Kỹ Năng

Những Điều Bạn Cần Làm Khi Mắc Sai Lầm Trong Công Việc

Như mọi người vẫn thường nói, bất cứ ai đều có thể mắc sai lầm. Trong nhiều tình huống khác nhau, bạn có thể sửa lỗi hoặc chỉ cần quên nó đi và tiếp tục. Tuy nhiên, phạm sai lầm trong công việc là một vấn đề nghiêm trọng. Điều đó có thể làm ảnh hưởng đến cấp trên của bạn. Ví dụ, nó có thể gây nguy hiểm đến mối quan hệ với khách hàng, dẫn đến các vấn đề về pháp lý hoặc làm hại đến sức khỏe và sự an toàn của mọi người. Bạn sẽ là người gánh lấy hậu quả cuối cùng. Chỉ cần sửa lỗi và tiếp tục công việc không phải lại một lựa chọn tốt trong trường hợp này. Khi bạn mắc sai lầm trong công việc, sự nghiệp của bạn sẽ phụ thuộc vào những gì bạn làm tiếp theo. 

Sau đây là một số bước bạn cần thực hiện khi mắc sai lầm trong công việc:

👉 Thừa nhận sai lầm của mình

Ngay khi phát hiện có điều gì đó bất thường, hãy báo ngay cho cấp trên của bạn. Trường hợp nếu đó là một lỗi không đáng kể và không ảnh hưởng đến ai thì bạn có thể sửa nó trước khi nó xảy ra. Nhưng nếu một trường hợp xấu hơn xảy ra, đừng cố che giấu lỗi lầm của mình. Khi bạn làm điều đó, bạn có thể trông tệ hơn rất nhiều và mọi người thậm chí có thể buộc tội bạn che đậy. Thẳng thắn về những lỗi lầm sẽ thể hiện được tính chuyên nghiệp – một đặc điểm mà hầu hết các nhà tuyển dụng đều đánh giá cao.

👉 Trình bày cho cấp trên của bạn một kế hoạch để giải quyết sai lầm

Bạn cần phải đưa ra một kế hoạch để sửa chữa sai lầm của mình và trình bày nó với sếp của bạn. Bạn có thể chuẩn bị thêm một điều gì đó khi nói chuyện với cô ấy lần đầu tiên, nhưng đừng lãng phí thời gian nếu bạn không thể. Hãy đảm bảo với cô ấy rằng bạn đang tìm ra giải pháp.

Sau khi bạn xác định được bản thân cần làm gì, hãy trình bày nó. Nói thật rõ ràng về những gì bạn nghĩ là nên làm và những kết quả bạn mong đợi. Cho sếp của bạn biết thời gian để thực hiện và các chi phí liên quan. Đảm bảo “kế hoạch B” đã được chuẩn bị sẵn trong trường hợp sếp của bạn phản đối “kế hoạch A”. Mặc dù phạm sai lầm không bao giờ là điều tốt nhưng đừng bỏ lỡ cơ hội để thể hiện kỹ năng giải quyết vấn đề của mình.

👉 Đừng buộc tội bất cứ ai

Trong môi trường làm việc nhóm, những người khác cũng có thể phải chịu trách nhiệm về lỗi lầm đó. Mọi người thường vui mừng khi được biểu dương cho những thành công nhưng lại miễn cưỡng khi mắc phải sai lầm. Nếu có thể, hãy hợp mọi người lại và cùng nhau nói chuyện với sếp để bày tỏ với cô ấy về những điều không ổn.

Trường hợp không may mắn, bạn có thể không thực hiện được điều đó. Sẽ có một số người nói rằng: “Đó không phải lỗi của tôi”. Điều này không giúp bạn buộc tội cho một người khác ngay cả khi họ chia sẻ trách nhiệm với bạn về sai lầm. Chỉ hy vọng cuối cùng mỗi người đều sẽ chịu trách nhiệm cho hành động của mình.

👉 Hãy xin lỗi nhưng đừng tự dằn vặt bản thân 

Có một sự khác biệt lớn giữa việc nhận trách nhiệm và tự dằn vặt bản thân. Hãy thừa nhận lỗi lầm của mình nhưng đừng tự trách móc bản thân vì đã mắc phải lỗi lầm đó, đặc biệt là thể hiện điều đó quá rõ ràng. Nếu bạn cứ tiếp tục chú ý đến lỗi lầm của mình thì lỗi lầm của bạn sẽ được ghi nhớ trong tâm trí mọi người.

Điều bạn muốn là sếp sẽ tập trung vào những hành động của bạn sau khi mắc lỗi chứ không phải chấp nhận rằng điều đó đã xảy ra. Tuy nhiên hãy cẩn thận về việc quá khoe khoang bản thân. Khoe khoang về cách bạn sửa chữa lỗi lầm không chỉ thu hút sự chú ý về sai lầm ban đầu của bạn, thậm chí có thể dấy lên nghi ngờ rằng bạn cố tình mắc lỗi để thể hiện việc bạn có thể nhanh chóng giải quyết vấn đề.

👉 Nếu có thể, hãy sửa chữa lỗi lầm trong thời gian của bản thân

Nếu bạn được miễn lương khi làm thêm giờ, hãy đi làm sớm, ở lại muộn và ăn trưa tại bàn làm việc trong thời gian khi sửa chữa sai lầm của mình. Điều đó sẽ không thể thực hiện nếu bạn không được miễn lương khi làm thêm giờ. Sếp của bạn sẽ phải trả thêm tiền cho bạn (gấp rưỡi tiền lương theo giờ thông thường) cho mỗi giờ bạn làm việc trên 40 giờ/tuần. Chắc chắn là bạn không muốn gây thêm rắc rối cho sếp của mình. Vì vậy hãy xin phép cô ấy nếu bạn muốn tăng ca.

————————————————————————

Tác giả: Dawn Rosenberg McKay
Link bài viết gốc: TẠI ĐÂY
Dịch giả:
Phạm Thanh Thảo – CTV ban Nội dung
Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Dịch giả: Phạm Thanh Thảo – Nguồn: iVolunteer Vietnam”.

 

Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/5317

Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