Nguyên nhân sâu xa của đau khổ đối với nhiều người trong chúng ta là tin rằng có điều gì đó không ổn xảy ra với chúng ta. Văn phòng bác sĩ tâm thần và bác sĩ trị liệu chật kín những người đang mang niềm tin sai lầm này, hầu hết thường xuất phát từ những trải nghiệm thời thơ ấu đau thương hoặc đau đớn, hoặc thậm chí những người trực tiếp nói với chúng ta điều này.
Đôi khi chúng ta suy diễn những niềm tin sai lệch trên có lẽ là do chúng ta bị đối xử tệ bạc khi còn nhỏ hoặc chúng ta không được đáp ứng các nhu cầu về thể chất hoặc tình cảm của mình. Có lẽ chúng ta bị gọi là ích kỷ hoặc tồi tệ vì chúng ta “đòi hỏi quá nhiều”, hoặc chúng ta được bảo rằng chúng ta không thể có những gì chúng ta muốn vì chúng ta không “kiếm được hoặc xứng đáng với nó”.
Có thể chúng ta đã tự trách mình vì cha mẹ cãi nhau hoặc ly hôn, hoặc những vấn đề đang xảy ra trong gia đình, vì chúng ta tin rằng đó là lỗi của chúng ta.
Đối với một số người trong chúng ta, tâm trí của ta đã đưa ra kết luận rằng sự từ bỏ bản thân đã trở thành giải pháp. Chúng ta từ bỏ bản thân vì chúng ta nghĩ rằng có điều gì đó không ổn xảy ra với mình — hoan nghênh sự đàn áp, làm hài lòng mọi người và làm “bé trai hay bé gái ngoan”.
Chúng ta không nhận thức được rằng chúng ta đang cố trở thành một ai đó và làm những gì người khác muốn thay vì chúng ta muốn. Chúng ta làm vậy để được mọi người yêu mến và chấp nhận chúng ta. Bằng cách này, chúng ta đã che giấu bản chất thật của mình. Chúng ta cũng kết luận rằng cảm giác của chính mình là không ổn, vì vậy chúng ta cần đảm bảo rằng bản thân đã kìm nén cảm xúc của mình, đặc biệt là những cảm xúc dường như bị cấm, như tức giận hoặc buồn bã.
Tất cả những điều này khiến chúng ta đánh mất đi bản chất thực sự của con người chúng ta. Nhiều người trong chúng ta sống cả đời theo cách sống của người khác, chúng ta phải trở thành như thế này phải làm như thế kia, cứ như vậy chúng ta sẽ không bao giờ thực sự hạnh phúc.
Bởi vì chúng ta tin rằng thật là sai lầm khi chúng ta là chính mình, vì vậy một số người trong chúng ta đã tạo ra các triệu chứng như nghiện ngập, trầm cảm, rối loạn ăn uống, hội chứng lo âu, hoặc thậm chí đau ốm.
Bây giờ, chúng ta có nhiều lý do hơn để tin rằng chúng ta “xấu xa” hoặc “sai” vì chúng ta nghĩ rằng có những triệu chứng này chứng tỏ điều đó. Hoan nghênh lòng căm thù bản thân ngày càng gia tăng trong chúng ta — bây giờ chúng ta đang sống với một cuộc tranh luận nội tâm lớn. Nó trở thành một tình huống không có lợi và chúng ta điên cuồng chuyển sang chủ nghĩa thoát ly hoặc chúng ta tạo ra các cơ chế sống sót / tê liệt.
Chúng ta nghĩ, “Tôi chỉ có thể thể hiện cái tốt của tôi” – “tốt” theo các quy tắc của gia đình và xã hội — và “Tôi không thể thể hiện cái xấu của tôi”, đó chỉ là những phần gia đình của chúng ta và xã hội không thể chấp nhận được. Khi làm điều này, chúng ta sẽ không bao giờ thực sự trải nghiệm được sự bình an bên trong; thay vào đó, chúng ta trở thành những sinh vật rời rạc.
