Kỹ Năng

Những Kỹ Năng Chăm Sóc Sức Khỏe Tại Nhà

Công việc của một chuyên viên chăm sóc sức khỏe tại gia có thể nhiều thách thức nhưng cũng rất bổ ích. Nếu bạn đang theo đuổi một công việc giống như vậy thì cải thiện các kỹ năng là yếu tố tiên quyết để đạt được thành công. Các kỹ năng chăm sóc sức khỏe tại gia đều đòi hỏi nhiều kiến thức và chuyên môn, từ lòng thương bệnh nhân đến cách sử dụng thuốc và cách ghi lại những dấu hiệu quan trọng.

THÔNG BÁO TUYỂN SINH CHỨNG CHỈ

Bài viết này sẽ khám phá xem các kỹ năng chăm sóc sức khỏe tại gia là gì, làm cách nào để cải thiện cũng như áp dụng chúng trong công việc, và cách để nêu bật những kỹ năng này trong quá trình ứng tuyển.

💥Các kỹ năng chăm sóc sức khỏe tại nhà là gì?

Chuyên viên chăm sóc sức khỏe tại gia sẽ làm việc ngay tại nhà của bệnh nhân để chăm sóc cũng như điều trị và giám sát tổng thể sức khỏe của họ. Để hoàn thành công việc này cần có những kỹ năng chăm sóc sức khỏe tại nhà – sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa kiến thức y khoa, kỹ thuật và những kỹ năng mềm. Kỹ năng chăm sóc sức khỏe tại nhà bao gồm cả những kỹ năng cứng về chuyên môn như kiến thức y học, phương pháp điều trị và kỹ thuật chăm sóc bệnh nhân, cùng với những kỹ năng mềm giúp chuyên viên thiết lập mối quan hệ với người bệnh và đồng nghiệp nhằm cung cấp dịch vụ chăm sóc đặc biệt.

💥Ví dụ về các kỹ năng chăm sóc sức khỏe tại nhà

Một chuyên viên chăm sóc sức khỏe tại gia cần có kiến thức y khoa, lòng thương, sự đồng cảm, cùng với những kỹ năng khác như:

1. Kỹ năng giao tiếp

Kỹ năng giao tiếp là vô cùng quan trọng với công việc chăm sóc sức khỏe tại gia. Bởi công việc này đòi hỏi phải giao tiếp mỗi ngày với bệnh nhân, gia đình của họ và những người khác. Một vài kỹ năng giao tiếp cần có như thảo luận về phương pháp điều trị, tư vấn cho bệnh nhân và gia đình, chủ động lắng nghe và giao tiếp bằng văn bản. Bên cạnh đó, thấu hiểu ngôn ngữ cơ thể của bệnh nhân cũng quan trọng như cách đặt câu hỏi để nắm bắt tình trạng và sức khỏe của họ.

2. Kỹ năng xã hội

Tình thương, sự đồng cảm và tính kiên nhẫn là những kỹ năng mà một chuyên viên chăm sóc sức khỏe tại gia cần có. Chăm sóc bệnh nhân luôn có những yêu cầu cao, đặc biệt là trong chính ngôi nhà của họ, vậy nên tính kiên nhẫn cùng lòng trắc ẩn sẽ giúp bạn thấu hiểu quan điểm và nhu cầu của bệnh nhân, từ đó hoàn thành tốt vai trò của mình. Bên cạnh đó, sự đồng cảm mạnh mẽ cũng vô cùng cần thiết để xây dựng mối quan hệ tốt với bệnh nhân, giúp bệnh nhân giải quyết vấn đề và đương đầu với mọi thử thách.

3. Kỹ năng tổ chức công việc

Những chuyên viên chăm sóc sức khỏe tại gia cần phải sắp xếp công việc theo cách đặc biệt. Để hoàn thành công việc thật hiệu quả, bạn cần phải thành thạo kỹ năng tổ chức công việc và để ý chi tiết, từ hồ sơ bệnh nhân đến hồ sơ y tế, giúp sắp xếp và quản lý thuốc cũng như phương pháp điều trị.

4. Kỹ năng quản lý thời gian

Là một chuyên viên chăm sóc sức khỏe tại gia, bạn có trách nhiệm phải duy trì và sắp xếp các buổi họp. Chúng đòi hỏi bạn cần có kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả. Các chuyên viên chăm sóc sức khỏe tại gia phải làm việc với nhiều bệnh nhân khác nhau, vậy nên họ cần thành thạo quản lý thời gian để sắp xếp các nhiệm vụ một cách hợp lý mà vẫn có thể tiếp cận, linh hoạt và chăm sóc bệnh nhân của họ.

