Kỹ Năng

Những Điều Bạn Cần Biết Về Phương Pháp Học Tập Tích Hợp

Chúng ta hãy xem xét kĩ hơn về phương pháp học tập tích hợp, khám phá xem nó là gì, các mô hình khác nhau của nó và kể cả những thuận lợi và bất lợi khi áp dụng.

Trong năm vừa qua, các tổ chức học tập trên toàn thế giới đã có những thay đổi lớn. Đại dịch đã dẫn đến sự thay đổi trong cách giảng dạy của các giáo viên, và trong khi đó cũng có một số thay đổi chỉ mang tính tạm thời, một số khác thì lại mang tính dài lâu. Mặc dù phương pháp học tập tích hợp đã xuất hiện được một thời gian, nhưng những việc sử dụng (và những hạn chế) của nó vẫn nhận được sự chú ý rất nhiều.

📌Phương pháp học tập tích hợp là gì ? 

Hãy cùng bắt đầu với định nghĩa của phương pháp học tập tích hợp này. Như đã đề cập ở phần mở đầu của chúng tôi về thiết kế cách giáo dục trong giảng dạy cấp bậc đại học, phương pháp học tập tích hợp sử dụng nhiều sự kết hợp giữa phương pháp học tập trực tiếp truyền thống với các công nghệ trực tuyến và các thiết bị di động. Với mục đích là mỗi yếu tố này sẽ củng cố cho những yếu tố kia.

Tuy nhiên, khái niệm sử dụng công nghệ để bổ sung cho việc học trực tiếp không phải là một khái niệm mới. Hơn thế nữa, trước đây thì định nghĩa về phương pháp học tích hợp này rất khó xác định. Tuy nhiên trong những năm gần đây, nhiều sự đồng ý cho rằng là phương pháp học tập kết hợp là sự kết hợp giữa học tập trực tiếp và học tập dựa trên công nghệ.

Đặc biệt, ở cấp bậc đại học, việc áp dụng phương pháp học tập tích hợp là một phương pháp phổ biến. Một báo cáo năm 2016 đã xác định phương pháp học tập tích hợp là một trong những xu hướng thay đổi quan trọng nhất ở lĩnh vực giáo dục.

Việc học tập tích hợp không nhất thiết phải tuân theo một phương pháp sư phạm cụ thể nào. Nó có thể diễn ra đồng thời với việc học trực tiếp (đồng bộ) hay ngoài nó (không đồng bộ). Như chúng ta đã thấy, có rất nhiều phương pháp học tập tích hợp được sử dụng.

📌Phương pháp học tập tích hợp và học tập hỗn hợp

Bạn sẽ thường xuyên thấy thuật ngữ học tập hỗn hợp và thuật ngữ học tập kết hợp được sử dụng thay thế cho nhau. Mặc dù không nhất thiết có gì sai khi làm như vậy, các chuyên gia học tập kỹ thuật số phi lợi nhuận Jisc đã chỉ ra rằng vẫn có sự khác biệt nhỏ giữa các khái niệm này.

Jisc nhấn mạnh rằng, mặc dù có khả năng thay thế cho nhau, nhưng “học tập hỗn hợp  thường được sử dụng khi bản thân học sinh có nhiều lựa chọn hơn về cách họ tham gia vào quá trình học của mình và có thể di chuyển giữa việc ở tại chỗ và từ xa một cách liền mạch.”

📌Lớp học đảo ngược là gì ? 

Một khái niệm khác được liên kết chặt chẽ với các ý tưởng về phương pháp học tập kết hợp và hỗn hợp là một lớp học đảo ngược. Một lần nữa, đó lại là một thuật ngữ khó định nghĩa. Tuy nhiên, về cơ bản thì nó mô tả một mô hình học tập trong đó các bài tập trên lớp tuân theo một bài giảng được ghi sẵn hoặc các tài liệu khác. Như vậy, chúng ta có thể coi lớp học đảo ngược là một loại hình học tập kết hợp.

Cấu trúc bị “đảo ngược” vì việc học theo cách truyền thống được bao phủ trong lớp học thì thay vào đó lại được thực hiện trong thời gian của chính học sinh. Vì vậy, trước giờ học, người học có thể xem video, truy cập các tài liệu trực tuyến hoặc hoàn thành các bài đánh giá quá trình.

Sau đó thì việc học trực tiếp sẽ tập trung vào sự tương tác và việc học tập mang tính cá nhân hóa, bao gồm các hoạt động như làm việc nhóm và nghiên cứu các sự việc hay tình huống thực tế. Bạn có thể tìm hiểu thêm về cách mà công nghệ tác động đến lớp học với các khóa học trực tuyến của chúng tôi.

📌Vậy các loại hình học tập tích hợp gồm những gì ? 

