Kỹ Năng

Nghệ Thuật Trò Chuyện Và Cách Cải Thiện Kỹ Năng Giao Tiếp

Nghệ thuật trò chuyện, giống như bất kỳ nghệ thuật nào, đó là một kỹ năng của sự thanh lịch, sắc thái và sáng tạo.

Khi nói đến nghệ thuật trò chuyện, tất cả chúng ta đều đã gặp những người dường như đó là sở trường của họ. Họ có thể nói chuyện với bất kỳ ai về bất cứ điều gì và dường như họ làm điều đó một cách hoàn toàn dễ dàng. Và mặc dù sự thật là có những người được sinh ra với năng khiếu bẩm sinh, nhưng may mắn cho những người không có năng khiếu ấy, các kỹ năng trò chuyện có thể được rèn luyện và phát triển. 

Hội thoại là một hình thức giao tiếp; tuy nhiên, nó thường mang tính tự phát và ít trang trọng hơn. Chúng ta tham gia các cuộc trò chuyện với mục đích tương tác để dễ dàng gặp gỡ những người mới, tìm hiểu thông tin và tận hưởng các tương tác xã hội. Đối với mỗi thể loại trò chuyện, chúng khác nhau ở mọi thứ, từ các cuộc trò chuyện trí tuệ và trao đổi thông tin cho đến tranh luận một cách thân thiện và nói đùa dí dỏm.

Trong mỗi cuộc trò chuyện, bạn có thể phát triển khả năng chú ý lắng nghe, đặt những câu hỏi phù hợp và chú ý đến câu trả lời – tất cả những điều cần thiết cho nghệ thuật trò chuyện. Với sự rèn luyện thường xuyên, bất kỳ ai cũng có thể cải thiện kỹ năng trò chuyện của mình.

Các cách để cải thiện kỹ năng giao tiếp:

1. Thể hiện sự quan tâm và tò mò

Những người thực sự quan tâm đến người khác thường là cảm thấy bản thân người đối diện thú vị . Tại sao? Bởi vì họ cởi mở hơn để học hỏi và mong muốn tìm hiểu những điều mới mẻ. Thể hiện sự quan tâm cũng khiến người đối diện cảm thấy thoải mái và chia sẻ thông tin một cách tự nhiên hơn. Thể hiện sự chú ý bằng cách giao tiếp bằng mắt và tích cực lắng nghe.

Nếu bạn tỏ ra ngại ngùng và cần thời gian trước khi chia sẻ quan điểm của riêng mình, bạn có thể đặt câu hỏi mở hoặc khuyến khích người kia giải thích thêm về những hiểu biết của họ. Điều này kích thích một cuộc trò chuyện và nếu bạn biết về nó trước, cuộc trò chuyện của bạn sẽ diễn ra suôn sẻ hơn.

2. Đảm bảo sự cân bằng giữa cho đi và nhận lại

Có thể có nhiều lý do dẫn đến việc thi đi sự cho và nhận. Đôi khi sự lo lắng có thể cản trở và bạn lan man mà không nhận ra. Hoặc, sự lo lắng có thể khiến bạn đông cứng và không biết phải nói gì tiếp theo.

Nếu bạn thấy mình căng thẳng, hãy hít thở sâu và cố gắng hết sức để tập trung; mỉm cười, và sau đó suy ngẫm về những gì bạn muốn nói. Nếu người kia là người nói luyên thuyên và bạn đã cố xen vào nhiều lần nhưng không được, hãy lịch sự xin lỗi và rời đi.

Nếu sau này bạn nhận ra rằng mình là người hay nói luyên thuyên, thì ít nhất bạn đã thực hiện được bước quan trọng nhất để cải thiện đó là – nhận thức.

Xác định xem xu hướng điều khiển trò chuyện của bạn là do lo lắng hay do chủ ý tham gia của bạn.

Dù bằng cách nào, hãy tự xem lại cuộc trò chuyện trong đầu bạn. Tìm những vị trí mà bạn có thể tạm dừng và cho phép người kia nói chuyện.

Đối với các cuộc trò chuyện sau này, nguyên tắc chung là sau khi bạn đưa ra một quan điểm, hãy tạm dừng lại để tìm được sự đồng thuận hay một quan điểm khác để thay thế. Quan sát ngôn ngữ cơ thể cũng có thể là một dấu hiệu để bạn biết cách nên dừng lại hay tiếp tục.

Ví dụ, một người có đôi mắt u sầu và thể hiện sự buồn chán? Họ đang tiến về phía bạn để nói gì đó những bạn vẫn đang thao thao bất tuyệt thì họ sẽ tìm kiếm một. Trong một cuộc trò chuyện, mỗi người đều có cơ hội thể hiện bản thân chứ không phải là một cuộc độc thoại. 

3. Hãy trở nên thú vị và tìm kiếm chủ đề để trò chuyện

Bạn không cần phải là một diễn viên hài, một nghệ sĩ giải trí,.. nhưng bạn cần phải trở nên thú vị nếu không, bạn sẽ chẳng có gì để nói? Nếu bạn không có nhiều thông tin, không có xu hướng không đọc sách nhiều, hoặc có rất ít sở thích, bạn sẽ có rất ít điều để nói ngoại trừ bản thân.

Nếu có thể, hãy tránh những trường hợp đó bằng cách trở thành người hiểu biết về các sự kiện thế giới, những người nắm bắt được tin tức hoặc những gì đang diễn ra. Hãy dành thời gian để cập nhật những bản nhạc mới nhất, những công nghệ mới được khám phá hoặc những cuốn sách bán chạy nhất gần đây.