5. Khả năng thích ứng

Các chuyên viên chăm sóc sức khỏe tại nhà cũng cần dễ dàng thích nghi với các môi trường khác nhau. Khi đến thăm bệnh nhân tại nhà, bạn cần phải giữ tư tưởng cởi mở và thích ứng nhanh với những thay đổi hay thách thức đột ngột. Ví dụ như cuộc hẹn bị hủy, bị ốm đột ngột hay xảy ra mâu thuẫn với bệnh nhân và gia đình họ, đều yêu cầu bạn phải linh hoạt và sẵn sàng làm việc với khách hàng để đem lại lợi ích cho mọi người, đặc biệt là bệnh nhân.

6. Kỹ năng công nghệ

Chuyên viên chăm sóc sức khỏe tại gia cần phải làm việc với những thiết bị y tế phổ biến như máy đo huyết áp hay máy thở oxy, dựa trên những kiến thức và hướng dẫn mà họ đã được học. Bên cạnh những kỹ thuật này, bạn cũng cần biết cách sử dụng các ứng dụng máy tính, ví dụ như lập bảng tính, sử dụng chương trình lập trình và những ứng dụng máy tính khác. Ngoài ra, một vài thuật toán cũng cần thiết trong quá trình chăm sóc bệnh nhân, như đo lường liều lượng thuốc, ghi chép những chỉ số thống kê cơ bản và thỉnh thoảng là thanh toán hóa đơn y tế.

7. Kiến thức y khoa

Kiến thức y khoa về chăm sóc sức khỏe tại gia thường được dạy trong các buổi đào tạo và huấn luyện. Khi làm công việc này, bạn sẽ có cơ hội mở rộng kiến thức về tính ứng dụng của y tế và phương pháp chăm sóc bệnh nhân, giúp bạn thành công hơn trong sự nghiệp. Một vài nội dung quan trọng trong lĩnh vực này là cách quan sát những dấu hiệu quan trọng, đo nhiệt độ, băng bó vết thương, tham gia các buổi tư vấn với bệnh nhân và học thêm các thuật ngữ về y dược.

8. Thể lực ổn định

Chăm sóc bệnh nhân tại nhà đòi hỏi thể lực của bạn phải cực kỳ ổn định. Không chỉ theo dõi sức khỏe của bệnh nhân, bạn cũng có thể phải giúp họ trong công việc nội trợ. Giúp bệnh nhân mặc đồ, ngồi, đứng và di chuyển, yêu cầu khả năng nâng đỡ, đi lại và đứng suốt cả ngày. Bên cạnh đó, nhiều chuyên viên còn phải giúp bệnh nhân những việc lặt vặt và chuẩn bị bữa ăn. Vậy nên, để hoàn thành những công việc này, bạn cần phải chuẩn bị cho mình sức chịu đựng tốt và thể lực thật ổn định.

Cách để cải thiện kỹ năng chăm sóc sức khỏe tại nhà

Dù bạn mới vào ngành hay đã làm việc được một thời gian, dưới đây vẫn là một vài cách giúp bạn phát triển xa hơn và cải thiện kỹ năng của mình:

1. Không ngừng học tập và rèn luyện

Hãy tham dự các lớp học thêm hoặc tiếp tục rèn luyện những kỹ năng khác về chăm sóc bệnh nhân tại nhà. Ví dụ như tham dự một buổi hội thảo chuyên ngành, nơi sẽ dạy bạn những kỹ thuật mới để điều trị và chăm sóc bệnh nhân. Tương tự như vậy, hãy tham dự những khóa đào tạo và huấn luyện bổ sung để nâng cao tay nghề cũng như đạt được các chứng chỉ, giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hơn và thành thạo các kỹ năng.

2. Làm việc với tiền bối để học thêm những kỹ năng mới

Hãy học hỏi từ những chuyên gia, những người có nhiều kinh nghiệm trong ngành. Ví dụ, hãy sắp xếp lịch hẹn với một tiền bối để học thêm về kỹ năng chăm sóc bệnh nhân, như giao tiếp hay kỹ năng quản lý thời gian. Đây là cách để bạn được đặt câu hỏi và hiểu sâu hơn về công việc, từ đó giúp bạn thăng tiến trong sự nghiệp.

3. Xây dựng mối quan hệ với bệnh nhân

Hãy nỗ lực kết nối với từng bệnh nhân và gia đình của họ. Xây dựng mối quan hệ mạnh mẽ giữa bệnh nhân – gia đình – sức khỏe là vô cùng quan trọng để việc chăm sóc và điều trị trở nên hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, khi chăm sóc với bệnh nhân tại nhà, mối quan hệ này sẽ giúp ích điều hướng thói quen và môi trường của họ.

4. Xin đánh giá từ bệnh nhân, gia đình và đồng nghiệp

Hãy xin đánh giá từ những người mà bạn làm việc cùng. Điều này sẽ giúp bạn có cái nhìn sâu hơn về phương pháp chăm sóc, tình thương và mức độ thấu hiểu nhu cầu người bệnh của mình. Từ những đánh giá này, bạn sẽ có thể cải thiện các kỹ năng khác nhau và đạt được thành công trong sự nghiệp.

