📖 Khi nói về việc học một điều gì đó, sẽ có một số kỹ năng chúng ta không thường để tâm đến. Thế nhưng kỹ năng học tập lại rất quan trọng đối với việc chúng ta thu thập và áp dụng kiến thức. Bên cạnh đó, con đường để phát triển những kỹ năng là thực hành những kỹ năng ấy.
Có rất nhiều cách để bạn có thể thực hành và áp dụng những điều đã học, nhưng cũng có những phương pháp mang lại hiệu quả hơn so với những phương pháp khác.
Dưới đây, tôi sẽ đề cập một số cách có giá trị nhất để rèn luyện kỹ năng mà tôi đã dùng trước đây. Những điều đó sẽ tiếp tục là phương pháp thực hành của tôi bất cứ khi nào tôi học một điều mới và muốn áp dụng ngay lập tức.
1. Thực hành có chủ ý
“Phải mất chính xác 10.000 giờ thực hành để được xem là chuyên gia về một lĩnh vực nào đó”.
Trong những năm qua, nhiều người đã ví câu nói này như một thước đo mức độ thời gian họ nên dành ra cho một việc bất kỳ. Trong khi đó, có nhiều góc độ bạn có thể phân tích trong câu nói ấy, chúng đại diện cho một khái niệm quan trọng và thường bị bỏ qua: thực hành có chủ ý.
Anders Ericsson là người đầu tiên phát hiện ra hiện tượng này và đã giải thích trong cuốn sách Peak: Secrets from the New Science of Expertise của mình. Trong đó, cách thực hành có chủ ý có thể được tận dụng và nhiều tác giả đã giải thích điều này trong quá khứ nhưng ta đã hiểu sai về cách giải thích của họ.
👉 Ba yếu tố chính cần thiết để thực hành có chủ ý:
- Bạn cần có kỷ luật để hoàn thành công việc, tìm thấy ý nghĩa của nhiệm vụ bằng cách đặt ra các mục tiêu và có sự đầu tư cá nhân vào nó.
- Lĩnh vực bạn đang thực hành phải được xác định rõ ràng. Ví dụ: Bạn sẽ không thấy thực hành có chủ đích trong những việc như làm vườn hoặc hầu hết các sở thích. Bạn sẽ tìm thấy nó trong các bối cảnh cạnh tranh, nghệ thuật, thể thao,…
- Bạn cũng sẽ cần một giáo viên, người cố vấn hoặc ai đó tương đương. Hãy tìm một người đã có kỹ năng về những gì bạn muốn học, nghiên cứu kỹ thuật của họ và áp dụng chúng vào cuộc sống của chính bạn. Điều này cho phép bạn nhận phản hồi nếu mọi thứ không diễn ra như kế hoạch.
👉 Một vài phương pháp khác giúp thực hành có chủ ý:
- Chia nhỏ những kỹ năng thành nhiều phần khác nhau.
- Một kế hoạch, lịch trình có thể giữ động lực cho bạn.
- Một cố vấn (mặc dù bạn vẫn có thể học một mình, nhưng vẫn sẽ tốt hơn nếu có họ).
- Tìm kiếm phản hồi trên mạng.
2. Lặp lại cách quãng
Một trong những sai lầm lớn khi thực hành có chủ ý là nó sẽ chỉ thích hợp bởi cách bạn có thể áp dụng nó. Ví dụ: tôi không thể sử dụng phương pháp luyện tập có chủ đích để cải thiện chế độ tập luyện của mình vì tôi không có mong muốn thi đấu. Tất cả những gì tôi muốn là giảm bớt những cơn đau nhức khi làm việc. Sẽ là một câu chuyện hoàn toàn khác nếu tôi có kế hoạch chạy marathon với thái độ cạnh tranh.
Thay vào đó, những gì sẽ có thể áp dụng hiệu quả hơn cho tôi và cho nhiều người khác là lặp lại cách quãng. Đó là điều mà các trường học thường bỏ qua — trong số nhiều kỹ thuật học tập khác — nhưng rất phù hợp với cách chúng ta học. Trên thực tế, đó là phương pháp hoàn hảo để lưu giữ thông tin, rèn luyện kỹ năng và phát triển.
Lặp lại cách quãng là tất cả về việc thường xuyên gặp ở một số thông tin nhất định. Chúng càng xuất hiện thường xuyên thì bạn càng ít cần bộ nhớ của mình để nhớ lại chúng.
Nhưng một yếu tố góp phần khác cho điều này là sự gia tăng dần của những lần xuất hiện. Cuốn sách Principles: Life and Work của Ray Dalio là một trong những cuốn yêu thích của tôi, nhưng nếu chỉ đọc nó một lần mỗi tháng có thể không đủ để tôi lưu giữ lại những đoạn văn nhất định. Nếu tôi muốn ghi nhớ toàn bộ cuốn sách từ đầu đến cuối, tôi phải đọc hết cuốn sách và nhắc lại các đoạn trong đầu hàng ngày.