Chào mừng sự xấu hổ và sự ẩn nấp trong bóng tối. Cái gì vậy? Núp trong bóng tối là phủ nhận hoặc từ chối những khía cạnh không được phép nhìn thấy của chúng ta. Chúng ta đẩy những phần không được phép nhìn thấy ấy ẩn sâu vào trong bóng tối của chính mình và đưa chúng vào “lồng cấm” của chúng ta.
Hầu hết mọi người nghĩ rằng bóng tối của chúng ta mang theo tổn thương sâu sắc và nỗi đau của chính mình. Nhưng trong đó cũng chứa đựng bản chất thật sự, sự đáng yêu của chúng ta, năng khiếu, tài năng và khả năng, sự sáng tạo và những phẩm chất tuyệt vời nhất của chúng ta.
Vậy, ý nghĩ có điều gì đó không ổn xảy ra với chúng ta ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta như thế nào? Nếu chúng ta coi đây là niềm tin cốt lõi của mình, chúng ta có thể tạo ra các triệu chứng như tự hủy hoại bản thân, lo lắng, bất lực, tuyệt vọng và các triệu chứng khác mà tôi đã đề cập ở trên.
Chúng ta lọc nhận thức và quan điểm của mình thông qua cách chúng ta cảm nhận về bản thân, và chúng ta lại để cảm giác đó tạo ra thực tế của chúng ta
Đôi khi chúng ta có thể phủ nhận những mong muốn thực sự của mình và những gì thực sự khiến chúng ta hạnh phúc một cách vô thức. Tuy nhiên, nó thể hiện như sự trì hoãn hoặc tự phá hoại bản thân hoặc nói rằng chúng ta không biết mình thích gì hoặc làm thế nào để vui chơi và giải trí — bởi vì chúng ta tin rằng làm như vậy là không ổn.
Chúng ta có thể gặp khó khăn khi nói ra sự thật về con người của chính mình và yêu cầu những gì chúng ta cần trong các mối quan hệ; chúng ta đã trở thành những sinh vật làm hài lòng mọi người bởi vì chúng ta học được rằng chúng ta cần phải từ bỏ bản thân để được chấp nhận và trở thành một người tốt.
Chúng ta có thể cố gắng kìm nén, phủ nhận hoặc chạy trốn khỏi bất kỳ cảm giác tiêu cực, buồn bã hoặc cảm giác không được chấp nhận vì khi chúng ta cảm nhận sai lầm về cảm xúc của mình, chúng ta sẽ cảm thấy tồi tệ hoặc sai lầm.
Nếu sự xấu hổ đang tồn tại trong chúng ta, chúng ta sẽ không bao giờ cảm thấy mình là một người đủ tốt. Chúng ta thậm chí có thể cảm thấy mình thất bại, hoặc chúng ta cần phải bù đắp thật nhiều, cố gắng chứng tỏ mình đủ tốt thông qua thành công, danh tiếng và tích lũy, nhưng sâu bên trong chúng ta trống rỗng và không hạnh phúc.
Chỉ là một FYI (For Your Information) – Thông tin để bạn biết, không có gì sai với những điều này; đó là năng lượng đằng sau những gì chúng ta đang làm mà chúng ta cần chú ý.
Có nhiều cách để ý tưởng sai lầm này diễn ra, đặc biệt là trong năng lượng của sự sợ hãi và nghi ngờ.
Vì vậy, có một ý tưởng sai lầm cũng xảy ra tương tự với tôi, đó là có điều gì đó không ổn với tôi. Niềm tin này được tạo ra từ những thông điệp tôi nhận được và suy ra khi tôi còn nhỏ; liên tục bị nói rằng tôi sai, béo, xấu, ngu ngốc, ích kỷ, và rằng tôi đã đòi hỏi quá nhiều.
Từ ký ức đầu tiên của tôi, tôi đã ăn rất nhiều; thức ăn an ủi và làm dịu tôi. Nó là cách duy nhất khiến tôi tập trung năng lượng của mình, làm tê liệt cảm giác đau đớn của tôi và giữ cho tôi an toàn trong một môi trường mà tôi không được chấp nhận.
Sau đó ở tuổi 13, bác sĩ bảo tôi phải ăn kiêng, và ở tuổi 15, tôi bị biếng ăn, điều này khiến tôi càng cảm thấy sai lầm và tồi tệ hơn.
