Những Kĩ Năng Cần Có Của Một Kĩ Sư Xây Dựng
Các kỹ sư xây dựng sử dụng các kỹ thuật cụ thể cho công việc của họ để thiết kế cấu trúc cho những công trình công cộng và tư nhân. Tuy nhiên, họ cũng cần các kỹ năng mềm liên quan đến công việc của họ trong việc quản lý và tương tác với những chuyên gia khác. Các kỹ năng mà một kỹ sư xây dựng cần để thực hiện công việc của họ là sự kết hợp giữa lí thuyết và kinh nghiệm của họ.
Trong bài viết này, chúng tôi đưa ra các ví dụ về những kỹ năng cho một kỹ sư xây dựng, giải thích cách chúng được sử dụng tại nơi làm việc và đưa ra một số mẹo về cách bạn có thể cải thiện và làm nổi bật các kỹ năng của mình cho các nhà tuyển dụng hoặc cơ hội việc làm trong tương lai.
Kỹ năng xây dựng là gì?
Kỹ năng xây dựng liên quan đến nhiều khả năng thiết kế kỹ thuật, lý luận, giao tiếp và quản lý, giúp các kỹ sư hoàn thành các dự án như cầu, đường bộ, sân bay, đường cao tốc và đường thủy. Một kỹ sư xây dựng cần sử dụng nhiều chương trình phần mềm để hỗ trợ tính toán thiết kế và kết xuất. Họ cũng cần có khả năng làm việc với các kỹ sư khác trong các dự án quy mô lớn để chuẩn bị và thực hiện các kế hoạch xây dựng.
Kỹ năng cần có của kỹ sư xây dựng
Dưới đây là những kỹ năng mà các kỹ sư xây dựng cần có để thực hiện công việc của họ:
- Kiến thức toán- lý
Trong khi chờ lấy bằng, các kỹ sư có thể tham gia các khóa học tập trung vào những khái niệm toán học và ứng dụng vật lý để chuẩn bị cho công việc sau này bằng cách sử dụng chúng để xây dựng các công trình dân dụng. Họ sử dụng các công thức toán học phức tạp để tính toán các thông số kỹ thuật cho các dự án xây dựng. Các kỹ sư còn phải hiểu các khái niệm vật lý để áp dụng các nguyên tắc kỹ thuật khi họ thiết kế bất kỳ cấu trúc nào.
2. Giải quyết vấn đề
Các kỹ sư phải đối mặt với những thách thức khác nhau với mỗi dự án mà họ thiết kế. Họ cần tìm giải pháp cho các vấn đề thiết kế ở bất kỳ giai đoạn nào trong công việc của họ. Các kỹ sư xây dựng có thể cần phải làm lại một dự án nhiều lần trước khi họ tìm ra phương pháp tốt nhất để tạo ra thiết kế của nó.
3. Khả năng kỹ thuật
Các kỹ sư xây dựng sử dụng các chương trình thiết kế số cụ thể để lên ý tưởng, mô hình hóa và hoàn thành các dự án. Họ cần phải thành thạo với các quy trình và chương trình thiết kế CAD như Civil 3D, AutoCad và Microstation.
4. Quản lý dự án
Làm việc với các kỹ sư, kiến trúc sư, nhà thầu và các chuyên gia xây dựng khác là một phần trách nhiệm hàng ngày của một kỹ sư xây dựng. Họ cần dẫn dắt những người khác trong việc lập kế hoạch, phát triển và xây dựng cấu trúc, cũng như đặt ra các mục tiêu và thời hạn hoàn thành một dự án.
5. Tư duy phân tích
Một kỹ sư phải phân tích cấu trúc, thiết kế và bố cục không gian của các dự án. Họ phải có khả năng tự kiểm tra công việc của mình để xem nó có đáp ứng các tiêu chuẩn thiết kế và an toàn hay không. Các kỹ sư xây dựng luôn đặt câu hỏi rằng liệu họ có thể cải thiện một dự án hoặc tìm ra một thiết kế tốt hơn.