👉 Khi bạn bắt đầu thực hành điều gì đó hơn ghi nhớ các từ trong sách, có hai điều quan trọng cần ghi nhớ:
- Lượng thông tin bạn đang lưu giữ.
- Sự nỗ lực cần thiết để lưu giữ mức độ thông tin đó.
👉 Ghi nhớ những yếu tố đó, bạn sẽ có thể sử dụng lặp lại cách quãng trong cuộc sống của chính mình đơn giản bằng 4 bước sau:
- Xem lại ghi chú của bạn. Trong vòng 20 – 24 giờ kể từ khi thu nhận thông tin ban đầu, bạn sẽ muốn đảm bảo rằng thông tin được viết ra và nhớ lại. Trong quá trình nhớ lại, bạn sẽ muốn đọc chúng và sau đó hãy xem liệu bạn có thể nhớ những điểm chính hay không;
- Nhắc lại thông tin vào ngày hôm sau mà không cần sử dụng các ghi chú. Thực hiện việc này không chiếm nhiều thời gian của bạn đâu, chẳng hạn như khi bạn ngồi xuống, đi dạo hoặc thư giãn nói chung. Bạn cũng có thể tăng hiệu quả thông qua flashcard hoặc tự hỏi mình về các khái niệm;
- Kể từ thời điểm đó, cứ sau 24 đến 36 giờ, hãy nhắc lại thông tin. Tại thời điểm này, hãy kiểm tra các ghi chú của bạn, nhưng cố gắng không dựa vào chúng mọi lúc;
- Cuối cùng, hãy học lại tất cả sau vài ngày nữa. Nếu bạn đang ôn thi để kiểm tra, hãy đảm bảo rằng nó đã hoàn thành trước đó một tuần để não bạn đủ thời gian xử lý lại các khái niệm;
3. Vòng lặp phản hồi
Một phương pháp nổi tiếng khác mà tôi đã sử dụng để học kỹ năng mới là vòng lặp phản hồi. Phương pháp này tương tự như phương pháp thực hành có chủ ý ở việc bạn sẽ tìm kiếm phản hồi thông qua một số điểm tham khảo nhất định. Tuy nhiên, vòng lặp phản hồi sẽ có đôi nét khác biệt ở việc bạn sẽ là người tự đưa ra phản hồi.
Một cách khác để giải thích điều này là đây là quá trình người học đánh giá cao thông tin về hiệu suất của họ và tận dụng thông tin đó để tối ưu hóa chất lượng của phương pháp hoặc phong cách học tập của họ.
👉 Sẽ rất đơn giản để tạo nên một vòng lặp phản hồi cho hành trình học tập nếu bạn thực hiện theo 6 bước sau:
- Thiết lập mục tiêu và kết quả xác định — mọi thứ từ mục tiêu đến mức độ thông thạo bạn muốn và khi nào bạn muốn đạt được năng lực trong lĩnh vực đó;
- Hãy bắt đầu với những kiến thức cơ bản trước khi đi sâu hơn. Thông tin cơ bản sẽ tạo nền tảng và trở thành một yếu tố quan trọng giúp bạn đối mặt với những thách thức lớn hơn;
- Hãy tự kiểm tra xem liệu bạn đang học — hay đang lãng phí thời gian. Bạn sẽ cần tìm một số cách đấy! Bạn tự kiểm tra được thông qua các cuộc thảo luận chuyên sâu về chủ đề này hoặc làm bài kiểm tra trên mạng. Nếu đó là kỹ năng có thể áp dụng, bạn có thể dựa trên số lượng đánh giá tích cực về công việc đòi hỏi kỹ năng đó hoặc hiệu quả trong khi thực hiện nhiệm vụ hiện tại so với khi mới bắt đầu;
- Hãy dạy người khác. Nếu mọi việc suôn sẻ, thì hãy nâng cao kỹ năng bằng cách dạy cho người khác. Mặc dù bạn sẽ ngày càng tiến bộ theo thời gian, nhưng việc dạy mọi người là một cách khác để củng cố các khái niệm và có được những quan điểm mới;
- Tự phản ánh bản thân là cách cuối cùng để nhận được phản hồi vì bạn có thể xem xét sự tiến bộ của mình và tự đánh giá. Bạn có đủ tiến bộ không? Bạn có hài lòng với kết quả không? Nếu câu trả lời là không, hãy hỏi làm thế nào bạn có thể chuyển sang mục tiêu cao hơn hoặc mức độ thành thạo;
- Hãy tìm một người cố vấn. Mặc dù vòng lặp phản hồi có thể được thực hiện bởi chính bạn, nhưng có bàn tay hướng dẫn sẽ giúp bạn trở thành một người học tốt hơn. Đó là một góc nhìn mới và giúp bạn nắm bắt các khái niệm nhanh hơn.
4. Dạy học
Tuy những phương pháp trên thật tuyệt vời trong việc học và thực hành kỹ năng nhưng tôi vẫn là một fan trung thành cho việc “học tập bằng dạy học”. Nhiều nghiên cứu phát hiện rằng đây là một phương pháp để lưu giữ thông tin, hiểu khái niệm và cuối cùng là trở nên giỏi hơn ở kỹ năng hoặc lĩnh vực đó. Một nghiên cứu đáng chú ý trước đây phát hiện ra rằng việc giảng dạy cải thiện việc học của giáo viên vì nó buộc giáo viên truy xuất thông tin từ các môn học đã học trước đó.