Chứng chán ăn là một triệu chứng xuất phát từ cảm giác và niềm tin: tôi không xứng đáng, tồi tệ, sai trái. Và tôi cần phải tước đoạt mọi thứ của bản thân để được chấp nhận và yêu thương. Khá là khó hiểu nhỉ?
Điều mà hầu hết mọi người không hiểu là chán ăn không chỉ là khiến cơ thể chúng ta chết đói, mà là chúng ta đang bỏ đói chính mình. Đó là sự phủ nhận bản thân, từ bỏ bản thân và ngược đãi bản thân, đối lập với tự tôn và tự yêu bản thân.
Tôi đã tiếp nhận cách mà cha mẹ tôi đối xử với tôi, và tôi đã trở thành người cha mẹ xấu tính của chính mình. Tôi tự chỉ trích bản thân mỗi ngày mình hàng ngày bằng những lời độc thoại tiêu cực, cắt cổ tay và mặt, say xỉn, bỏ đói bản thân và cưỡng chế tập thể dục. Tôi cũng chán nản, lo lắng và uống thuốc ngủ để ngủ qua ngày.
Tôi đã trở thành nô lệ của lối sống này, xuất phát từ niềm tin rằng có điều gì đó không ổn xảy ra với tôi, và đi sâu hơn nữa, rằng tôi tồi tệ và sai lầm.
Tôi đã tự tước đoạt tất cả mọi thứ của mình, không chỉ thức ăn. Tôi không cho phép mình đến gần người khác, hoặc mua cho mình bất cứ thứ gì. Về cơ bản, tôi đã sống trong sự thiếu thốn, những hạn chế và sợ hãi hàng ngày. Nếu tôi kiếm tiền, nó phải vào ngân hàng, và tôi đã làm việc quá sức để chứng tỏ mình là một “cô gái ngoan”. Tôi tự đặt mình vào những tình huống nguy hiểm, chẳng hạn như đi bộ một mình trong khu vực tồi tệ vào ban đêm, và ở trong những mối quan hệ lạm dụng vì tôi không coi trọng bản thân và mạng sống của mình.
Tôi đang sống trong trạng thái ngẩn ngơ như mất hồn, và không ai có thể giúp tôi thay đổi. Ngay cả sau khi ra vào vô số bệnh viện và trung tâm điều trị và gặp các bác sĩ trị liệu trong hơn hai mươi ba năm, tôi vẫn sống với một cuộc chiến nội bộ. Tôi giữ chặt những lối sống có hại mà tôi đang sống, bởi vì tôi tin rằng tôi đáng bị đối xử theo cách đó; đó là cách tôi học để đối phó và tồn tại.
Vì vậy, mọi thứ cuối cùng đã thay đổi như thế nào? Làm thế nào tôi đến được vị trí của ngày hôm nay? Cuối cùng tôi đã tự chữa lành và tìm thấy mình trên một con đường tâm linh. Cho đến khi mọi người từ bỏ tôi, và cơ thể tôi bắt đầu xấu đi, tôi mới quyết định học cách chấp nhận bản thân, tự tôn và yêu bản thân.
Đó là một quá trình. Tôi đọc nhiều sách tự lực (self-help), nhưng hầu hết chúng chỉ hoạt động ở mức độ có ý thức. Nó giống như tôi đang chiến đấu chống lại sinh học của chính mình, cố gắng thay đổi một cách có ý thức, nhưng mô hình năng lượng của tôi không thể nào thay đổi được.
Tôi bắt đầu không cảm thấy thoải mái khi sống thật với chính mình và sống trong cơ thể của mình cho đến khi tôi tìm hiểu nguyên nhân gốc rễ — cho đến khi tôi hiểu tại sao tôi lại mang năng lượng này bên trong.
Bằng cách đi vào nguyên nhân gốc rễ – điều gì đã xảy ra khi tôi còn nhỏ – tôi đã kết nối với đứa trẻ bên trong của mình hay một phần tâm trí của mỗi người trong thời thơ ấu, đứa trẻ đang thực sự tổn thương và khóc vì tình yêu.