6.Giao tiếp bằng lời nói
Các kỹ sư xây dựng cần phải giao tiếp với nhiều chuyên gia khác nhau cả trong công ty kỹ thuật của họ và những người khác bên ngoài. Từ nhân viên luật đến nhà thầu xây dựng, các kỹ sư xây dựng cần phải trình bày kế hoạch rõ ràng với tất cả mọi người tham gia cùng một dự án.
7. Tư duy phản biện
Thông thường, một kỹ sư xây dựng cần phải tiếp cận một vấn đề từ nhiều hướng hoặc suy nghĩ đến các giải pháp khác ngoài một vấn đề đặt ra. Kỹ năng tư duy phản biện giúp một kỹ sư xử lý các nhiệm vụ phức tạp liên quan đến công việc thiết kế của họ.
8. Sự tỉ mỉ
Các dự án kỹ thuật yêu cầu lập kế hoạch và sáng tạo chính xác. Xem xét các chi tiết nhỏ nhất của mọi dự án thiết kế là điều cần thiết đối với một kỹ sư xây dựng để duy trì chất lượng và độ chính xác trong công việc của họ.
9. Sự sáng tạo
Tư duy sáng tạo là một công cụ quan trọng mà các kỹ sư xây dựng sử dụng để lập kế hoạch chọn địa điểm và tạo ra các cấu trúc cho các công trình công cộng và nhà ở. Các kỹ sư xây dựng thường làm việc trong ranh giới của quy hoạch đô thị để phù hợp với các dự án vào không gian được sắp xếp trước. Họ cần có khả năng thích ứng và tìm ra những cách mới để sử dụng không gian công cộng sao cho phù hợp với các đặc điểm thiết kế của một dự án.
10. Quản lý thời gian
Với nhiều thời hạn và các giai đoạn dự án khác nhau, các kỹ sư xây dựng cần quản lý tiến trình của một thiết kế từ khi lập kế hoạch đến khi hoàn thành. Quản lý thời gian cũng là một kỹ năng quan trọng mà các kỹ sư sử dụng để cho những người khác hoàn thành đúng thời hạn trong suốt quá trình xây dựng.
11. Tổ chức
Các kỹ sư xây dựng cần duy trì trật tự trong quá trình thiết kế và không gian của họ để tạo điều kiện thuận lợi cho công việc của một dự án. Lưu trữ bản thiết kế, kết xuất và thực hiện kế hoạch là một phần quan trọng trong công việc của họ. Các kỹ sư xây dựng cũng duy trì hồ sơ để lập kế hoạch chi phí tổng thể và vật liệu cần thiết cho một dự án.
12. Giao tiếp bằng văn bản
Các kỹ sư xây dựng biên soạn các báo cáo và biểu mẫu yêu cầu ngôn ngữ viết kỹ thuật chính xác. Họ cũng phối hợp với các chuyên gia khác trong một dự án, những người có thể có kiến thức kỹ thuật hạn chế và cần các kỹ sư xây dựng để truyền đạt những ý tưởng này một cách ngắn gọn thông qua email và các tài liệu khác.
Làm thế nào để cải thiện kỹ năng xây dựng ?
Dưới đây là một số cách để giúp bạn cải thiện những kỹ năng cần có ở một kỹ sư xây dựng của mình:
1. Không ngừng học hỏi
Sau khi bạn tốt nghiệp với bằng kỹ sư xây dựng , điều quan trọng là phải tiếp tục phát triển các kỹ năng quan trọng thông qua nghiên cứu cá nhân và các nguồn lực chuyên môn. Hiệp hội Kỹ sư Xây dựng Hoa Kỳ, Hiệp hội Kỹ sư Chuyên nghiệp Quốc gia và các tổ chức khác cung cấp các cơ hội phát triển nghề nghiệp thông qua các khóa học trực tuyến, hội thảo trên web và hội nghị.
2. Nhận được giấy chứng nhận kỹ sư chuyên nghiệp
Kỹ sư xây dựng vượt qua kỳ thi có thể giành được sự ưu ái của kỹ sư chuyên nghiệp được cấp chứng nhận (PE). Một kỹ sư chuyên nghiệp có thể ký và đóng dấu các kế hoạch và tài liệu kỹ thuật, đảm nhận nhiều vai trò lãnh đạo hơn và có khả năng kiếm được mức lương cao hơn. Trở thành Chuyên gia xây dựng cũng thể hiện chuyên môn và kiến thức chuyên sâu của bạn trong lĩnh vực kỹ thuật. Nhiều trường cao đẳng cũng kết hợp giấy chứng nhận này như một phần của chương trình giáo dục của họ.