Điều này rất có ý nghĩa vì tôi thường làm nghiên cứu cho những bài báo này. Mặc dù tôi rất thành thạo về chủ đề tôi viết, nhưng tôi vẫn quan tâm đến việc nghiên cứu. Khi thông tin mới liên tục xuất hiện, bạn có thể học được một số điều mới.
👉 Khi nhắc đến việc thực hành các kỹ năng để sử dụng hiệu quả phương pháp này, bạn chỉ cần tạo ra một bầu không khí giảng dạy như:
- Viết bài về chủ đề này và đưa ra quan điểm thể hiện nghiên cứu để chứng minh luận điểm hoặc quan điểm.
- Trở thành gia sư cá nhân
- Nếu đang đi học, bạn luôn có thể đề xuất với giáo viên của mình về việc học sinh tự chuẩn bị và trình bày với những người bạn đồng trang lứa về các bài học trong tương lai.
5. Tìm kiếm sự giúp đỡ
Cách cuối cùng phát triển khả năng thực hành kỹ năng là tìm kiếm sự giúp đỡ. Sẽ có thể rất khó khăn khi chúng ta nghĩ đến việc mình cần sự giúp đỡ, điều này có nghĩa là có điều gì đó chưa ổn.
Trong trường hợp này, chúng ta nghĩ rằng tìm kiếm sự giúp đỡ để phát triển và rèn luyện kỹ năng có nghĩa là ta đã mắc lỗi hoặc sai lầm. Số đông người không bao giờ muốn thừa nhận và nhìn vào điều này một cách tiêu cực và xem việc tìm kiếm sự giúp đỡ là biểu hiện của sự yếu đuối.
Trong thực tế, điều này trái ngược hoàn toàn.
Cách tôi đến được thời điểm này trong cuộc đời mình là nhờ việc tiếp cận với những người khác và làm những điều tôi thường không làm. Tôi quay trở lại với việc đọc và bắt đầu đọc một số cuốn sách self-help cho tôi một số bài học quý giá mà tôi có thể áp dụng vào cuộc sống của chính mình.
👉 Với suy nghĩ đó, tôi thấy việc tìm kiếm sự giúp đỡ là một dấu hiệu thể hiện sức mạnh cho thấy rằng bạn đang chấp nhận những điểm yếu của mình và làm điều gì đó để khắc phục chúng. Những thay đổi đó sẽ mất một thời gian nhất định. Nhưng bằng cách tìm kiếm sự trợ giúp, bạn đang đẩy nhanh quá trình ấy với tốc độ nhanh chóng.
Tương tự như vòng lặp phản hồi, bạn có thể có được những quan điểm và thông tin chi tiết mới mà nếu không, bạn sẽ không nghĩ đến. Vì vậy, đừng ngại tìm kiếm sự trợ giúp theo nhiều cách khác nhau.
Lời kết
Miễn là bạn sẵn sàng thực hành các kỹ năng, bạn sẽ có nhiều phương pháp có thể khai thác để tăng hiệu quả học tập và phát triển trong bất kỳ lĩnh vực nào bạn thích. Việc áp dụng những điều này ban đầu sẽ rất khó khăn, nhưng nếu bạn đủ đam mê để cải thiện bản thân trong các lĩnh vực cụ thể, thì đây là một cơ hội để nâng cấp bản thân đáng xem xét.
——————————————————————
Xin chân thành cảm ơn tác giả vì những chia sẻ bổ ích
- Tác giả: Leon Ho
- Link bài viết gốc: TẠI ĐÂY
- Dịch giả: Trần Nguyễn Phương Nghi
Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Người dịch: Trần Nguyễn Phương Nghi – Nguồn: iVolunteer Vietnam”
Shortlink: https://ivolunteer.vn/z/6488
Trong quá trình tổng hợp và chia sẻ thông tin, các tình nguyện viên/ cộng tác viên/ thành viên rất khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được độc giả cảm thông và góp ý tích cực để giúp iVolunteer Vietnam ngày một hoàn thiện & phát triển.
iVolunteer Vietnam mạng xã hội chia sẻ, tổng hợp các thông tin cơ hội tình nguyện, học bổng, khoá học online hữu ích dành cho sinh viên & giới trẻ Việt Nam. Với các thông tin được cộng đồng chia sẻ, chúng mình thường KHÔNG có liên hệ trực tiếp với ban tổ chức hay đầu mối liên lạc của chương trình! Bạn vui lòng xem thêm thông tin tên đơn vị tổ chức chương trình (tìm qua facebook hoặc google) & nội dung chi tiết đính kèm, email/SĐT liên hệ (nếu có) ở link bài đăng trên fanpage và website https://ivolunteer.vn để tìm hiểu rõ hơn.
Lượt xem: 45