Đừng quên rằng Hà Lan cũng là một chế độ quân chủ lập hiến không chỉ trải dài ở các quốc gia lục địa Châu Âu, mà còn trên một vài lãnh thổ ở vùng biển Caribe. Xuyên suốt các vùng miền của nó, nhiều ngôn ngữ, phương ngữ có thể chính thức và không chính thức, được sử dụng trong giao tiếp ngày càng phổ biến chẳng hạn như Papiamento hoặc West Frisian,. Nhiều người cũng thường xuyên sử dụng ngôn ngữ Dutch. Hãy cùng nhau tìm hiểu để có cái nhìn sâu hơn về những cách con người giao tiếp tại đất nước Hà Lan.
Vượt qua ngôn ngữ Dutch đó
Đáp án đơn giản cho câu hỏi ngôn ngữ nào được sử dụng trong giao tiếp ở Hà Lan là Dutch. Ngôn ngữ này trước đây được biết đến là ngôn ngữ Hà Lan và được gọi một cách thích hợp là Nederlands in Dutch. Ngôn ngữ Dutch thuộc nhánh Tây Đức của sơ đồ cây ngôn ngữ họ Proto-Germanic, vì vậy dựa theo phép loại suy trên họ ngôn ngữ này thì Tiếng Đức là anh em cùng ngôn ngữ của nó và tiếng Anh là anh em họ của nó.
Từ “Dutch” bắt nguồn từ tên thời Trung Cổ của nó, Dietsc hoặc Duutsc, từ mà ít nhiều tương đương với từ Deutsch – Tiếng Đức hiện đại, có nghĩa là “ngôn ngữ của con người” (Trái ngược với ngôn ngữ học thuật và ngôn ngữ tôn giáo ưu tú – Latin). Tiếng Dutch được ra đời cùng thời điểm với tiếng Anh cổ và được sử dụng giao tiếp bởi gần 27 triệu người ngày này, tính trên cả việc sử dụng như ngôn ngữ mẹ đẻ và ngôn ngữ thứ hai. Ở Vương quốc Hà Lan, tiếng Dutch chuẩn được sử dụng cho tất cả các vấn đề chính thức.
Phương ngữ lục địa và ngôn ngữ thiểu số
Bên cạnh sự lan rộng của tiếng Dutch chuẩn, có nhiều loại phương ngữ về cơ bản có thể được tổng hợp thành các thành các phân nhóm chính sau: West Frisian, Low Saxon and Low Franconian. Ví dụ, The Low Franconian Hollandic là phương ngữ phổ biến nhất ở Hà Lan và có thể được tìm thấy ở các khu vực đô thị hóa như Amsterdam. Mặc dù vậy, không phải tất cả những phương ngữ này được công nhận và việc sử dụng chúng trong cuộc sống hàng ngày của nhiều người đang giảm dần.
Ba ngôn ngữ thiểu số cũng chính thức được bảo vệ, bắt đầu với sự thịnh hành của Đông Nam Limburgish, tiếp theo đó là West Frisian và Dutch Low Saxon. Trên thực tế, tỉnh phía bắc Friesland hoạt động song ngữ bằng cả tiếng Dutch và Tây Frisian – một trong ba ngôn ngữ Frisian của Tây Đức. Nếu tiếng Dutch và tiếng Anh không đủ giống nhau, thì West Frisian thường được coi là cầu nối ngắn hơn giữa hai thứ này.
Vương quốc Hà Lan
Vì vậy, chúng tôi đã đề cập đến những gì được nói trên đất liền Hà Lan – Nhưng còn tại các lãnh thổ Caribe của Vương quốc Anh thì sao? Ngoài Hà Lan ra, còn có ba quốc gia khác bao gồm Aruba, Curacao và Sint Maarten và ba thành phố tự trị đặc biệt (Bonaire, Saba và Sint Eustatius) cấu thành nên vương quốc Anh. Mặc dù tiếng Dutch là ngôn ngữ quan liêu chính thức trong cả sáu, nhưng nó không phổ quát. Người dân chỉ đơn thuần nói bất kỳ ngôn ngữ nào mà họ biết.