3. Đảm nhận vai trò lãnh đạo
Khi bạn đã có kinh nghiệm làm kỹ sư xây dựng, hãy tìm kiếm các vị trí giám sát có thể giúp bạn nâng cao khả năng lãnh đạo và quản lý dự án trong ngành kỹ thuật. Bạn có thể bắt đầu bằng cách tình nguyện hỗ trợ các nhà lãnh đạo hiện tại về thiết kế hoặc yêu cầu một người cố vấn có nhiều kinh nghiệm hơn trong lĩnh vực của bạn. Hãy nói rõ với ban giám đốc rằng các mục tiêu dài hạn của bạn là các vị trí lãnh đạo cho các dự án thiết kế trong tương lai.
4. Theo đuổi cơ hội mới
Các kỹ sư xây dựng muốn phát triển kỹ năng của mình có thể tìm cách kết nối với các chuyên gia khác thông qua các tổ chức kỹ thuật hoặc nhóm mạng kinh doanh. Kết nối với các nhà lãnh đạo khác ngành có thể mang lại cho bạn cơ hội làm việc trên các dự án bạn thường khó tiếp nhận được.
5. Xem xét bằng cấp sau đại học
Bạn có thể tìm hiểu thêm về các công nghệ mới nổi và các phương pháp kĩ thuật mới bằng cách lấy bằng thạc sĩ về kỹ thuật xây dựng. Các môn học bổ sung cho Thạc sĩ Khoa học Xây dựng được xây dựng dựa trên kiến thức nền tảng từ đại học với trọng tâm hơn là đào tạo chiến lược quản lí thông qua các nguyên tắc thiết kế kỹ thuật.
Kỹ năng cần thiết cho kỹ sư xây dựng tại nơi làm việc
Trong suốt sự nghiệp kỹ sư xây dựng, bạn sử dụng các kỹ năng chính để thiết kế các dự án có ảnh hưởng đến cơ sở hạ tầng của cả khu vực nông thôn và đô thị. Vì những dự án này liên quan đến đất công và tư nhân, một kỹ sư xây dựng thường làm việc với nhiều chuyên gia từ các ngành khác nhau để hoàn thành một dự án.
Dưới đây là một số mẹo về cách bạn có thể sử dụng các kỹ năng của mình một cách hiệu quả tại nơi làm việc:
- Học cách làm việc với các nhà lãnh đạo xây dựng khác nhau. Sử dụng các kỹ năng của bạn để tương tác với các nhà quy hoạch đô thị, các chuyên gia xây dựng và quản trị viên môi trường trong khi làm việc. Hãy trao đổi với các lãnh đạo địa phương ở cấp thành phố, tiểu bang hoặc quốc gia ở bất kỳ giai đoạn nào của dự án thiết kế dân dụng.
- Tạo kế hoạch, kết xuất, mô hình và bản thiết kế. Có được kiến thức chuyên môn về lập kế hoạch số để xây dựng các dự án bằng cách làm việc trên nhiều nền tảng khác nhau.
- Đi thăm quan tại chỗ. Bạn sẽ cần thực hiện nhiều chuyến thăm địa điểm trong suốt quá trình thiết kế để đảm bảo rằng các kế hoạch được hoàn thành một cách chính xác và tất cả việc xây dựng đều đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn.
- Thực hành hình dung một thiết kế. Bởi vì các kỹ sư xây dựng tham gia vào hầu hết mọi khía cạnh của dự án, bạn cần phải hình dung toàn bộ phạm vi của dự án thiết kế, từ việc tìm ra cách sử dụng tối ưu diện tích cho địa điểm xây dựng đến hình dung kết quả cuối cùng sau khi xây dựng xong.
