Trong khi các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đang suy đoán về vũ trụ ảo, những đứa con của chúng tôi đã sống trong đó.
Đây là các ý kiến riêng được bày tỏ bởi những người góp vốn cho chủ doanh nghiệp.
Là một người truyền đạt về công nghệ, điều kiện tiên quyết trong công việc của tôi là bắt kịp với công nghệ trong tương lai. Tôi đã báo cáo về sự chuyển đổi kỹ thuật số vào việc mua bán lẻ trong nhiều năm. Thật hấp dẫn khi chứng kiến các thương hiệu trở nên sống động trong thực tế ảo và thực tế tăng cường. Và, đặc biệt là vì đại dịch, vấn đề quan trọng hơn bao giờ hết là cách chúng ta tiếp cận và kết nối với mua sắm và thương mại từ nhà một cách an toàn.
Tôi đã quan tâm đến “metaverse”, một vũ trụ ảo phi tập trung được cho là sẽ tồn tại một vài năm nữa. Bởi vì trước kia Facebook (nay là Meta) và Microsoft đã thực hiện các thông báo định vị và đầu tư chủ đạo vào vũ trụ ảo. Đối với tôi, nó giống như một sự tiến hóa tự nhiên của quá trình chuyển đổi kỹ thuật số. Đây là một điều mà các nhà bán lẻ nên chú ý đến vì việc hợp nhất môi trường kỹ thuật số và môi trường vật lý của chúng ta sẽ là điều không thể tránh khỏi.
Tuy nhiên, gần đây, tôi đã nhận ra một điều thú vị và rắc rối. Trong khi tôi chỉ mới có thể hòa hợp hơn với khái niệm “metaverse” so với một người lớn bình thường, thì lũ trẻ của chúng tôi lại là những người đang xây dựng nó.
Đây là điều mà chứng nghiện Roblox của các con tôi đã dạy tôi về “metaverse”.
1. Thế hệ Gen Z sẽ sở hữu “metaverse”
Theo nghĩa chính xác nhất, vẫn còn mất nhiều năm nữa để “metaverse” được khái niệm hóa. Tuy nhiên, trên thực tế, các vũ trụ ảo đã tồn tại dưới dạng trò chơi trực tuyến và các con của chúng ta đã đang sống, giao lưu và mua sắm trong thế giới đó.
Ví dụ, Roblox có 47 triệu người dùng hoạt động hàng ngày và 67% người dùng có độ tuổi dưới 16 tuổi.
Điều này có nghĩa là hành vi mua hàng của Thế hệ Z sẽ phần lớn quyết định cách “metaverse” trở thành hiện thực vì chúng tôi sẽ có dữ liệu về cách chuyển đổi mức độ tương tác và doanh số bán hàng từ nhóm nhân khẩu học này. (Ngược lại, sự tiếp xúc của Thế hệ Z với các vũ trụ trực tuyến đã thông báo cho hành vi mua hàng của họ.)
Tuy nhiên, các vũ trụ kỹ thuật số này trở thành hiện thực, cho dù là các trò chơi điện tử lặp đi lặp lại hay một vũ trụ phi tập trung trở nên hoàn chỉnh hơn, chúng sẽ trở thành các kênh thương mại ngày càng quan trọng.
Đó là lý do các thương hiệu đang xuất hiện sẽ có lợi thế hơn với một số lượng người tiêu dùng ở thế hệ tiếp theo. Các thương hiệu như Nike và Vans đã tận dụng lợi thế của người đi trước bằng cách hợp tác với Roblox để xây dựng tương ứng một Nikeland và một công viên trượt băng mang thương hiệu Vans.
Tất nhiên, không phải tất cả các sự kích hoạt thương hiệu đều được tạo ra như nhau. Theo Christina Wootton, Phó chủ tịch Đối tác Thương hiệu của Roblox, tính xác thực trong việc kích hoạt thương hiệu chính là mấu chốt. Wootton cho biết: “Nhìn chung, quan điểm của chúng tôi đối với những sự kích hoạt trên nền tảng này đó chính là khuyến khích các thương hiệu tạo ra sự kết nối đích thực và tự nhiên với người hâm mộ, điều này giúp nâng cao trải nghiệm được chia sẻ của cộng đồng mà không làm gián đoạn những gì họ đang làm”.
Ví dụ, NASCAR đã đưa ra trải nghiệm 10 ngày trong trò chơi. Nó đã mang lại sự gia tăng 30% số người chơi đồng thời trong một trò chơi Roblox phổ biến, Jailbreak. Việc kích hoạt đã thành công, vì nó đã được truy cập hơn 24 triệu lần. Điều này cho thấy nó đã nâng cao trải nghiệm người dùng trong bối cảnh trò chơi để nâng cao cả thương hiệu lẫn nền tảng.