Như chúng ta đã thấy, rất khó để có thể đưa ra định nghĩa đúng đắn của phương pháp học tập tích hợp. Tuy nhiên, điều đó cũng có nghĩa là có một số hình thức dạy học khác nhau liên quan đến phương pháp học tập kết hợp. Cùng với mô hình lớp học đảo ngược, chúng tôi đã chọn ra một số phương pháp hay nhất về phương pháp học tập kết hợp phổ biến khác được nhấn mạnh bởi blendlearning.org:

  • Mô hình học tập luân phiên theo trạm. Với mô hình học tập kết hợp này, học sinh luân phiên qua nhiều “trạm” khác nhau theo một lịch trình cố định. Thông thường, ít nhất một trong những trạm này là trạm học trực tuyến.
  • Mô hình học tập luân phiên trong phòng máy. Phương pháp này về cơ bản giống với phương pháp trên, chỉ khác là việc học trực tuyến diễn ra trong phòng máy chuyên dụng. Nó mang lại cho cả học sinh và người giảng dạy sự linh hoạt hơn trong khi tận dụng các tài nguyên hiện có.
  • Mô hình học tập luân phiên dựa trên nhu cầu riêng của từng cá nhân. Một lần nữa, mô hình này tương tự như luân phiên theo trạm và phòng máy. Tuy nhiên, nó được điều chỉnh cho phù hợp với từng học sinh (do người giảng dạy hoặc thuật toán) và không phải học sinh nào cũng nhất thiết phải đến từng trạm.
  • Mô hình học tập linh hoạt Flex. Mô hình học tập kết hợp này gồm tất cả về việc tạo ra sự linh hoạt. Học trực tuyến là trọng tâm của phương pháp này, trong khi đó thì giáo viên sẽ hỗ trợ và hướng dẫn khi học sinh cần.
  • Mô hình học tập giàu tính trực tuyến. Với phương pháp này, phần lớn các môn học được hoàn thành trực tuyến và từ xa. Thay vì có trải nghiệm tại các lớp học thông thường, học sinh chỉ tham gia các buổi gặp mặt trực tiếp khi được yêu cầu.
  • Mô hình học tập trực tuyến. Không giống như các mô hình khác, mô hình học tập này diễn ra hoàn toàn trực tuyến. Nó do người học tự định hướng và họ có thể tương tác với người hướng dẫn thông qua cuộc trò chuyện, email hoặc bảng tin. Mặc dù rất linh hoạt, nó lại thiếu đi sự tương tác trực tiếp.

Đây chỉ là một số mô hình học tập kết hợp có sẵn cho người giảng dạy. Có thể kết hợp các yếu tố lại với nhau để tạo ra một môi trường hoạt động tốt nhất cho cả học sinh và giáo viên.

📌Lợi ích của phương pháp học tập tích hợp 

Chúng ta sẽ đi sâu hơn vào những ưu điểm và nhược điểm của phương pháp học tập tích hợp này. Tuy nhiên, điều đáng nói hơn là một số lợi ích chung mà hình thức giảng dạy này đã mang lại.

Ở phần mở đầu của chúng tôi về lợi ích của việc học kết hợp và lớp học đảo ngược, nhiều người giảng dạy đã thảo luận về kinh nghiệm của họ khi sử dụng các mô hình này. Nhìn chung, có một số điểm mà họ nêu ra là:

  • Nó cho phép người giảng dạy liên kết các hoạt động trực tuyến và trực tiếp trong lớp, cho phép họ phát huy thế mạnh của từng hoạt động.
  • Nó có nghĩa là nhiều phương tiện và tài liệu khác nhau có thể được sử dụng để học tập, chẳng hạn như video, bản trình bày, podcast và tài liệu về ngành.
  • Tài liệu có thể được tạo hoặc ghi lại một lần và được sử dụng nhiều lần với nhiều lớp khác nhau.

📌Ưu điểm của của phương pháp học tích hợp 

Bây giờ, chúng ta hãy cùng khám phá một số ưu điểm cụ thể của phương pháp học tập kết hợp cho học sinh và giáo viên. Điều quan trọng cần lưu ý là các phương pháp khác nhau sẽ phù hợp với các học sinh khác nhau và nhu cầu cụ thể của họ. Bạn có thể tìm hiểu thêm về cách phát triển phong cách giáo dục hòa nhập hơn với khóa học trực tuyến của chúng tôi.