- Hãy chuẩn bị để đưa ra quyết định. Một kỹ sư xây dựng có thể được yêu cầu đưa ra các lựa chọn ảnh hưởng đến toàn bộ dự án tòa nhà. Sử dụng tư duy phản biện và kỹ năng phân tích của bạn để xác định hướng hành động tốt nhất, sửa chữa những sai lầm trong quá trình xây dựng, lập lại kế hoạch để vượt qua những thách thức trên công trường và bắt đầu các quy trình thiết kế mới.
- Hiểu các yếu tố môi trường. Phân tích đất và các yếu tố môi trường khác bằng cách lấy mẫu đất để xác định bất kỳ mối lo ngại nào trước khi bắt đầu một dự án xây dựng. Bạn cũng có thể cần phải phân tích các yếu tố rủi ro đối với các địa điểm xây dựng tiềm năng.
- Phê duyệt và lựa chọn vật liệu xây dựng. Chú ý đến chi tiết, tư duy phản biện, phân tích và kỹ năng tổ chức để lựa chọn vật liệu được sử dụng trong việc xây dựng một dự án.
Làm thế nào để làm nổi bật các kỹ năng xây dựng của bạn
Sử dụng các mẹo sau để giúp các nhà tuyển dụng tiềm năng nhận ra kiến thức chuyên môn của bạn:
– Trong sơ yếu lý lịch
Khi bạn tạo sơ yếu lý lịch, hãy làm cho các kỹ năng xây dựng của bạn nổi bật hơn bằng cách liệt kê các khả năng chính của bạn cùng nhau trong một phần. Ưu tiên các kỹ năng dựa trên công việc bạn đang ứng tuyển với những phẩm chất phù hợp với thị trường nhất ở đầu danh sách.
Khi bạn thêm kinh nghiệm làm việc vào sơ yếu lý lịch của mình, hãy giải thích các trách nhiệm và thành tích công việc của bạn bằng cách sử dụng các kỹ năng quan trọng trong cách diễn đạt của bạn. Đảm bảo khớp lời giải thích của bạn với các kỹ năng liên quan nhất phù hợp với vị trí tương lai của bạn.
– Trong thư xin việc
Sử dụng thư xin việc để giới thiệu kinh nghiệm và chuyên môn xuất sắc của bạn. Xây dựng các kỹ năng phù hợp nhất với lý lịch và lịch sử công việc của bạn cũng như những kỹ năng phù hợp với mô tả công việc. Thư xin việc cho bạn cơ hội để giải thích thêm về kỹ năng của bạn đã giúp bạn đạt được thành tựu như thế nào trong sự nghiệp kỹ sư xây dựng.
– Trong phỏng vấn xin việc
Trong một cuộc phỏng vấn, bạn có cơ hội kể về cách bạn đã sử dụng các kỹ năng của mình để tác động đến sự nghiệp xây dựng của mình. Thảo luận về cách bạn đã phát triển và nâng cao kỹ năng xây dựng của mình thông qua các ví dụ cụ thể về các dự án trước đây của bạn. Hãy chuẩn bị để trả lời các câu hỏi, thuyết phục người phỏng vấn rằng bạn sở hữu những kỹ năng cần thiết để thực hiện tốt nhất vai trò mà bạn đang quan tâm.
————————————————————————
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích!
- Theo: www.indeed.com
- Người dịch: Nguyễn Thị Thanh Hương
- Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch- Nguyễn Thị Thanh Hương-Nguồn iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/8467
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
iVolunteer Vietnam mạng xã hội chia sẻ, tổng hợp các thông tin cơ hội tình nguyện, học bổng, khoá học online hữu ích dành cho sinh viên & giới trẻ Việt Nam. Với các thông tin được cộng đồng chia sẻ, chúng mình thường KHÔNG có liên hệ trực tiếp với ban tổ chức hay đầu mối liên lạc của chương trình! Bạn vui lòng xem thêm thông tin tên đơn vị tổ chức chương trình (tìm qua facebook hoặc google) & nội dung chi tiết đính kèm, email/SĐT liên hệ (nếu có) ở link bài đăng trên fanpage và website https://ivolunteer.vn để tìm hiểu rõ hơn.
Lượt xem: 21