Tất cả các lãnh thổ này có thể được công nhận là các xã hội đa ngôn ngữ, với Papiamento, tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Pháp và tiếng Dutch, tất cả đều được tìm thấy ở các mức độ khác nhau của chúng tôi. Nếu bạn đến Aruba, Bonaire hoặc Curaçao, rất nhiều khả năng bạn sẽ thấy người Iberia nói tiếng Papiamento – sự kết hợp giữa tiếng Tây Ban Nha và tiếng Bồ Đào Nha với một số ảnh hưởng của tiếng Tây Phi và tiếng Dutch.
Thông qua các đạo luật khác nhau, Quốc Hội của những hòn đảo này cố ý quyết định tiếng Papiamento nên là ngôn ngữ chính được sử dụng cho giáo dục tiểu học thay vì tiếng Dutch. (chỉ có hai quốc gia khác đã đưa ngôn ngữ Creole trở thành công cụ học tập chính thức để xóa mù chữ ở trường học). Mặt khác, Saba, Sint Marteen và Sint Eustatius tiếp nhận Tiếng Anh như là ngôn ngữ ưu tiên. Saba có bản địa hóa tiếng Anh Creole của riêng mình – Saba English, và nhiều người sử dụng tiếng Pháp hơn tiếng Dutch tại Sint Maarten.
Từ khi Vương quốc Hà Lan là tàn tích của chủ nghĩa đế quốc Châu Âu, đây là thời điểm tốt để chỉ ra rằng chủ nghĩa thực dân Hà Lan không chỉ để lại những tác động sâu sắc về xã hội, chính trị và kinh tế đối với các vùng lãnh thổ của họ, mà cả về ngôn ngữ nữa. Ví dụ Afrikaans, tiếng được chuyển hóa từ ngôn ngữ Dutch. Mặc dù bây giờ Nam Phi và Namibia là những quốc gia độc lập, ngôn ngữ này được sinh ra từ sự chiếm đóng của Hà Lan vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay.
Bạn có thể đi vòng quanh Hà Lan mà không cần nói tiếng Hà Lan không?
Ngôn ngữ Dutch được một số người xem như một sự pha trộn kỳ quặc của tiếng Anh và tiếng Đức, với một số ít từ bị lạc âm nhưng vẫn có thể hiểu được (ví dụ, deur và “door” hoặc huis and “house”). Nếu bạn không có khả năng nắm bắt được đầy đủ câu thì cũng đừng lo lắng bởi 90% dân số nơi đây có thể nói tiếng Anh.
Tốt hơn hết, đa ngôn ngữ là chuẩn mực hơn là ngoại lệ. Sau tiếng Anh, tiếng Đức đứng vị trí thứ 2 với 79% về độ thành thạo, tiếp theo đó là tiếng Pháp với 29%. Những ngôn ngữ phổ biến khác bao gồm bao gồm tiếng Indonesia, tiếng Ả Rập Ma-rốc, tiếng Caribbean Hindustani, tiếng Sranan Tongo, tiếng Tarifit và tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, chủ yếu đến từ nhập cư. Ngoài ra còn có một ngôn ngữ ký hiệu riêng biệt của Hà Lan (Nederlandse Gebarentaal) chưa được chính thức công nhận.
Tiếng Anh hoặc tiếng Đức sẽ là lựa chọn tốt nhất để bạn đi vòng quanh các thành phố như Amsterdam với tư cách là người nước ngoài, nhưng điều đó chắc chắn sẽ không ngăn bạn chọn một số tiếng Dutch!
———————————————
Xin cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích!
- Bài viết gốc: https://www.babbel.com/en/magazine/what-language-is-spoken-in-the-netherlands
- Người dịch: Trần Hoàng Trung Kiên
- Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “ Người dịch: Trần Hoàng Trung Kiên – Nguồn iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/10821
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
iVolunteer Vietnam mạng xã hội chia sẻ, tổng hợp các thông tin cơ hội tình nguyện, học bổng, khoá học online hữu ích dành cho sinh viên & giới trẻ Việt Nam. Với các thông tin được cộng đồng chia sẻ, chúng mình thường KHÔNG có liên hệ trực tiếp với ban tổ chức hay đầu mối liên lạc của chương trình! Bạn vui lòng xem thêm thông tin tên đơn vị tổ chức chương trình (tìm qua facebook hoặc google) & nội dung chi tiết đính kèm, email/SĐT liên hệ (nếu có) ở link bài đăng trên fanpage và website https://ivolunteer.vn để tìm hiểu rõ hơn.
Lượt xem: 15