💥Thể hiện kỹ năng chăm sóc sức khỏe tại nhà ở nơi làm việc

Khi làm việc tại nhà của bệnh nhân, bạn có thể chứng minh được chuyên môn, kỹ năng và đam mê của mình với công việc. Dưới đây là một vài cách để bạn thể hiện năng lực độc nhất của mình:

Thể hiện tình thương và sự cống hiến. Hãy cung cấp dịch vụ chăm sóc đặc biệt bằng cách giúp đỡ bệnh nhân những công việc hàng ngày, luôn giữ bình tĩnh và kiên nhẫn với sự tiến triển của họ. Nêu bật sự đồng cảm cùng lòng trắc ẩn sẽ giúp ích cho sự nghiệp của bạn, bởi bệnh nhân và gia đình họ sẽ đánh giá tích cực về dịch vụ chăm sóc mà bạn đem đến.

Thể hiện kỹ năng tổ chức công việc. Hãy tìm ra phương pháp hiệu quả để sắp xếp các cuộc họp, các buổi hẹn cũng như sắp xếp hồ sơ bệnh nhân. Ví dụ như ứng dụng trên điện thoại, nó sẽ giúp bạn sắp xếp kế hoạch làm việc và lịch họp một cách hiệu quả. Bằng cách này, bạn sẽ luôn đảm bảo tiến độ công việc và đạt được thành công trong sự nghiệp.

Giao tiếp một cách hiệu quả. Hãy ghi chép lại tình trạng sức khỏe của bệnh nhân và báo cáo cho các bác sĩ cũng như y tá, chủ động tiếp thu những chỉ đạo và nhiệm vụ mà bạn cần làm trong buổi tư vấn cho người bệnh. Bên cạnh đó, hãy dành thời gian để giải thích và thảo luận với bệnh nhân cùng gia đình về phương pháp điều trị, các loại thuộc và các thông tin khác. Điều này sẽ chứng minh khả năng giao tiếp hiệu quả của bạn, trong cả nghe, nói và qua văn bản.

Chứng minh sự cống hiến của bạn. Hãy liên tục cập nhật những tiêu chuẩn y tế, tiêu chuẩn chăm sóc bệnh nhân và những tiêu chuẩn chuyên môn khác mà bạn cần tuân thủ. Tương tự như vậy, nếu bạn tham gia lớp học bổ sung hay tiếp tục học tập và rèn luyện về y học, nhớ thêm những kỹ năng mới mà bạn phát triển được vào CV nhé.

💥Cách làm nổi bật những kỹ năng chăm sóc sức khỏe tại nhà

Khi ứng tuyển vị trí chuyên viên chăm sóc sức khỏe tại gia, bạn có thể nêu bật những kỹ năng này một cách hiệu quả trong CV, trong thư xin việc và trong suốt buổi phỏng vấn, theo cách sau:

1. Trong CV

Nhấn mạnh những kỹ năng chăm sóc sức khỏe tại nhà trong CV sẽ giúp nhà tuyển dụng thấy được năng lực của bạn ngay lập tức. Hãy kết hợp chặt chẽ những thế mạnh của bản thân, phù hợp với bản mô tả công việc, thể hiện trong hồ sơ chuyên môn hoặc trong mục “kỹ năng” ở phần đầu CV của bạn.

2. Trong thư xin việc

Tương tự như CV, thư xin việc của bạn cũng cần kết hợp chặt chẽ những kỹ năng và phẩm chất quan trọng, phù hợp với bản mô tả công việc. Bên cạnh đó, hãy đưa ra ví dụ về cách những kỹ năng đó giúp bạn chăm sóc bệnh nhân, để nhà tuyển dụng có thể hình dung ra bạn sẽ vận dụng chúng như thế nào khi làm việc.

3. Trong buổi phỏng vấn

Trong buổi phỏng vấn, bạn sẽ bắt gặp những câu hỏi tập trung vào kỹ năng y khoa và kỹ năng mềm. Hãy ví dụ về những kỹ thuật và phương pháp mà bạn đã sử dụng để ứng dụng các kiến thức y học. Bên cạnh đó, hãy thể hiện lòng trắc ẩn, khả năng giao tiếp cùng những kỹ năng mềm khác, giúp bạn đạt được thành công khi chăm sóc bệnh nhân và khi làm việc ở công ty cũ.

_________________________________________

Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ vô cùng bổ ích!

  • Theo: indeed
  • Người dịch: Đoàn Bùi Thu Phương
  • Khi chia sẻ cần phải trích dẫn nguồn là “Người dịch: Đoàn Bùi Thu Phương – Nguồn iVolunteer Vietnam”

Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/9142

Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.

BÀI VIẾT HAY ĐỪNG BỎ LỠ