📌Những thuận lợi cho người học 

  • Học sinh có thể học tập theo tốc độ của riêng mình. Những người quen thuộc với những vấn đề trong môn học này có thể tìm hiểu thông qua các tài liệu trực tuyến nhanh hơn, trong khi những người kém tự tin hơn có thể tạm dừng và xem lại những phần khó hiểu.
  • Tài liệu luôn có sẵn. Bất cứ lúc nào học sinh học tốt, họ có thể đăng nhập và truy cập vào các lớp học, bài giảng và các tài liệu khác khi họ muốn học cao hơn.
  • Học viên có thể chuẩn bị trước khi đến lớp. Khi xem xét việc học tập kết hợp với việc học thực tế, sinh viên có thể khám phá các chủ đề và điểm quan trọng của một chủ đề thông qua việc học tập trực tuyến trước khi được giải thích trực tiếp. Điều này cho phép họ làm quen với tài liệu, có nghĩa là họ có thể dành nhiều thời gian hơn cho các hoạt động thú vị và mang tính tương tác.
  • Nó có thể cải thiện tỷ lệ lưu giữ. Nhiều nghiên cứu từ những năm 2000 cho rằng học tập kết hợp giúp học sinh lưu giữ nhiều thông tin hơn. Mặc dù các nghiên cứu mới hơn là cần thiết, nhưng điều này có thể chứng minh là có lợi.
  • Nó có thể giúp ích cho việc học tập độc lập. Với nhiều mô hình học tập kết hợp, học sinh được tự chủ động và tự do chủ động với việc học của mình. Điều này có thể giúp họ chuẩn bị cho việc học lên cao hơn, cũng như trong môi trường làm việc.
  • Nó giới thiệu các công nghệ mới. Học tập kết hợp cung cấp phạm vi cho người học trải nghiệm phần mềm và phần cứng mới. Việc khám phá cách sử dụng công nghệ như vậy có thể giúp họ có thể chuẩn bị với những nỗ lực trong tương lai.

📌Những thuận lợi cho người giảng dạy 

  • Giảng dạy thông qua nhiều bối cảnh. Những người giảng dạy có thể sử dụng nhiều nguồn tài nguyên để cung cấp tài liệu học tập cho các bối cảnh khác nhau. Ví dụ, họ có thể sử dụng các bài giảng, hướng dẫn và cài đặt thực tế khi giảng dạy một chủ đề cụ thể.
  • Công nghệ có thể tạo điều kiện cho các phương pháp tiếp cận sư phạm khác nhau. Sử dụng phương pháp học tập kết hợp có thể khuyến khích học tập tích cực, áp dụng các tình huống trong thế giới thực, học tập mang tính xã hội và áp dụng kiến thức vào các tình huống mới.
  • Đặt mục tiêu và theo dõi tiến độ. Nhiều công cụ học tập kết hợp cho phép giáo viên và người hướng dẫn theo dõi kết quả hoạt động của học sinh. Điều này có thể cung cấp cho những người giảng dạy một cái nhìn sâu sắc hơn về phương pháp nào là hiệu quả nhất.
  • Tạo một cách tiếp cận phù hợp. Bằng cách tạo các tài liệu trực tuyến, những người người giảng dạy sau đó có thể tập trung vào việc điều chỉnh thời gian trên lớp học trực tiếp của họ cho phù hợp với nhu cầu của học sinh.

📌Những bất lợi của phương pháp học kết hợp

Tất nhiên là cũng như nhiều phương pháp dạy và học khác, có những mặt trái tiềm ẩn khi nói đến phương pháp học kết hợp này. Dưới đây chúng tôi đã đề ra một số hạn chế cho cả người học và những người giảng dạy.

📌Những bất lợi đối với người học 

  • Tiếp cận các nguồn tài nguyên. Tiếp cận các nguồn tài nguyên. Mô hình học tập kết hợp thường yêu cầu học sinh sử dụng công nghệ ngoài lớp học. Không phải mọi người học đều có quyền truy cập bình đẳng vào các nguồn tài nguyên, điều này có thể khiến việc học trực tuyến trở nên khó khăn hoặc thậm chí là bất khả thi.
  • Hỗ trợ cho cá nhân người học. Không có cách tiếp cận nào toàn diện cho giáo dục. Học sinh có nhu cầu khác nhau và hiểu biết về kỹ thuật có thể không thấy việc học tập dựa trên công nghệ là có thể tiếp cận được nếu không có mức hỗ trợ phù hợp.
  • Thiếu sự tương tác trực tiếp. Mặc dù việc tự học có định hướng có thể mang lại lợi ích, nhưng những người học đang gặp khó khăn với tài liệu trực tuyến và có thể sẽ không thể tự tìm ra các giải pháp.

📌Những bất lợi đối với người giảng dạy 

  • Đây thường là cách tiếp cận từ dưới lên. Giáo viên hoặc các nhân viên khác thường phải chủ động với việc học kết hợp. Do đó, cần có những chỉ dẫn chính thức và sự phát triển chuyên môn để hỗ trợ việc thực hành phương pháp học tập kết hợp của họ.
  • Cơ sở hạ tầng có thể không tồn tại. Có thể khó thiết lập cấu trúc nội bộ cần thiết để triển khai mô hình học tập kết hợp. Các nguồn lực và ngân sách có thể không có sẵn.
  • Hạn chế thời gian. Tiến tới một môi trường học tập kết hợp có thể mất nhiều thời gian. Cũng như việc thiết lập và hậu cần cần thiết, việc đào tạo và chuẩn bị những tài liệu cũng rất cần thiết. Ngoài ra cũng có thể khó quản lý thời gian cùng với yêu cầu giảng dạy hiện nay.

’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’’

Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích

Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/10657

Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