ngày của Ông Bà tại các ngôi trường mà tôi đã làm việc, cũng như trường học của cháu tôi. Tôi yêu thích việc chào đón những người ông, người bà của học sinh khi họ đến trường, và một trong những khoảnh khắc đáng nhớ nhất là lúc từng các em học sinh giới thiệu tôi với ông bà của các em.
Chúng tôi luôn tổ chức các hoạt động lớn trong ngày này cùng với các cháu của mình. Tôi rất vui khi được tham gia vào việc này vì đây là một trong những lần hiếm hoi tôi ra khỏi nhà, ngoại trừ những cuộc hẹn với bác sĩ.
Tôi lại tiếp tục gặp các vấn đề về giữ thăng bằng, chứng lo âu, các cơn hoảng loạn, thị lực, đau đầu và các triệu chứng khác bắt nguồn từ chứng chấn động và rối loạn sau chấn thương.
Nhưng may mắn rằng, chồng tôi là một người luôn bên cạnh và ủng hộ tôi, nên tôi nghĩ rằng chuyến đi này sẽ suôn sẻ và tốt đẹp.
Nhưng suy nghĩ ấy đã biến mất ngay khi tôi thấy mình như bị đẩy vào góc nhỏ của lớp học đông đúc, cùng với hàng chục vị ông bà và học sinh, tôi không biết làm cách nào để thoát ra khỏi cảm giác ngột ngạt ấy. Tôi đã bị cơn hoảng loạn đè bẹp.
Khó thở, đổ mồ hôi, run rẩy và gần như ngất đi.
Chồng tôi lúc ấy đã nhanh chóng xin lỗi mọi người và dìu tôi ra khỏi đám đông nhanh nhất có thể.
Tôi đã không thể trụ vững.
Tôi kiệt quệ.
Lần tiếp theo xảy ra khi tôi đang xem trận đấu bóng rổ mà cháu tôi là người trình diễn trong đội cổ vũ.
Tôi đã nghĩ rằng mình có thể chịu đựng được cảm giác choáng ngợp trong đám đông. Nhưng cho đến khi, đột nhiên khán đài xung quanh tôi bắt đầu chật kín người và tôi bắt đầu cảm thấy khó thở, đổ mồ hôi và run rẩy.
Một lần nữa, chồng tôi dìu tôi ra khỏi đám đông và đưa tôi về nhà.
Các cuộc hẹn với bác sĩ dần ít đi vì những chuyển biến tốt về căn bệnh của tôi. Tuy nhiên, tôi vẫn tiếp tục với các cuộc hẹn tư vấn về PTSD.
Các kĩ năng đối phó của tôi đã có bước tiến bộ nhờ vào quá trình luyện tập hàng tuần trong hơn hai năm của tôi. Tôi vẫn tiếp tục đấu tranh.
Hiện giờ, tôi đang thực hiện vật lí trị liệu và trị liệu thị lực tại nhà, vì thế, tôi không cần phải đến các cuộc hẹn với bác sĩ nữa. Tôi cũng không còn gặp gỡ các chuyên gia hoặc bác sĩ thường xuyên như trước đây.
Tôi đang gặp cố vấn của mình từ xa vì tình hình dịch bệnh, vì thế, tôi không cần ra khỏi nhà cho những cuộc hẹn ấy.
Trong khoảng hai năm cột mốc ấy, tôi biết rằng có điều gì đó tôi cần phải thay đổi. Niềm vui trong trái tim và tâm hồn tôi đã phải bị kìm nén đủ lâu rồi. Thật ra, tôi thậm chí nghĩ rằng, niềm vui ấy đã bị biến mất trong một khoảng thời gian nào đó, và tôi cần phải tìm lại nó.
Tôi đã trải qua một nửa đời người. Sự nghiệp của tôi đã chấm dứt kể từ chấn thương đầu, và tôi phải nghỉ hưu. Đời sống xã hội của tôi đã bị đình trệ vì tôi không thể ở lại quá lâu trong đám đông.
Nhưng tôi tin rằng, cuộc đời tôi vẫn chưa dừng lại tại đó, và vẫn còn nhiều niềm vui tồn tại để tôi tiếp tục sống.
Tôi đã đưa ra một quyết định đủ tỉnh táo để thoát ra khỏi gánh nặng của chính mình. Tôi đã không còn sống một đời ẩn dật và tủi thân, không còn sống một cuộc sống không có hạnh phúc xuất phát từ tâm hồn.
Tôi biết rằng tôi cần phải tìm kiếm và lựa chọn niềm vui, kể từ đây về sau. Tôi sẽ phải làm việc chăm chỉ hơn để thay đổi những suy nghĩ cũ kĩ của mình, và tuyệt đối không cho phép những nỗi buồn tiêu cực kiểm soát tôi.
Khi tôi vứt bỏ những “viên đá” trong lòng mình, bạn bè và gia đình đã nhận thấy sự thay đổi của tôi. Tôi giải thích với họ rằng, tôi đang tìm lại cuộc sống đầy niềm vui của mình, và họ đã rất tự hào về tôi. Có thể nói rằng, chính tôi cũng tự hào về bản thân tôi.
Nhưng, đôi khi tôi thấy rằng việc lựa chọn niềm vui không hẳn luôn phù hợp với mọi người. Họ dường như không có tinh thần và suy nghĩ tích cực để hiểu được suy nghĩ của tôi.
Vì thế, tôi bắt đầu giải thích chính xác những gì tôi đang làm – chọn niềm vui như một cách sống. Tôi biến đổi những suy nghĩ của mình về những gì tôi đã từng phải trải qua thành những điều tuyệt vời nhất trong cuộc sống của tôi – hoa, động vật, âm nhạc, ánh nắng mặt trời, và cả nụ cười.