Cô bé Debra bé bỏng rất sợ hãi, và cô bé không cảm thấy an toàn vì không có ai từng an ủi hay cho cô bé biết rằng mình vẫn ổn. Cô ấy muốn và cần biết rằng cô ấy không xấu hay sai, và cô ấy có thể ra sân và chơi đùa; rằng giờ đây cô ấy đã được yêu, được chấp nhận, được đánh giá cao và được an toàn.
Cô ấy rất đau và tức giận, phải mất một thời gian cô ấy mới tin tưởng tôi. Tuy nhiên, tôi vẫn ở lại đó và dần dần tôi bắt đầu cảm thấy bình yên trong nội tâm thông qua việc tự yêu bản thân và chấp nhận bản thân.
Điều gì sẽ xảy ra nếu thay vì đưa thuốc cho một người không thực sự cần, chúng ta đưa cho họ đơn thuốc mà họ không có vấn đề gì?
Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta giúp họ lột bỏ những rào cản của bản thân họ, giúp họ chữa lành những tổn thương và những vấn đề chưa được giải quyết, đồng thời cho phép họ yêu, tôn trọng bản thân và chấp nhận bản chất thật sự của họ?
Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta ngừng đánh giá bản thân, ngừng tự cho mình là xấu hoặc sai mà thay vào đó, hãy yêu thương và chấp nhận bản thân vô điều kiện — đặc biệt là những khía cạnh không được gia đình và xã hội chấp nhận?
Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta thấy sự xấu hổ, bất an và sợ hãi của chính mình khi được xem là những khía cạnh của bản thân đang cầu xin lòng trắc ẩn, sự tha thứ, sự chấp nhận và tình yêu thương vô điều kiện?
Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta nhìn nhận những “khuyết điểm” của mình như những khía cạnh đẹp đẽ và có giá trị của bản thân, và chúng ta bắt đầu tìm kiếm sự chấp thuận cho những phần bản thân không được xã hội chấp nhận?
Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta chuyển từ việc tự đánh giá bản thân sang lòng trắc ẩn và yêu bản thân, và chúng ta cho phép bản thân cảm nhận theo cách mà chúng ta đang cảm nhận?
Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta kết bạn với chính mình để cảm thấy thoải mái suốt cả ngày? Vì thế chúng ta không cần cố gắng quá mức để trở thành một ai đó có thể chấp nhận được mà thay vào đó chúng ta đã hòa nhịp với trái tim và linh hồn của mình?
Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta thay đổi mọi thứ về bản thân và cuộc sống của mình vì đó là một hành động tự yêu bản thân – chúng ta cải thiện vì chúng ta muốn, không phải vì chúng ta cần để được người khác chấp nhận và yêu mến?
Nếu chúng ta nỗ lực làm việc, hy vọng sẽ đến lúc chúng ta thấy rằng chúng ta không còn cần phải “sửa chữa” bản thân theo một cách nào đó để được người khác chấp nhận. Thay vào đó, chúng ta cho phép chúng ta là chính mình, chúng ta yêu và chấp nhận bản thân vô điều kiện, và chỉ thay đổi nếu chúng ta muốn, không phải vì chúng ta nghĩ rằng chúng ta có điều gì đó sai trái. Bởi vì không có. Và không bao giờ có.
————————————————————————
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích!
- Nguồn: tinybuddha.com
- Người dịch: Đặng Ngọc Yến Duy
- Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Đặng Ngọc Yến Duy – Nguồn iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/9531
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
iVolunteer Vietnam mạng xã hội chia sẻ, tổng hợp các thông tin cơ hội tình nguyện, học bổng, khoá học online hữu ích dành cho sinh viên & giới trẻ Việt Nam. Với các thông tin được cộng đồng chia sẻ, chúng mình thường KHÔNG có liên hệ trực tiếp với ban tổ chức hay đầu mối liên lạc của chương trình! Bạn vui lòng xem thêm thông tin tên đơn vị tổ chức chương trình (tìm qua facebook hoặc google) & nội dung chi tiết đính kèm, email/SĐT liên hệ (nếu có) ở link bài đăng trên fanpage và website https://ivolunteer.vn để tìm hiểu rõ hơn.
Lượt xem: 17