2. Đó không chỉ là trò chơi hay thậm chí là thương mại
Nếu bạn là phụ huynh của một đứa trẻ trong độ tuổi đi học, rất có thể bạn đã nghe thấy con mình có xung đột giữa các cá nhân từ việc chơi game của chúng. Nhờ có đại dịch, trẻ em đang trải qua quá trình xã hội hóa ở thời điểm phát triển quan trọng trong bối cảnh các trò chơi yêu thích của chúng.
Việc trẻ em đưa các điểm tiếp xúc xã hội với bạn bè lên màn hình tivi của chúng đưa đến kết quả là bằng chứng xã hội trong bối cảnh trò chơi đã trở nên quan trọng. Trẻ em có xu hướng chi tiền cho một diện mạo của nhân vật trong game của chúng thay vì mua một chiếc áo phông. Bởi vì diện mạo nhân vật là một dấu ấn của trạng thái nơi mà các vòng kết nối xã hội của chúng ngày càng tồn tại- đó chính là trực tuyến.
Áp lực xã hội này là một động lực mua hàng không thể tin nổi. Nếu các công ty không đánh giá cao việc xã hội hóa đang diễn ra phía sau màn hình, và tất cả các tác động kèm theo đối với hành vi của người tiêu dùng, thì họ có nguy cơ lỗi thời đối với nhóm nhân khẩu học quan trọng này.
Điều này có ý nghĩa gì đối với các doanh nghiệp, khi nói đến tương lai của chủ nghĩa tiêu dùng? Điều đó có nghĩa là còn có nhiều điều liên quan đến NFT (tài sản không thể thay thế) này hơn những điều mà nhiều người chúng ta nhận ra- bằng chứng xã hội trong lĩnh vực kỹ thuật số rất quan trọng và có thể được truyền tải thông qua các đối tượng kỹ thuật số.
3. Chúng ta cần phải suy nghĩ về cách metaverse trở thành hiện thực
Bất cứ khi nào có những công nghệ mới xuất hiện, giải quyết vấn đề đạo đức của những công nghệ đó là điều cần thiết. Điều đó có nghĩa là hãy có một cái nhìn theo chủ nghĩa tương lai về kết quả của các công nghệ mới nổi, bao gồm cả những hậu quả không mong muốn.
Điều này thật dễ dàng khi nhìn lại, nhưng chúng ta nên xem xét các kết quả có thể có của thuật toán mạng xã hội, vốn đã góp phần vào chủ nghĩa biệt lập, phân cực chính trị và các vấn đề sức khỏe tâm thần. Nếu chúng ta đã làm như vậy, thì tôi hy vọng chúng ta sẽ nghĩ ra một mô hình khác để kiếm tiền trên mạng xã hội.
Với tư cách là những nhà đổi mới, trách nhiệm đạo đức của chúng ta là phải suy nghĩ sâu sắc về tác động của công nghệ và xây dựng các biện pháp bảo vệ người tiêu dùng cùng với cơ sở hạ tầng mới. Nghĩa là, chỉ vì chúng ta có dữ liệu để hiểu cách thu hút mọi người đến với nội dung của chúng ta thì không có nghĩa đó là con đường đúng đắn cho xã hội hay cho lợi nhuận của chúng ta.
Với “metaverse”, cổ phần rất cao cho các thế hệ tương lai. Chúng ta nên suy nghĩ lâu dài và kỹ lưỡng về các tác động xã hội trong việc thu hút mọi người tham gia vào các vũ trụ kỹ thuật số. Tuy nhiên, thực tế là các thế hệ trẻ đã và đang sống trong đó.
Là một thế hệ xác định chuẩn mực xã hội mới, chúng ta có đang lắng nghe và tham gia không? Đã đến lúc các thương hiệu gặp gỡ các thế hệ trẻ ở nơi họ đang ở và sẽ ở trong tương lai. Điều đó sẽ giúp các doanh nhân và các nhà lãnh đạo doanh nghiệp có tư duy tương lai để xây dựng một cách chu đáo một thế giới hiện thực kết hợp giữa vật lý và kỹ thuật số mà chúng ta thực sự muốn tồn tại.
**********
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích
- Người dịch: Trần Thị Trà My
- Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Trần Thị Trà My- Nguồn iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/11069
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
iVolunteer Vietnam mạng xã hội chia sẻ, tổng hợp các thông tin cơ hội tình nguyện, học bổng, khoá học online hữu ích dành cho sinh viên & giới trẻ Việt Nam. Với các thông tin được cộng đồng chia sẻ, chúng mình thường KHÔNG có liên hệ trực tiếp với ban tổ chức hay đầu mối liên lạc của chương trình! Bạn vui lòng xem thêm thông tin tên đơn vị tổ chức chương trình (tìm qua facebook hoặc google) & nội dung chi tiết đính kèm, email/SĐT liên hệ (nếu có) ở link bài đăng trên fanpage và website https://ivolunteer.vn để tìm hiểu rõ hơn.
Lượt xem: 46