Không ai có thể biết tất cả mọi thứ, vì vậy nếu bạn có thể khai sáng cho ai đó trong quá trình trò chuyện, bạn sẽ thành công! Bằng cách tương tự, bạn cũng có thể học được những điều mới lạ. 

Tất nhiên, không phải tất cả các cuộc trò chuyện đều là cuộc tụ họp chia sẻ kiến ​​thức hoặc thảo luận về những vấn đề thế giới. Nhiều người, đặc biệt là ở những quan hệ xã hội khác nhau, chúng ta có thể có những câu chuyện nhẹ nhàng và vui vẻ.  

Trong những trường hợp như vậy, hãy chú ý đến giọng điệu và tâm trạng của cuộc trò chuyện và đi đúng hướng. Đặc biệt, nếu bạn là người không thích đùa cợt, bạn có thể lắng nghe, mỉm cười và tận hưởng sự hài hước. Đừng bao giờ hành động như thể bạn cảm thấy lạc lõng hoặc không thoải mái.

4. Thư giãn và là chính mình

Nếu bạn cố gắng trở nên khác đi, không là chính bạn, điều đó sẽ bị thể hiện ra và khiến cho cuộc trò chuyện trở thành thất bại trước khi nó bắt đầu. Phải thừa nhận rằng, nếu bạn không thoải mái thì bạn khó có thể là chính mình. Hãy chậm lại và  hít thở thật sâu nhé.

Nếu bạn không cố gắng hết sức để thư giãn, bạn sẽ nói điều gì đó ngớ ngẩn, khó hiểu hoặc không liên quan đến cuộc trò chuyện. Thay vào đó, hãy cố gắng nở một nụ cười ấm áp, thân biệt; điều đó sẽ làm cho bạn có vẻ dễ chịu và do đó,mọi người sẽ cảm thấy bạn dễ gần hơn. 

Cần lưu ý: nếu bạn đang cố gắng quá mức để trở thành thứ không phải là mình, bạn sẽ bị coi là giả tạo hoặc giả tạo.

Khi bắt đầu một cuộc trò chuyện, hãy đến và giới thiệu bản thân bạn. Nó vừa lịch sự vừa cần thiết và khiến mọi thứ bắt đầu suôn sẻ hơn. 

Nếu được, bạn có thể bắt tay, sau đó mỉm cười và giao tiếp bằng mắt. Thân thiện giúp người đối diện cảm thấy thoải mái và mở ra cánh cửa để họ giới thiệu bản thân họ lại với bạn.

Nếu vì bất cứ lý do gì, nỗ lực của bạn không được mọi người đón nhận và bạn nhận thấy người đối diện lạnh lùng và nghiêm trọng, hãy cúi chào một cách duyên dáng và tiếp tục. Đừng coi đó là một lời từ chối; chỉ đơn thuần xem xét rằng người đó có lý do của họ để không đáp lại. Có lẽ họ không được khỏe, đã có một ngày tồi tệ, hoặc không có tâm trạng để trò chuyện.

5. Luyện tập thường xuyên 

Nghệ thuật trò chuyện, giống như bất kỳ kỹ năng nào, cần phải luyện tập và thực hành hàng ngày. Đừng mong đợi có thể trở nên thành thạo sau vài lần thử đầu tiên. Đó phải là thực hành thường xuyên cũng như tiếp xúc với nhiều tình huống xã hội khác nhau. Một cách tốt để luyện tập trước khi bạn tham gia một sự kiện là với các thành viên trong gia đình và những người bạn cảm thấy thoải mái nhất. Họ có thể mang đến bài học có ích và bạn có thể lấy đó làm kinh nghiệm của bạn thân. Hãy nhớ đừng tập luyện quá sức. 

—————————-

Những mẹo nhanh cho nghệ thuật trò chuyện
  • Đừng chi phối hay cố gắng kiểm soát. Một cuộc độc thoại không phải là một cuộc trò chuyện.
  • Thể hiện sự quan tâm và tò mò ở người khác.
  • Cố gắng cân bằng giữa cho và nhận.
  • Hãy là một người lắng nghe tích cực bằng cách duy trì giao tiếp bằng mắt và đặt những câu hỏi thích hợp.
  • Đừng ngắt lời và cắt ngang ý tưởng của người khác trước khi họ chưa nói xong.
  • Duy trì một thái độ cởi mở; mọi người đều có quyền thể hiện bản thân ngay cả khi bạn không đồng ý với những gì họ đang nói.
  • Mặc dù điều này là sáo rỗng, hãy cố gắng tránh các chủ đề như tôn giáo và chính trị. Bạn sẽ ngạc nhiên về việc có bao nhiêu người bị mắc kẹt bởi chúng và kết thúc bằng một cuộc tranh luận chứ không phải cuộc trò chuyện.
  • Hãy trang bị cho bản thân bằng cách cập nhật những tin tức, diễn biến và sự kiện thế giới mới nhất.
  • Hãy tiếp cận cuộc trò chuyện bằng cách giữ thái độ thoải mái, tươi cười và duy trì thái độ thân thiện.

Sở hữu nghệ thuật trò chuyện giúp cải thiện các mối quan hệ cá nhân, xã hội và công việc. Nó mang đến cho bạn cơ hội gặp gỡ những người mới thú vị và giới thiệu cho bạn nhiều chủ đề và chủ đề mới khác nhau. Với thực hành và ứng dụng, bất kỳ ai cũng có thể cải thiện kỹ năng hội thoại của mình.

————————————-

  • Tác giả: Z. Hereford
  • Người dịch: Phạm Hương Giang- Nguồn iVolunteer Vietnam

Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/13568

Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.

Lượt xem: 78

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ

Top List in the World Top 10 Cửa Hàng Đồ Gia Dụng TPHCM Chất Lượng Và Uy Tín