Tôi đã luyện tập việc sắp xếp và ngăn chia những gì tôi từng làm với tư cách là một người quản lí trường học. Tôi đã sử dụng các chiến lược từ cố vấn của mình để giải quyết những chuyện đã xảy ra. Tôi cần phải tập trung vào những điều tích cực hơn thay vì những điều tiêu cực.
Tôi xem việc cười nhiều hơn mỗi ngày là một điều hết sức cần thiết – xem phim hài và sắp xếp thời gian để vui vẻ bên những người tôi yêu thương. Việc này khiến tôi phải mất rất nhiều thời gian để tìm kiếm sự giúp đỡ, ủng hộ từ bạn bè và gia đình.
Tôi thậm chí còn tự bật cười về sự lộn xộn từ chính ngôi nhà của tôi trong khoảng thời gian tồi tệ nhất. Tôi chỉ kêu lên “Xin hãy chúc phúc cho mớ hỗn độn này!”
Từng chút một, tôi dọn dẹp lại nhà cửa và nó dần trở nên ngăn nắp trở lại. May mắn thay, chồng tôi đã rất kiên nhẫn và thấu hiểu tôi trong khoảng thời gian khó khăn và hỗn độn ấy. Quần áo chất đống, hóa đơn rải rác và hàng đống lộn xộn khác.
Tôi chú trọng vào thái độ biết ơn và cố gắng kiểm soát những gì trong tầm với của tôi – thái độ, lời nói, hành vi và phản ứng của tôi trong cuộc sống. Tôi chấp nhận sự không hoàn hảo của bản thân thay vì tự trách móc chính mình vì những thiếu sót nhỏ nhoi.
Càng nói nhiều về việc lựa chọn niềm vui, tôi càng cảm thấy được tiếp thêm sức mạnh và động lực để tìm lại cuộc sống trước kia của mình. Tôi có thể nhìn thấy và cảm nhận trọn vẹn những niềm vui xung quanh mình trong cuộc sống thường ngày.
Tôi đã dành thời gian cho gia đình và các hoạt động bên ngoài (và cả những con mèo của tôi). Tôi lên kế hoạch cho các buổi họp mặt gia đình và học cách sống chung với những cơn đau đầu và các cơn khủng hoảng bất chợt của mình như một điều thiết yếu thường ngày.
Tôi chấp nhận rằng CẢM THẤY KHÔNG ỔN LÀ MỘT ĐIỀU HOÀN TOÀN ỔN. Nếu tôi bắt buộc phải từ bỏ một điều gì đó chỉ vì tôi đang trải qua một ngày tồi tệ, thế giới sẽ vẫn tiếp tục vận hành và đó chưa phải là kết thúc. Tôi vui vẻ chấp nhận sự thật ấy, gia đình và bạn bè tôi cũng vậy.
Toàn bộ cuộc sống của tôi đã thay đổi.
Suy nghĩ của tôi cũng đã thay đổi.
Tôi cảm thấy niềm vui dần trở lại trong trái tim và tâm hồn tôi.
Bây giờ tôi đã có thể tìm thấy giá trị trong việc nghỉ hưu và tôi dần yêu thích nó! Tôi đã bắt đầu thử sức lần nữa với việc làm đồ trang sức. Ngôi nhà tôi trở nên sạch sẽ và ngăn nắp hơn so với hai mươi năm trước. Tôi cũng làm việc và vận động hiệu quả hơn kể từ khi gặp phải chấn thương.
Những điều trên xảy ra với tôi không phải vì tôi tốt đẹp hơn bất cứ ai, mà vì tôi có tư duy và suy nghĩ tích cực. Tôi lựa chọn niềm vui và nó đã thay đổi mọi thứ trong cuộc sống của tôi!
Có vài ngày sẽ tốt hơn những ngày còn lại.
Và nó vẫn sẽ luôn như vậy.
Gần năm năm sau đó.
Tôi không còn sống dưới một “viên đá lớn” trên vai nữa!
Qua tất cả mọi chuyện, tôi đã học được rằng lựa chọn niềm vui là một cách sống. Tôi đã tập sống như vậy từ khi hồi phục chấn thương đầu và cố gáng lấy lại mạng sống của mình.
Tôi đã trở nên mạnh mẽ và tự tin trở lại vì tôi đã tìm được cách kiểm soát cuộc sống của chính mình.
✨ Niềm vui là một ống kính giúp bạn chiêm ngưỡng thế giới. Hãy lựa chọn niềm vui và bạn sẽ có cơ hội nhìn thấy thế giới theo một góc nhìn hoàn toàn mới.
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích
- Bài viết gốc: https://media.ivolunteervietnam.com/choose-joy-and-youll-see-the-world-with-a-brighter-perspective.html
- Người dịch: Nguyễn Phạm Nhật Anh
- Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Nguyễn Phạm Nhật Anh – Nguồn iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/8941
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
iVolunteer Vietnam mạng xã hội chia sẻ, tổng hợp các thông tin cơ hội tình nguyện, học bổng, khoá học online hữu ích dành cho sinh viên & giới trẻ Việt Nam. Với các thông tin được cộng đồng chia sẻ, chúng mình thường KHÔNG có liên hệ trực tiếp với ban tổ chức hay đầu mối liên lạc của chương trình! Bạn vui lòng xem thêm thông tin tên đơn vị tổ chức chương trình (tìm qua facebook hoặc google) & nội dung chi tiết đính kèm, email/SĐT liên hệ (nếu có) ở link bài đăng trên fanpage và website https://ivolunteer.vn để tìm hiểu rõ hơn.
Lượt xem: 22